Trung Quốc sắp tung đòn pháp lý mới chống Mỹ và phương Tây
Trước áp lực trừng phạt ngày càng gia tăng của Mỹ và các nước phủ phương Tây, Trung Quốc tuyên bố sẽ sớm thông qua luật mới mở đường cho Bắc Kinh ra biện pháp đáp trả mạnh mẽ.
Ủy Ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (tức Quốc hội) Trung Quốc đang nhóm họp kéo dài 4 ngày, bắt đầu từ 7/6 (Ảnh: Tân Hoa Xã).
Báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) ngày 8/6 đưa tin, Ủy Ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (tức Quốc hội) – cơ quan lập pháp hàng đầu của Trung Quốc – sẽ thông qua luật mới vào ngày 10/6 tới nhằm “phản đòn” trước các lệnh trừng phạt của các nước phương Tây nhằm vào giới chức và công ty Trung Quốc.
Từ tối 7/6, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã đồng loạt đưa tin về luật này. Đài truyền hình nhà nước CCTV nói rằng, luật mới tạo cơ sở pháp lý quan trọng để chính quyền trung ương thực hiện biện pháp trả đũa chống lại lệnh trừng phạt của nước ngoài. Tuy nhiên, đài này không cung cấp thêm thông tin chi tiết.
Hồi tháng 1, Trung Quốc cũng đã ban hành quy định mới nhằm chống lại những “luật lệ phi lý” mà các nước khác áp lên công dân và công ty của họ. Bắc Kinh tuyên bố, các quy định này nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia khi Washington và các đồng minh ra lệnh trừng phạt nhằm vào các công ty công nghệ và quan chức Trung Quốc.
Video đang HOT
Tuy nhiên, theo giới phân tích, các quy định này không chi tiết. Và họ lo ngại khi mọi việc xảy ra trên thực tế thì các quy định mới này sẽ không hiệu quả. Luật mới được xây dựng dựa trên nền tảng những quy định trên nhưng có giá trị pháp lý cao hơn vì nó cho phép công dân hoặc tổ chức bị “trừng phạt phi lý” gửi báo cáo thiệt hại lên Bộ thương mại và kiện đòi bồi thường tại các tòa án Trung Quốc.
Động thái của Bắc Kinh diễn ra trong bối cảnh Mỹ đã nhắm tới hàng loạt công ty của Trung Quốc, trong đó đáng chú ý nhất là tập đoàn viễn thông khổng lồ Huawei, đã bị hạn chế khả năng tiếp cận linh kiện và công nghệ quan trọng của Mỹ.
Nhà nghiên cứu về quan hệ Mỹ – Trung Shi Yinhong cho biết, Bắc Kinh cần có luật như vậy để tăng cường khả năng chống lại các lệnh trừng phạt của nước ngoài vào thời điểm mối quan hệ đối địch với Washington và các đồng minh vẫn căng thẳng và còn có thể leo thang hơn nữa.
“Sau khi luật này được công bố, khả năng các biện pháp trừng phạt “ăn miếng trả miếng” sẽ tăng lên”, nhà nghiên cứu trên nói. Ông Shi cho rằng Trung Quốc vẫn cần thêm nhiều thời gian để hoàn thiện luật mới để nó nhắm đúng mục tiêu, chính xác và phù hợp với chuẩn mực quốc tế hơn.
Trong bản tin hôm 7/6, CCTV cũng lưu ý, để bảo vệ chủ quyền, phẩm giá và lợi ích cốt lõi của quốc gia, cũng như để chống lại “chủ nghĩa bá quyền và chính trị quyền lực” của phương Tây, Bắc Kinh đã đưa ra một loạt biện pháp để trả đũa lệnh trừng phạt của các nước.
“Một số nước phương Tây đã sử dụng các vấn đề liên quan đến Tân Cương và Hong Kong làm tiền đề vu cáo và đàn áp Trung Quốc… Họ áp đặt cái gọi là biện pháp trừng phạt để can thiệp một cách thô bạo vào công việc nội bộ của Trung Quốc”, CCTV nhấn mạnh. CCTV cũng tiết lộ, kể từ tháng 3, tại các phiên họp thường niên, các thành viên cơ quan lập pháp và cơ quan cố vấn chính trị hàng đầu đã bàn về việc ban hành luật này.
Tam Yiu-chung, đại diện của Hong Kong tại Ủy Ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, cho biết dự thảo luật mới đã được thêm vào chương trình nghị sự khi phiên họp của Ủy ban bắt đầu vào sáng thứ 7/6. “Nhưng chúng tôi được yêu cầu giữ kín cho đến khi luật dự kiến được thông qua vào chiều 10/6″, ông cho biết và khẳng định “Tôi ủng hộ luật. Nó là cần thiết”.
