Trung Quốc sắp xây đảo nổi khổng lồ ở Biển Đông?
Quân đội Trung Quốc muốn phát triển khả năng xây dựng những hòn đảo nhân tạo lớn, có thể triển khai trên khắp thế giới khi cần thiết. Và mong muốn này dường như không quá xa vời thực tiễn.
Theo Tạp chí Navy Recognition, Công ty Jidong Development Group của Trung Quốc đã tiết lộ thiết kế đầu tiên dành cho một Cấu trúc nổi Siêu lớn (VLSFs) tại Triển lãm Thành tựu Công nghệ và Khoa học Quốc phòng Quốc gia tổ chức hồi cuối tháng 7 vừa qua ở Bắc Kinh.
Cấu trúc này bao gồm một loạt mô-đun nổi nhỏ, có thể nối lại với nhau ngay trên biển để tạo ra một khối hợp nhất lớn hơn.
Mô hình đảo nhân tạo khổng lồ của Trung Quốc.
Navy Recognition phân tích, VLSFs có rất nhiều công dụng. Loại đảo nhân tạo này có thể được sử dụng như những khối đất liền giả cho mục đích du lịch hay hoạt động như các bến tàu, căn cứ quân sự, thậm chí là sân bay di động.
Tuy nhiên, Trung Quốc đã xác định xây dựng những tổ hợp cấu trúc nổi trên biển này với mục đích làm căn cứ quân sự. Theo tạp chí Popular Science, các mô-đun mang hình dáng giống Lego của Trung Quốc được thiết kế cho phép lắp ráp dễ dàng dù ở cách xa đất liền.
Thêm vào đó, đặc tính tự nhiên của các mô-đun VLSFs này có thể đảm bảo cấu trúc nhân tạo này hoàn toàn vừa khít, nước không rỉ qua được. Vì vậy, loại đảo này sẽ khó có thể chìm, trừ phi phá hủy từng mô-đun một.
Popular Science cũng nhấn mạnh rằng một VLSF nếu được xây dựng một cách chuẩn xác, có thể là nơi neo đậu của một số lượng lớn máy bay dân sự, máy bay chiến đấu, thậm chí sức chứa còn khủng hơn cả một hàng không mẫu hạm truyền thống. Một VSLF cũng có thời gian hoạt động lâu hơn, điều đó có nghĩa là nó có thể mang theo một lượng chiến đấu cơ nhiều hơn dù tính linh động sẽ bị giảm so với tàu sân bay.
Cho đến nay, Bắc Kinh vẫn chưa bắt đầu xây dựng bất kỳ một VLSF nào nhưng các quan chức nước này đã hé lộ ý tưởng táo bạo trên khi thể hiện tham vọng đối với các mô hình quốc phòng đồ sộ và hiện đại, đặc biệt là mô hình có thể giúp Trung Quốc mở rộng sự hiện diện tại vùng biển tranh chấp. Do Bắc Kinh vẫn cố gắng mở rộng tầm ảnh hưởng của mình trên toàn châu Á, đặc biệt là ở Biển Đông, nên ý tưởng về một hòn đảo nhân tạo di động đóng một vai trò chiến lược quan trọng.
Nhà bình luận Jack Detsch phân tích trên The Diplomat rằng: “Trung Quốc đã cho thấy ý định biến các bãi đá thành các căn cứ quân sự, vì vậy VLSF có thể trở thành một vật bổ sung hữu dụng cho các hệ thống chiến lược chặn tiếp cận/chống xâm lược (A2/AD). Các hệ thống chiến đấu di động này cũng giúp Bắc Kinh loại bỏ bớt những lợi thế sẵn có của Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương”.
Video đang HOT
Việc Trung Quốc xây dựng các VLSF có thể là bước tiếp theo trong dự án tạo nên các hòn đảo bất hợp pháp ở Biển Đông. Hiện Bắc Kinh đang nhanh chóng xây dựng nhiều hòn đảo nhân tạo trên nền các bãi cạn ở khu vực này. Cho đến nay, Trung Quốc đã xây dựng hơn 2,5 km2 đảo nhân tạo.
