Trung Quốc sắp thử nghiệm tiêm kết hợp Sinovac và vắc xin Mỹ
Trung Quốc sẽ thử nghiệm tiêm trộn vắc xin nội địa Sinovac và vắc xin Covid-19 của một công ty Mỹ nhằm xác định xem liệu sự kết hợp này có đạt được phản ứng miễn dịch mạnh mẽ hơn hay không.
Trung Quốc sẽ thử nghiệm tiêm kết hợp vắc xin Sinovac và chế phẩm từ một công ty Mỹ (Ảnh minh họa: Tân Hoa Xã).
SCMP đưa tin, Cơ quan quản lý sản phẩm y tế Trung Quốc đã phê duyệt việc thực hiện các thử nghiệm quy mô trong nước nhằm tiêm kết hợp vắc xin sử dụng công nghệ bất hoạt của Sinovac và một loại vắc xin công nghệ DNA do công ty công nghệ sinh học Mỹ Inovio phát triển.
Các cuộc thử nghiệm dự kiến diễn ra vào mùa thu ở Trung Quốc và sẽ đánh giá tính an toàn và khả năng của việc tiêm vắc xin kết hợp trong việc tạo ra phản ứng miễn dịch trên người trưởng thành, theo thông báo của Inovio.
Joseph Kim, giám đốc điều hành Inovio, cho biết vắc xin của hãng có thể đóng vai trò là liều vắc xin chính và liều vắc xin tăng cường do sở hữu khả năng dung nạp, có thể đáp ứng miễn dịch phản ứng chéo cân bằng cùng với việc không cần vận chuyển bằng thiết bị giữ lạnh hoặc cực lạnh.
Wang Bin, chủ tịch Advaccine Biopharmaceuticals Suzhou, đối tác và nhà tài trợ thử nghiệm của Inovio, cho biết việc tiêm kết hợp có thể cung cấp một giải pháp để “tăng cường khả năng sinh miễn dịch của vắc xin”.
Video đang HOT
Ông Wang cho biết, nghiên cứu tiền lâm sàng đã cho thấy rằng “mũi tăng cường kết hợp lợi thế của 2 công nghệ vắc xin khác nhau để tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh và cân bằng hơn”.
Trong khi đó, Sinovac phát đi thông báo rằng, một nghiên cứu thực hiện với 300 người trên 60 tuổi tham gia cho thấy “liều vắc xin thứ 3 của hãng tiêm 8 tháng trở lên sau liều thứ 2 có thể làm gia tăng mạnh mẽ mức độ kháng thể trung hòa”.
Sinovac tháng trước nói rằng việc tiêm tăng cường liều 3 cho nhóm 18-59 tuổi có thể giúp nâng mức kháng thể lên từ 3-5 lần.
Hiện trên thế giới, các nghiên cứu liên quan tới tiêm kết hợp vắc xin cho thấy tiềm năng của việc kết hợp giữa vắc xin sử dụng công nghệ protein tái tổ hợp của AstraZeneca và vắc xin mRNA của Pfizer-BioNTech.
Trung Quốc cho tới nay đã tiêm được 1,79 tỷ liều vắc xin tính đến ngày 9/8, trung bình là 120 mũi/100 người. Hiện chưa rõ bao nhiêu người đã được tiêm đủ liều.
Trung Quốc sẽ điều chỉnh chiến lược 'không COVID-19' vì biến thể Delta?
Sun Bin - chủ quán mỳ ở Vũ Hán - từng nghĩ rằng điều tồi tệ nhất từ đại dịch COVID-19 đã qua đi khi quán ăn được phép mở cửa trở lại vào mùa xuân 2020.
11 triệu dân tại Vũ Hán được lấy mẫu xét nghiệm sau khi phát hiện một số ca mắc mới liên quan đến biến thể Delta. Ảnh: AFP
Đó là thời điểm Vũ Hán vừa thoát khỏi lệnh đóng cửa kéo dài 76 ngày. Một năm sau, thành phố ở miền trung Trung Quốc này trở lại nhịp sống như bình thường. Người đàn ông 35 tuổi này thậm chí còn đưa gia đình đi nghỉ ở Huanggang gần đó.
Nhưng đến ngày 3/8, tình hình thay đổi hẳn: Vũ Hán ghi nhận ca lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng, khởi phát từ một công nhân xây dựng di cư. Còn trên cả Trung Quốc, dịch bệnh cũng tràn tới nhiều tỉnh, thành phố, với sự xuất hiện của biến thể Delta có mức lây nhiễm mạnh. Giống như các đợt dịch trước đó, chính quyền thực thi một loạt các biện pháp hạn chế di chuyển và đóng cửa có chọn lọc. Nhưng dường như trừng đó là chưa đủ, số ca nhiễm mới tiếp tục tăng.
Đầu mùa hè này, dường như dịch bệnh nằm trong tầm khống chế. Đó là thời điểm Trung Quốc đã tiêm phòng được hơn một tỉ liều vaccine, nhiều hơn bất kỳ nước nào trên thế giới. Dường như Trung Quốc đang trên đường hướng tới ngưỡng miễn dịch cộng đồng.
