Trung Quốc sắp xây đường sắt tốc độ cao tại Thái Lan
Cuối năm nay, Trung Quốc sẽ tiến hành xây dựng hệ thống đường sắt tốc độ cao tại Thái Lan, bắt đầu tiến trình hiện đại hóa mạng lưới đường sắt ở đây.
Nhân chuyến thăm và tham dự kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao giữa Thái Lan và Trung Quốc 10/10 vừa qua, Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Don Pramutvinai vừa cho biết, Thái Lan và Trung Quốc sẽ bắt đầu dự án xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao tại Thái Lan vào cuối năm nay.
Theo Biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) mà hai nước đã ký kết, Trung Quốc tham gia vào dự án xây dựng hai tuyến tầu hỏa tốc độ cao, khổ 1435 mm với tuyết thứ nhất dài 734 km, từ tỉnh Nong Khai giáp Vientiane (Lào) tới hải cảng Mataphut ở tỉnh Rayong thuộc miền Đông Thái Lan.
Video đang HOT
Thủ tướng Lý Khắc Cường (phải) tiếp Ngoại trưởng Thái Lan Don Pramudwinai hôm 9/10. (Ảnh: Tân Hoa xã).
Tuyến đường sắt thứ hai có chiều dài 133 km, từ Thủ đô Bangkok của Thái Lan tới tỉnh miền Trung Sara Buri. Trong chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của Thái Lan giai đoạn 2015-2022 mà Thái Lan đề ra, nước này sẽ xây dựng tất cả 4 tuyến đường sắt tốc độ cao với tốc độ chạy tầu từ 160 tới 200km/h. Nhiều khả năng, hai tuyến còn lại sẽ do Nhật Bản tham gia xây dựng.
Các loại hình vận tải đường không, đường thủy, đường bộ rất phát triển tại Thái Lan, tuy nhiên loại hình vận tải đường sắt gần như không phát triển trong vài chục năm trở lại đây. Tuy nhiên loại hình đường sắt cao tốc có tốc độ hơn 300 km/ giờ không được đón nhận tại Thái Lan vì giá thành xây dựng quá cao và không phù hợp cho vận tải hàng hóa.
Vì vậy ngoài việc nối thông với hệ thống đường sắt tốc độ cao với các nước trong khu vực, Chính phủ Thái Lan đặt mục tiêu hiện đại hóa điểm yếu nhất trong hệ thống giao thông vận tải của nước này, đưa Thái Lan hội nhập hệ thống đường sắt khu vực và trở thành nước trung chuyển hàng hóa từ Trung Quốc, qua Lào ra vịnh Thái Lan./.
Xuân Sơn
Theo_VOV
Na Uy tăng cường đối phó Nga ở Bắc Cực
Tổng Chỉ huy quân sự Na Uy cho biết hôm 1-10 nước này cần mở rộng quy mô, hiện đại hóa tuyến phòng ngự trong bối cảnh Nga tăng cường lực lượng vũ trang ở Bắc Cực khiến tình hình an ninh ngày càng bất ổn.
Na Uy, thành viên NATO, có chung một phần biên giới ngắn với Nga ở Bắc Cực, Nga tăng cường quân sự. Các nước Bắc Âu khác đã bày tỏ quan ngại về hoạt động không quân, hải quân Nga.
Đô đốc Haakon Bruun-Hanssen phát biểu tại cuộc họp báo về kế hoạch quốc phòng tương lai, rằng "Người hàng xóm phía đông đã xây dựng khu quân sự, ngay khu vực gần với chúng ta. Họ đã chứng tỏ rằng họ sẵn sàng sử dụng vũ lực quân sự để đạt được tham vọng chính trị".
Na Uy cho rằng việc Nga tăng cường lực lượng vũ trang ở Bắc Cực sẽ tạo ra mối đe dọa đối với khu vực này
Bruun-Hanssen nói với Reuters rằng: "Chúng tôi luôn hết lòng và sẵn sàng bảo vệ lãnh thổ Na Uy nếu cần thiết". Bruun-Hanssen cho rằng các lực lượng vũ trang của Na Uy cần tổng cộng hơn 21,2 tỉ USD, vượt quá ngân sách dự kiến trong hai thập kỷ tiếp theo để đảm bảo khả năng phòng thủ. Ngoài căng thẳng tăng cao giữa phương Tây và Nga, Na Uy cũng phải đối mặt với nhiều mối đe dọa mới từ khủng bố, chiến tranh mạng. Na Uy đã đặt hàng 10 máy bay chiến đấu F-35 từ Lockheed Martin, ít hơn so với kế hoạch nếu không được cấp thêm tiền. Na Uy đã cam kết sẽ mua tổng cộng 52 chiếc máy bay.
Hoài Thương
Theo_PLO
Xem "mắt quỷ" T-90 Nga khai hỏa trên không ngoạn mục Xem màn trình diễn đẹp mắt của xe tăng T-90 tại Russian Arms Expo 2015 khi vừa di chuyển tốc độ cao, vượt dốc và nhả đạn trên không rất uy lực. Cận cảnh màn trình diễn ngoạn mục của xe tăng T-90 Nga khi phô diễn nhiều tính năng cơ động như di chuyển tốc độ cao, vượt dốc và nhả đạn...