Theo thông tin của Reuters, Bắc Kinh đã bước vào giai đoạn hoàn thiện 6 đảo đá ngầm ở Biển Đông và đang bắt tay vào xây dựng đảo thứ 7. Hành động của Trung Quốc ở Biển Đông bị chỉ trích là khiến căng thẳng leo thang tại khu vực lãnh thổ tranh chấp.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ Business Insider, một trang tin công nghệ lớn của Mỹ. Business Insider nổi tiếng bởi các bài viết tổng hợp từ nhiều nguồn tin với các chủ đề nổi trội liên quan đến công nghệ, chính trị, quân sự…
Theo Infonet
Biển Đông: ASEAN không thể cứ "cò cưa" mãi với Trung Quốc được
Theo chuyên gia Bonnie Glaser thuộc viện nghiên cứu chiến lược CSIS, nếu Trung Quốc tiếp tục cố ý trì hoãn, ASEAN cần chủ động tự thiết lập Bộ Quy tắc Ứng xử (CoC) trên Biển Đông.
Biển Đông: ASEAN không thể cứ "cò cưa" mãi với Trung Quốc được
Ngưng cải tạo, nhưng vẫn quân sự hóa
Tại hội nghị khu vực diễn ra tại Kuala Lumpur tuần trước, Trung Quốc đã nhiều lần đề cập đến cái gọi là "mục đích hòa bình" của mình để trấn an các quốc gia trong khu vực, qua đó đánh lạc hướng dư luận khỏi những hành vi gây bất ổn của Bắc Kinh trên Biển Đông.
Trả lời phỏng vấn báo chí trong khuôn khổ hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cho biết Bắc Kinh đã chấm dứt các hoạt động xây đảo nhân tạo (phi pháp - PV).
"Trung Quốc đã ngưng các hoạt động này. Các ông có thể bay qua để kiểm chứng" - ông Vương phát biểu.
Tuy nhiên, trong bài phân tích đăng trên website của viện nghiên cứu CSIS được tạp chí National Interest dẫn lại, bà Glaser chỉ ra rằng, phát biểu của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc đã lờ đi hoàn toàn các hoạt động quân sự hóa đảo đá phi pháp của Bắc Kinh.
Theo chuyên gia này, một đường băng dài 3 km đã gần hoàn thiện trên Đá Chữ Thập (chủ quyền Việt Nam, Trung Quốc chiếm đóng trái phép). Ngoài ra, theo Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ Harry Harris, Bắc Kinh cũng đang xây hangar phục vụ máy bay chiến thuật.
Nhìn vào những bức ảnh vệ tinh gần đây, có thể thấy các trạm radar, doanh trại quân đội, sân bay trực thăng, và đài quan sát cũng đã và đang xuất hiện ngày một nhiều trên các đảo đá Trung Quốc chiếm đóng trái phép.
Trung Quốc đã cảm nhận được áp lực, nhưng chưa đủ
Theo bà Glaser, phát biểu mang tính trấn an của ông Vương Nghị đã được tính toán trước về mặt thời điểm, tại hội nghị với sự có mặt của cả ASEAN và Mỹ, trong bối cảnh Trung Quốc đang chịu áp lực phải kiềm chế và tham gia vào đối thoại giảm thiểu căng thẳng trên Biển Đông.
Trước đó, tại Đối thoại Shangri-La hồi tháng 6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã kêu gọi các bên liên quan lập tức chấm dứt cải tạo và quân sự hóa các khu vực tranh chấp.
Tổng thư kí ASEAN Lê Lương Minh
Bắc Kinh đã phá hỏng sự tin cậy lẫn nhau giữa các quốc gia ASEAN và Trung Quốc với các hành vi cải tạo và áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá phi pháp trên Biển Đông. Bắc Kinh cần sớm tham gia vào "một giai đoạn thương nghị thiết thực" với ASEAN để giảm thiểu căng thẳng đang leo thang, cũng như giúp Trung Quốc giành lại niềm tin của các nước trong khu vực.