Một vài ổ dịch lẻ tẻ nhanh chóng được dập tắt, khi chính quyền thực thi đóng cửa chọn lọc, xét nghiệm diện rộng và đẩy mạnh tiêm chủng. Bắc Kinh cũng duy trì kiểm soát chặt chẽ biên giới, người nhập cảnh bắt buộc phải cách ly tập trung 14 ngày, với nhiều lần xét nghiệm COVID-19.
Chiến dịch tiêm chủng tại Trung Quốc dựa vào ba loại vaccine nội địa là Sinovac, Sinopharm và CanSino . Ảnh: Reuters
Thế nhưng ổ dịch ở sân bay quốc tế Nam Kinh liên quan đến một chuyến bay từ Nga đã khiến tình hình thay đổi. Từ chùm ca bệnh này, biến thể Delta đã lây ra 15 trên tổng số 31 tỉnh tại Trung Quốc. Riêng trong ngày 5/8, Trung Quốc ghi nhận 124 ca, trong đó có 80 ca lây nhiễm cộng đồng, 44 ca nhập cảnh.
Đợt dịch mới này đặt ra câu hỏi liệu Bắc Kinh có phải thay đổi cách thức chống dịch "không ca nhiễm COVID-19" sang sống chung với virus. Lây nhiễm xuất hiện tại thời điểm Trung Quốc đã tiêm chủng được cho 61% dân số. Giới chức chính quyền tái khẳng định vai trò quan trọng của vaccine, đồng thời nhấn mạnh kết hợp vaccine các biện pháp phòng dịch khác như đeo vệ sinh, sát khuẩn, vệ sinh cá nhân. Cho đến nay, Trung Quốc sử dụng ba loại vacine nội địa cho chiến dịch tiêm chủng, gồm Sinovac, Sinopharm và CanSino.
Giáo sư Nicholas Thomas, chuyên gia về an ninh y tế Đại học City Hong Kong cho rằng Trung Quốc vẫn cần mở cửa biên giới để kết nối với kinh tế toàn cầu, nếu không sẽ bị các nước chọn cách tiếp cận "sống chung với COVID-19" vượt lên. Tuy nhiên, với một đất nước luôn tự hào nằm trong số ít các nước kiểm soát thành công COVID-19 cùng với chiến dịch tiêm chủng quy mô lớn nhất thế giới, sẽ rất khó để chính phủ Trung Quốc sớm dịch chuyển chiến lược "nhổ tận gốc" dịch bệnh sang sống chung với virus.
Tờ thời báo Hoàn cầu mới đây đăng tải bài xã luận chỉ trích mô hình tái mở cửa ồ ạt theo kiểu Anh, cho rằng biện pháp đó sẽ gây ra những tổn thất xã hội vượt ngoài dự đoán. Tuy nhiên, chính chuyên gia dịch tễ hàng đầu Trung Quốc Zhang Wenhong thừa nhận rằng đợt dịch mới nhất này một lần nữa cho thấy thực tế virus sẽ không mất đi. "Dù muốn hay không, sẽ luôn xuất hiện nguy cơ ở phía trước. Một trong những việc chính phủ cần làm là đưa nhịp sống trở lại bình thường, đồng thời bảo vệ người dân trước mối lo sợ virus", ông Zhang nêu quan điểm.
Một người dân trình mã y tế cá nhân để được qua lại tại một khu vực ở thủ đô Bắc Kinh hôm 4/8. Ảnh: EPA
Theo giáo sư Nancy Jecker tại Đại học Y khoa Washington, thế giới suy cho cùng có hai trường phái: Những nước theo đuổi chiến lược "không COVID-19" và nhóm còn lại chọn cách trung hòa nguy cơ, chuyển sang sống chung với virus.
"Nhưng đến một lúc nào đó chúng ta có thể cũng không có quyền lựa chọn, buộc phải chấp nhận giai đoạn hậu đại dịch mà ở đó số ca tử vong vì COVID-19 giảm, nhưng virus vẫn có thể xuất hiện theo năm, như dịch cúm mùa. Nếu đó là thực tế, Trung Quốc sẽ phải học cách sống chung", chuyên gia này chia sẻ.
Trong trường hợp của ông Sun, chủ cửa hàng mỳ, virus đơn giản chỉ là điều gì đó ông muốn bỏ lại phía sau. Bởi các doanh nghiệp đã rất nỗ lực nhằm tuân thủ các quy định, nhưng chỉ với vài ca mắc, cả nước giờ lại đứng trước nguy cơ. "Tôi không muốn lịch sử lặp lại, nó quá đau đớn", ông Sun nói.
Chile xây dựng nhà máy sản xuất vaccine Coronavac của Trung Quốc Ngày 4/8, chính phủ Chile thông báo nước này sẽ xây dựng hai nhà máy sản xuất và đóng gói vaccine ngừa COVID-19 có tên Coronavac do hãng dược phẩm Sinovac của Trung Quốc bào chế và phát triển. Sản xuất vaccine ngừa COVID-19 tại nhà máy của Tập đoàn công nghệ sinh học Sinovac ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN Trong...