Trung Quốc sắp tung 200 tàu cá ra biển Đông
Bắc Kinh tăng tốc xây dựng cơ sở hạ tầng trái phép cho cái gọi là “TP.Tam Sa” và lên kế hoạch lập đội tàu đánh bắt ở khu vực.
Ngày 28.1, báo China Daily đưa tin, giới chức của cái gọi là thành phố Tam Sa tuyên bố sẽ đẩy mạnh phát triển kinh tế biển trong năm nay. Họ đang lên kế hoạch đội tàu cá gồm 200 chiếc chuyên đánh bắt ở các vùng biển xung quanh “TP.Tam Sa”. Đây vốn là đơn vị hành chính phi pháp do Trung Quốc đơn phương lập ra hồi tháng 7.2012, tự cho mình quyền quản lý 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Lễ khởi công một công trình phi pháp của Trung Quốc trên đảo Phú Lâm – Ảnh: Chinanews
Video đang HOT
Ngoài ra, giới chức Trung Quốc còn ngang nhiên tuyên bố đẩy nhanh tiến độ phát triển cơ sở hạ tầng và vẽ bản đồ khu vực để có thể hoàn tất trong năm nay. “Thị trưởng Tam Sa” Tiêu Kiệt nói: “Trong năm nay, chúng tôi sẽ hoàn tất vận hành giai đoạn một của cảng mới ở đảo Vĩnh Hưng (tức đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa – NV), nhà máy lọc nước biển, nhà máy xử lý chất thải…”. Để hỗ trợ cho các kế hoạch phi pháp nói trên, Trung Quốc sẽ hoàn tất một tàu tiếp tế mang tên Tam Sa 1 có độ choán nước 8.100 tấn vào năm 2014 nhằm vận chuyển vật liệu đến đảo Phú Lâm. Các động thái này rõ ràng xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa.
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đang ra sức tăng cường sức mạnh quân sự giữa lúc nước này đang có tranh chấp chủ quyền ở biển Đông và Hoa Đông. Theo Tân Hoa xã, Trung Quốc vừa tiến hành thử nghiệm đánh chặn tên lửa, đồng thời tuyên bố thử nghiệm thành công máy bay vận tải quân sự cỡ lớn Y-20. Giới quan sát cho rằng, Trung Quốc có thể dùng Y-20 cho các cuộc viễn chinh, nhưng tỏ ra nghi ngờ về khả năng thật sự của loại máy bay này. Trong một diễn biến liên quan, ITAR-TASS dẫn lời đại diện Công ty xuất khẩu vũ khí Nga Rosoboronexport bác bỏ thông tin rằng nước này đã chấp nhận đơn đặt hàng 36 máy bay ném bom Tu-22M3 trị giá 1,5 tỉ USD từ Trung Quốc.
Không lực Nhật giám sát Senkaku/Điếu Ngư
Ngày 28.1, báo Yomiuri Shimbun đưa tin Lực lượng phòng vệ trên không (ASDF) của Nhật vừa quyết định giám sát quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư 24/24 giờ nhằm ngăn chặn máy bay Trung Quốc tiếp cận. Theo đó, ASDF đã triển khai 4 máy bay được trang bị hệ thống kiểm soát và cảnh báo trên không và 13 máy bay do thám cảnh báo sớm E2C. Ngoài ra, ngày 27.1, Nhật đã phóng thành công 2 vệ tinh do thám vào quỹ đạo.
Cùng ngày, Trung Quốc công bố 4 sách trắng về nhiều lĩnh vực như tư pháp, môi trường, chủ quyền… Trong đó, có văn kiện “Đảo Điếu Ngư, vùng lãnh thổ cố hữu của Trung Quốc” về quần đảo tranh chấp với Nhật. Tokyo chưa có phản ứng về sách trắng này.
Theo TNO
Hạm đội Nam Hải lại tập trận
Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc liên tục tập trận giữa lúc nước này thường xuyên có những hành động gây quan ngại ở biển Đông.
