Trung Quốc sẽ đối phó Mỹ thế nào nếu chiến tranh thương mại xảy ra?
Nếu 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang căng thẳng và dẫn tới chiến tranh thương mại, báo New York Times đã đưa ra những phỏng đoán về các kịch bản mà Trung Quốc có thể áp dụng để giành ưu thế so với Mỹ.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Ảnh: Tân Hoa Xã)
Theo New York Times, các nhà lãnh đạo Trung Quốc dường như tự tin vào khả năng họ sẽ giành chiến thắng trước Mỹ trong cuộc chiến thương mại giữa 2 nước. Trên các phương tiện truyền thông, Bắc Kinh tự mô tả mình là một nước theo đuổi tự do thương mại, bất chấp các cáo buộc từ Mỹ. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng Washington dường như đang muốn ngăn chặn đà phát triển của Bắc Kinh, trong khi Thứ trưởng Tài chính Trung Quốc Zhu Guangyao cho hay Trung Quốc không sợ chiến tranh thương mại.
Tuy nhiên, có một thực tế phải nhìn nhận rằng sự tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc thời gian gần đây có một phần lớn đến từ hoạt động xuất khẩu. Là một trong những nước nhập khẩu hàng đầu từ Bắc Kinh, Mỹ có thể có rất nhiều cách để tác động tới các nhà sản xuất và doanh nghiệp Trung Quốc. Ngược lại, các mức thuế đáp trả của Bắc Kinh áp dụng lên khoảng 30% các mặt hàng nước này mua từ Mỹ, khiến cho rằng “đòn trả đũa” của Trung Quốc ít có tác động hơn tới Mỹ.
Tuy nhiên, xét về mặt chính trị, giới quan sát cho rằng chính phủ Trung Quốc có lợi thế hơn Mỹ khi họ giành quyền kiểm soát chặt chẽ nền kinh tế và giới tài chính hơn chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump. Họ có thể yêu cầu các ngân hàng hỗ trợ các doanh nghiệp trong kịch bản bị thiệt hại do lệnh trừng phạt của Mỹ. Và các chính trị gia Trung Quốc dường như tin rằng họ có thể khai thác những mắt xích “dễ tổn thương” trong hệ thống chính trị Mỹ.
Trung Quốc đã lựa chọn ngành nông nghiệp Mỹ là mục tiêu đáp trả đầu tiên vì họ dường như cho rằng ngành này khá có ảnh hưởng tới nghị viện Mỹ. Bằng việc áp thuế quan lên các sản phẩm nông nghiệp như đậu nành Mỹ, Bắc Kinh được cho là muốn “khuấy động” hệ thống chính trị nội bộ Washington.
Sau động thái này, Tổng thống Trump và chính quyền của ông dường như đã đưa ra những thông điệp thiếu nhất quán về bước tiếp theo đối phó Trung Quốc. Trong khi các quan chức dưới quyền ông Trump ngày 4/4 trấn an những nỗi sợ hãi rằng cuộc chiến thương mại sắp xảy ra, thì Tổng thống Trump ngày 5/4 lại nói rằng ông đang cân nhắc gia tăng thức thuế suất thêm 100 triệu USD nhằm vào hàng hóa Trung Quốc để đáp trả “biện pháp đối phó thiếu công bằng” của Bắc Kinh. “Thay vì khắc phục hành vi sai trái, Trung Quốc lại lựa chọn làm tổn hại tới nông dân và nhà sản xuất Mỹ”, ông Trump phát biểu.
Video đang HOT
Ngoài nông nghiệp, Trung Quốc áp thuế quan mới lên các mặt hàng của Mỹ như xe hơi, chất hóa học… (Ảnh minh họa: Reuters)
Ngoài các mặt hàng nông nghiệp, Trung Quốc còn cảnh báo sẽ áp mức thuế quan mới cho các xe hơi, chất hóa học và các sản phẩm khác do Mỹ sản xuất. Trung Quốc đưa ra danh sách 106 sản phẩm, trong đó phần nhiều được sản xuất ở những khu vực và các doanh nghiệp ủng hộ ông Trump. Động thái này dường như cho thấy Trung Quốc cảnh báo người dân cũng như các lao động Mỹ sẽ phải chịu hậu quả từ cuộc đối đầu giữa 2 nước.
Theo New York Times, Trung Quốc dường như đang sử dụng chiến lược tách Mỹ ra khỏi các đồng minh ở châu Âu và châu Á. Giới quan sát nhận định một liên minh chống lại Trung Quốc được cho là sẽ có hiệu quả hơn việc Mỹ chỉ “đơn thương độc mã” áp dụng mức thuế quan mới lên hàng hóa Trung Quốc. Tuy vậy, ông Trump và nước Mỹ dường như chưa thành lập được một liên minh như vậy.
