Trung Quốc sắp xây công viên hải dương trên Biển Đông
Trung Quốc sắp xây dựng một công viên hải dương trên đảo Hải Nam ở Biển Đông để thu hút khách du lịch.
Hình ảnh vệ tinh cho thấy nhiều tàu Trung Quốc đang nạo hút cát tại đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam năm 2015. Ảnh: AFP
Hải Nam, tỉnh cực nam của Trung Quốc, là một trong những khu vực ven biển được lựa chọn để xây dựng các công viên hải dương, bên cạnh các tỉnh Liêu Ninh, Sơn Đông, Phúc Kiến và Quảng Đông.
Sau khi các công trình này hoàn thành, số lượng công viên hải dương ở Trung Quốc sẽ tăng lên 42, NDTV cho hay.
Video đang HOT
Cục Hải dương Quốc gia (SOA) đã yêu cầu giới chức địa phương bắt đầu quá trình phân chia các công viên, không tự ý điều chỉnh hay thay đổi ranh giới của các khu vực này, truyền thông Trung Quốc cho hay hôm 3/10.
Các công viên hải dương đang trở thành những điểm thu hút khách du lịch ở Trung Quốc nhờ sự hiện diện của nhiều loài động vật kỳ thú trên thế giới, từ gấu Bắc cực đến các cá mập lớn hay cá voi trắng quý hiếm.
Vùng biển phía nam Trung Quốc là nơi bắt đầu “đường lưỡi bò” mà Bắc Kinh tự vạch ra để áp đặt chủ quyền trái phép trên Biển Đông. Hồi tháng 7, Tòa Trọng tài quốc tế ở Hà Lan đã ra phán quyết bác bỏ yêu sách này của Trung Quốc, bất chấp Bắc Kinh tuyên bố không chấp thuận và không tuân thủ.
Anh Ngọc
Theo VNE
Các tổ chức ở Pháp kêu gọi tôn trọng phán quyết Biển Đông
Hội Hữu nghị Việt - Pháp cùng các tổ chức hữu nghị với Việt Nam tại nước này kêu gọi các bên tôn trọng phán quyết Biển Đông từ Tòa Trọng tài, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
Các tàu nạo vét Trung Quốc hoạt động phi pháp tại đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa trên Biển Đông ngày 21/5/2015. Ảnh: Reuters.
"Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) tại La Hay, Hà Lan, ngày 12/7 ra phán quyết rằng Trung Quốc không có bất kỳ căn cứ pháp lý nào khi đòi 'quyền lịch sử' trong vùng giới hạn bởi 'đường lưỡi bò' trên biển phía Nam Trung Quốc (Biển Đông với Việt Nam, Biển Tây đối với Philippines)", tuyên bố chung từ Hội Hữu nghị Việt - Pháp, các tổ chức của cộng đồng người Việt, các tổ chức hữu nghị với Việt Nam tại Pháp cho biết.
Tòa còn tố Trung Quốc gây ra những tổn hại nặng nề đối với hệ sinh thái thông qua việc tự ý khai phá, biến đổi hiện trạng và xây dựng tràn lan các cơ sở hạ tầng.
Tuyên bố chung phản đối mạnh mẽ những hành động, yêu sách trái với luật pháp quốc tế của Trung Quốc, đồng thời kêu gọi tất cả các bên liên quan, đặc biệt là Trung Quốc, và cộng đồng quốc tế cam kết và hành động để luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) và Tuyên bố ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC), được thực thi.
Các tổ chức kêu gọi giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình và đàm phán theo luật quốc tế, không sử dụng bất kỳ sự hăm dọa và vũ lực nào, đảm bảo sự tôn trọng của các bên đối với phán quyết từ tòa.
Trung Quốc tự vẽ ra "đường lưỡi bò" để đòi chủ quyền với phần lớn diện tích Biển Đông, đi sát vào bờ biển các nước láng giềng. Bắc Kinh cho rằng phán quyết từ Tòa Trọng tài là vô giá trị, không có tính chất ràng buộc pháp lý và tuyên bố sẽ phớt lờ.
Phán quyết từ Tòa Trọng tài nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ các nước trên thế giới. Nhật Bản và Australia khẳng định đây là phán quyết cuối cùng và mang tính ràng buộc, Mỹ kêu gọi các bên liên quan tránh hành động khiêu khích, đồng thời tôn trọng phán quyết.
Việt Nam hoan nghênh Tòa Trọng tài ra phán quyết về "đường lưỡi bò", đồng thời khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa ở Biển Đông.
Như Tâm
Theo VNE
Trung Quốc lập phòng thí nghiệm, củng cố yêu sách Biển Đông Bắc Kinh sẽ xây dựng một phòng thí nghiệm tài nguyên biển tại tỉnh Hải Nam nhằm củng cố các yêu sách chủ quyền tại Biển Đông. Hình ảnh vệ tinh cho thấy các tàu hút bùn Trung Quốc đang hoạt động trái phép ở Đá Vành Khăn, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam hồi năm ngoái. Ảnh: NYT "Phòng thí...