Cảm nhận được mối quan ngại ngày càng gia tăng của các nước trong khu vực về các hoạt động bồi đắp, xây dựng đảo nhân tạo trái phép trên Biển Đông, Trung Quốc đã ra tín hiệu sẵn sàng hợp tác qua việc thiết lập đường dây nóng giữa Bộ Ngoại giao các nước.
Tuy nhiên, bà Glaser hoài nghi về hiệu quả thực sự của đường dây nóng, khi mà những tác nhân nhiều khả năng gây xung đột nhất trên biển là lực lượng cảnh sát biển, hải quân và dân quân biển lại không thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Ngoại giao.
Ngoài ra, theo bà, Bộ Ngoại giao không thực sự có tiếng nói đáng kể trong giới cầm quyền Trung Quốc, và hiếm khi được độc lập phụ trách xử lý khủng hoảng.
Bà Glaser nhận định, thay vì một đường dây nóng nhiều khả năng sẽ không đem lại hiệu quả, Trung Quốc và ASEAN nên tập trung đẩy mạnh mục tiêu thiết thực và lâu dài hơn, đó là thiết lập Bộ Quy tắc Ứng xử Biển Đông (CoC).
Trong cuộc hội đàm giữa Trung Quốc và ASEAN tuần trước, Bắc Kinh đã cam kết sẽ một lần nữa đẩy nhanh tiến độ tham vấn CoC.
Nhưng theo bà Glaser, thực tế Trung Quốc sẽ không làm gì cả, ít nhất là cho đến khi nước này đã hoàn tất kế hoạch ngắn hạn của mình, bao gồm đơn phương áp đặt Vùng Nhận diện Phòng không (ADIZ) ở Biển Đông và xây dựng cơ sở hạ tầng để đưa nó vào hiệu lực.
Chuyên gia này cũng cho rằng, áp lực mà các nước đang tạo ra cho Bắc Kinh tuy có tác dụng nhưng vẫn chưa đủ để thay đổi tham vọng của Bắc Kinh, đó là ép các nước ASEAN phải tuân theo các "lợi ích quốc gia" ngang ngược và phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông.
Do đó, bà Glaser cho rằng vẫn cần những động thái nỗ lực hơn nữa từ phía ASEAN để thuyết phục Bắc Kinh chấp nhận một giải pháp giải quyết tranh chấp hòa bình và tôn trọng lợi ích của tất cả các bên liên quan, dù là nước lớn hay nhỏ, quân đội mạnh hay yếu.
Để làm được điều đó, bà kêu gọi ASEAN đưa ra "tối hậu thư" với Trung Quốc, rằng các bên phải đạt được thỏa thuận thiết lập CoC vào cuối 2015, với những điều khoản giảm thiểu rủi ro và giải quyết tranh chấp trong hòa bình.
Còn nếu Trung Quốc vẫn ngang ngược không theo số đông, ASEAN cần đơn phương áp đặt Bộ Quy tắc Ứng xử này, thay vì tiếp tục chần chừ, vì như vậy chẳng khác nào "vẽ đường" cho Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh những hành vi bành trướng như hiện nay.
Nói tóm lại, ASEAN cần nhận ra rằng chủ động vẫn hơn, vì "cò cưa" với Trung Quốc chưa, và sẽ không bao giờ là thượng sách.
Theo Đại Lộ
Dân quân biển: Công cụ giúp Trung Quốc "viết lại" luật hàng hải Sự ra đời của lực lượng dân quân biển Trung Quốc đang khiến ranh giới phân biệt giữa tàu cá dân sự và tàu cá hỗ trợ hải quân trở nên ngày càng mập mờ cũng như thách thức quy tắc luật biển hiện hành. Chính quyền Trung Quốc đang cho xây dựng mạng lưới "dân quân biển" hoạt động như một lực...