Kể từ khi luật an ninh quốc gia được thông qua vào năm 2020, Hong Kong đã trở thành mục tiêu trừng phạt của các nước. Washington đã ra lệnh trừng phạt nhà lãnh đạo Hong Kong Carrie Lam, và một số quan chức cấp cao khác, cáo buộc họ làm suy yếu quyền tự trị của khu tự trị này. Trong những tháng gần đây, Liên minh châu Âu (EU), Mỹ, Canada và Anh cũng dồn dập trừng phạt Trung Quốc về chính sách của Bắc Kinh đối với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.
Đáp trả, Trung Quốc ban hành lệnh trừng phạt đối với đối với những cá nhân các nước ngoài, bao gồm một số nghị sĩ châu Âu và những học giả đã “gây tổn hại nghiêm trọng đến chủ quyền và lợi ích của Trung Quốc và truyền bá những lời nói dối và thông tin sai lệch một cách ác ý”.
Hungary có thể hoãn xây trường đại học Trung Quốc
Hungary có thể lùi dự án xây cơ sở Đại học Phúc Đán tại Budapest tới sau bầu cử năm 2022, sau khi hàng nghìn người biểu tình phản đối.
Theo bản ghi cuộc phỏng vấn của tuần san Mandiner với Bộ trưởng Nội các Hungary Gergely Gulyas được công bố hôm 6/6, chính phủ của Thủ tướng Viktor Orban ủng hộ tổ chức trưng cầu dân ý ở thủ đô Budapest trong khoảng 18 tháng về việc xây cơ sở của Đại học Phúc Đán tại thành phố này.
Theo Mandiner, chính phủ đã sẵn sàng trình kế hoạch dự án tới các cử tri Budapest vào năm 2023, giúp phổ biến vấn đề một cách hiệu quả trước cuộc bầu cử quốc hội gay cấn nhất trong hơn một thập kỷ.
"Chúng tôi không muốn làm điều gì đó tốt nhưng trái với ý nguyện của người dân, bao gồm người dân Budapest. Đó là lý do chúng tôi ủng hộ trưng cầu dân ý. Một khi các khoản đầu tư rõ ràng, cử tri Budapest sẽ quyết định liệu họ có muốn đặt cơ sở Đại học Phúc Đán trong thành phố hay không", Gulyas nói.
Hàng nghìn người biểu tình tại thủ đô Budapest, Hungary hôm 5/6 để phản đối xây cơ sở Đại học Phúc Đán. Ảnh: Reuters .
Đại học Phúc Đán ở Thượng Hải, một trong ba trường đại học tốt nhất Trung Quốc, lên kế hoạch mở cơ sở đầu tiên tại châu Âu, đặt tại Hungary. Một khu đất ở thủ đô Budapest dự kiến là nơi đặt cơ sở của Đại học Phúc Đán trong khu phức hợp rộng nửa triệu mét vuông vào năm 2024, theo thỏa thuận được ký giữa Hungary và hiệu trưởng Đại học Phúc Đán.
Kế hoạch xây cơ sở của Đại học Phúc Đán gây bất an ngày càng tăng tại Hungary, khi nhiều người lo ngại chiến lược ngoại giao ngả từ Tây sang Đông cũng như khoản nợ ngày càng cao của chính phủ nước này với Trung Quốc.
Các cuộc thăm dò cho thấy đa số người dân phản đối xây cơ sở và dự án cũng trở thành vấn đề lớn trong cuộc bầu cử quốc hội năm 2022. Phe đối lập cho rằng việc dùng tiền thuế xây cơ sở này là bằng chứng nữa cho thấy Thủ tướng Orban đã rời xa các giá trị phương Tây.
Thị trưởng Budapest Gergely Karacson, người đứng đầu phe đối lập thách thức Orban trong cuộc bỏ phiếu năm tới, đã đổi tên các đường phố xung quanh nơi dự kiến đặt cơ sở Đại học Phúc Đán thành những vấn đề Trung Quốc bị phương Tây chỉ trích, như Hong Kong, người Duy Ngô Nhĩ, khiến cả chính phủ Orban và Trung Quốc khó chịu.
Hàng nghìn người Hungary tham gia biểu tình tại Budapest hôm 5/6 để phản đối dự án. Đây là cuộc biểu tình lớn đầu tiên từ khi các hạn chế ngăn Covid-19 được nới lỏng.
Nga - Belarus nhất trí đối đầu phương Tây Cơ quan an ninh của Nga và Belarus tuyên bố sẽ hợp tác chặt chẽ hơn để chống lại "các chính sách gây hấn" của phương Tây. Cục Tình báo Hải ngoại Nga (SVR) và Ủy ban An ninh Nhà nước Belarus, được gọi là KGB, hôm nay ra tuyên bố giống hệt nhau sau khi lãnh đạo các cơ quan này gặp...