Nhân Dân nhật báo vừa đăng tải hình ảnh tập trận của một lữ đoàn thủy quân lục chiến thuộc Hạm đội Nam Hải, Trung Quốc, nhưng không cung cấp thông tin về thời gian và địa điểm diễn ra. Vốn dĩ, Hạm đội Nam Hải được Bắc Kinh giao trách nhiệm hoạt động tại khu vực biển Đông. Đây không phải là lần đầu tiên truyền thông Trung Quốc đưa tin mập mờ về các cuộc tập trận của Hạm đội Nam Hải. Ngày 10.12, Nhân Dân nhật báo đưa tin một đội xe tăng thuộc Bộ Chỉ huy quân đồn trú, của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, tại cái gọi là "thành phố Tam Sa" diễn tập bắn đạn thật, nhưng cũng không cung cấp chi tiết. Tương tự như thế, suốt những tháng gần đây, báo chí Trung Quốc thường xuyên úp mở về các cuộc tập trận bắn đạn thật với nhiều kịch bản giả định trên biển Đông.
Hình ảnh tập trận của thủy quân lục chiến thuộc Hạm đội Nam Hải - Ảnh: Nhân dân nhật báo
Trong một diễn biến khác, Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc ngày 21.12 đưa tin 30 võ sĩ thiện nghệ vừa gia nhập lực lượng lính thủy đánh bộ của Hạm đội Nam hải. Số võ sĩ này được đào tạo kỹ lưỡng từ một trường võ thuật Thiếu lâm. Cùng ngày, tờ Hoàn Cầu thời báo đưa tin cái gọi là lực lượng "Bộ đội phòng bị Nam Sa" vừa tổ chức lễ đón nữ sĩ quan trẻ Lưu Khiết Thuần vào sáng 10.12. Nam Sa là cách Trung Quốc gọi Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Đây là nữ sĩ quan đầu tiên của Trung Quốc đồn trú trái phép tại Trường Sa. Nguồn tin không nói rõ chức vụ của Lưu Khiết Thuần cũng như địa điểm nữ sĩ quan này tiếp nhận công việc.
Trong thời gian qua, Trung Quốc liên tục có những động thái gây căng thẳng trên biển Đông khiến cộng đồng quốc tế quan ngại. Trước bối cảnh này, tại Hội nghị Cấp cao kỷ niệm 20 năm Quan hệ đối thoại ASEAN - Ấn Độ ở New Delhi ngày 20.12, hai bên cam kết tăng cường hợp tác nhằm đảm bảo an ninh và tự do hàng hải, theo Đài NHK. Trước đó, Tham mưu trưởng hải quân Ấn Độ D.K.Joshi tuyên bố lực lượng này đang tập luyện để sẵn sàng hoạt động ở biển Đông nhằm bảo vệ tài sản và quyền lợi của New Delhi tại đây.
Campuchia mua trực thăng của Trung Quốc
Không quân Campuchia thông báo sẽ mua 12 chiếc trực thăng Z-9 của Trung Quốc để phục vụ công tác quân sự và nhân đạo. Số trực thăng này sẽ được giao cho Phnom Penh trong khoảng thời gian từ tháng 4 - 8.2013. Năm ngoái, 2 nước ký kết khoản viện trợ trị giá 195,5 triệu USD. Theo đó, Bắc Kinh cấp khoản viện trợ này cho Phnom Penh để trang bị cho quân đội thiết bị quân sự mua từ Trung Quốc. Trực thăng Z-9 dựa trên công nghệ của Pháp và đã được trang bị cho quân đội Trung Quốc cũng như Pakistan.
Theo TNO
Những động thái mới của Trung Quốc về biển đảo Trung Quốc khởi công hàng loạt dự án xây dựng phi pháp ở Hoàng Sa của Việt Nam và có nhiều động thái mới trên biển Hoa Đông. Nhân Dân nhật báo hôm qua đưa tin giới chức Trung Quốc vừa khởi công dự án mở rộng 2 con đường Tuyên Đức và Vĩnh Lạc được xây dựng phi pháp trên đảo Phú...