Tổng thống Trump dường như có xu hướng xa rời các hiệp định về bảo vệ môi trường, thương mại tự do, thương mại đa phương trong khi Trung Quốc lại tham gia đầy đủ. Giới quan sát cho rằng nếu Mỹ muốn đáp trả Trung Quốc mạnh hơn nữa, họ cần một liên minh vững vàng, nếu không để “hạ gục” Trung Quốc, Washington có thể cũng sẽ phải chịu những thiệt hại không nhỏ.
Đức Hoàng
Theo Dantri
Vẻ đẹp thanh lịch của hai đệ nhất phu nhân Trung - Triều
Sự xuất hiện của hai đệ nhất phu nhân Trung Quốc và Triều Tiên trong chuyến công du đầu tiên của nhà lãnh đạo Kim Jong-un tới Bắc Kinh hồi đầu tuần đã thu hút sự chú ý đặc biệt của công chúng.
Hai nhà lãnh đạo Trung Quốc và Triều Tiên cùng hai phu nhân uống trà tại Bắc Kinh (Ảnh: EPA)
Bà Ri Sol-ju - phu nhân nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và bà Bành Lệ Viện - phu nhân Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đều được nhìn thấy tháp tùng hai nhà lãnh đạo trong khuôn khổ chuyến thăm kéo dài 2 ngày của ông Kim Jong-un tới Bắc Kinh. Sự xuất hiện của bà Ri Sol-ju đã trở thành tâm điểm chú ý vì đệ nhất phu nhân Triều Tiên hiếm khi xuất hiện trước công chúng, đặc biệt trong các chuyến công du nước ngoài.
Hai đệ nhất phu nhân Trung Quốc và Triều Tiên "ghi điểm" với phong cách thời trang thanh lịch (Ảnh: Reuters)
Cả bà Ri Sol-ju và bà Bành Lệ Viện đều từng là ca sĩ và phong cách thời trang của cả hai đệ nhất phu nhân đều hướng đến sự thanh lịch. Trong khi bà Ri lựa chọn những bộ váy màu kem trong lần xuất hiện tại Bắc Kinh, bà Bành thường chọn những bộ trang phục lấy cảm hứng từ văn hóa Trung Quốc. Phong cách của đệ nhất phu nhân Triều Tiên nhận được nhiều lời khen từ cộng đồng mạng Trung Quốc và họ so sánh bà với các ngôi sao nổi tiếng của Hàn Quốc.
Bà Bành Lệ Viện và bà Ri Sol-ju đứng cạnh hai nhà lãnh đạo trong chương trình nghệ thuật chào mừng tại Bắc Kinh. (Ảnh: Reuters)
"Bà ấy (Ri Sol-ju) trông trẻ trung và tạo ấn tượng ngọt ngào. Thiết kế cổ áo của bà trông hơi cũ một chút. Tuy nhiên, tôi thích cách bà chọn trang phục màu da hoặc màu kem. Xét đến văn hóa khép kín của Triều Tiên, tôi nghĩ trang phục của bà ấy rất phù hợp", nhà thiết kế thời trang Hong Kong Susanna Ngao nói.
Hai đệ nhất phu nhân thường chọn váy làm trang phục mặc trong các sự kiện chính thức (Ảnh: Reuters)
Cả hai đệ nhất phu nhân đều chọn mặc váy trong những lần gặp mặt. Đây cũng là phong cách thường thấy của các nữ chính trị gia phương Tây. Trong bức ảnh chụp lưu niệm chung với hai nhà lãnh đạo, bà Ri Sol-ju đã chọn váy màu kem đồng bộ, phối hợp với giày cao gót cùng màu. Trong khi đó, bà Bành Lệ Viện chọn bộ trang phục thời trang hơn với hai gam màu trắng đen tương phản.
Hai đệ nhất phu nhân dự cuộc hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo tại Bắc Kinh (Ảnh: Reuters)
"Bà Bành chọn áo choàng liền mảnh cổ điển với họa tiết hoa văn hiện đại. Bà luôn duy trì phong cách tinh tế với sự thanh lịch đậm nét", nhà thiết kế Ngao nhận xét.
Nhận định về phong cách của Đệ nhất phu nhân Triều Tiên, nhà thiết kế thời trang Kim Myonghee tại Seoul nhận định: "Bà Ri dường như muốn khẳng định sự hiện diện và vị thế của mình qua thời trang, và không hề kém cạnh so với các đệ nhất phu nhân hay thành viên hoàng gia nào trên thế giới".
Thành Đạt
Theo Dantri
Gắn thông điệp chống tham nhũng, "suất ăn Tập Cận Bình" gây sốt ở Trung Quốc Một nhà hàng đã trở nên nổi tiếng sau khi được Chủ tịch Tập Cận Bình ghé thăm và những món ăn nằm trong thực đơn của nhà lãnh đạo Trung Quốc được cho là gắn với chiến dịch chống tham nhũng do ông phát động. Chủ tịch Tập Cận Bình ghé thăm cửa hàng Qingfeng năm 2013 (Ảnh: BI) Ngày 28/12/2013, Chủ...