Trung Quốc sắp thống nhất các cơ quan hành pháp trên biển
B ắc Kinh sẽ đặt các cơ quan hành pháp trên biển dưới một sự chỉ huy chung, trong bối cảnh căng thẳng vì tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản trên biển Hoa Đông vẫn chưa chấm dứt.
Một tàu hải giám của Trung Quốc. Ảnh: AFP
Cục Hải dương Nhà nước Trung Quốc, cơ quan điều hành hoạt động hải giám, sẽ tiếp quản việc kiểm soát bờ biển nước này từ bộ công an, hoạt động tuần ngư từ bộ nông nghiệp và các hoạt động chống buôn lậu trên biển từ hải quan.
Việc làm này là nhằm “bảo vệ các lợi ích và quyền hải dương của quốc gia”, ông Mã Khải, tổng thư ký Quốc vụ viện (chính phủ) Trung Quốc, nói trước cuộc họp của quốc hội nước này tại Bắc Kinh. “Hiệu quả của việc hành pháp không cao và năng lực bảo vệ các quyền hạn không tương xứng”, AFP trích bài phát biểu của ông Mã.
Video đang HOT
Chuyển động của Trung Quốc được thực hiện khi Bắc Kinh và Tokyo đang có tranh chấp một quần đảo trên biển Hoa Đông. Nhật Bản quản lý và gọi nhóm đảo là Senkaku, trong khi Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là Điếu Ngư.
Các tàu hải giám của Trung Quốc thường xuyên tuần tra tại khu vực mà Bắc Kinh gọi là những vùng nước quanh quần đảo Điếu Ngư. Việc làm này bị Nhật Bản coi là hành động xâm phạm chủ quyền.
Cả hai nước đều từng điều động máy bay để ngăn chặn hoạt động của nhau. Hồi tháng hai, Nhật còn cáo buộc một tàu khu trục của Trung Quốc khóa radar ngắm bắn vào một trong những chiến hạm của Tokyo. Bắc Kinh bác bỏ cáo buộc này.
Ngoài tranh chấp chủ quyền với Nhật tại biển Hoa Đông, Trung Quốc còn có tuyên bố chủ quyền chồng lấn trên Biển Đông với một số nước thành viên ASEAN, trong đó có Việt Nam.
Theo VNE
Trực thăng Trung Quốc lượn trên Trường Sa
Một trực thăng của hải giám Trung Quốc vừa tuần tra ở vùng biển gần rạn san hô ở cụm Sinh Tồn, thuộc quần đảo Trường Sa.
Trực thăng và tàu hải tuần số 31 của Trung Quốc . Ảnh: Chinanews
Xinhua dẫn lời Cục An toàn Hàng hải Quảng Đông vừa cho biết một trực thăng chiều qua cất cánh từ tàu Hải tuần 31, để "giám sát giao thông hàng hải" ở vùng biển gần rạn san hô có tên quốc tế là Hughes Reef ở cụm Sinh Tồn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Cục này cho hay đây là lần đầu tiên một trực thăng hải quân Trung Quốc được cử tuần tra trên Biển Đông.
Cụm Sinh Tồn là một chuỗi các đảo và bãi đá trong đó có các địa danh như Gạc Ma, Len Đao.
Hải tuần 31 là một trong ba tàu hải giám Trung Quốc rời cảng Tam Á ở tỉnh Hải Nam hôm 28/2 để tiến hành các chuyến đi mà giới chức Trung Quốc gọi là "tuần tra" trên Biển Đông. Kể từ đó, đội tàu này đã đi được 800 hải lý, "giám sát môi trường hàng hải" ở các vùng biển gần quần đảo Trung Sa, Hoàng Sa và Trường Sa. Các tàu đã "kiểm tra an toàn hơn 40 tàu Trung Quốc và nước ngoài", giới chức Trung Quốc cho hay.
Hải tuần 31 là tàu tuần tra biển loại lớn và hiện đại nhất của Trung Quốc, có bãi đáp trực thăng trên boong.
Các hoạt động tuần tra này được Trung Quốc cho là nhằm "tăng cường khả năng thực thi luật hàng hải" và "kiểm tra năng lực phản ứng nhanh" của lực lượng hải giám tại Biển Đông.
Hiện Trung Quốc có tuyên bố chủ quyền chồng lấn với các nước bao gồm Philippines, Việt Nam, Brunei và Malaysia trên Biển Đông. Vùng biển này được cho là giàu tài nguyên thiên nhiên và nằm trên tuyến đường giao thông hàng hải huyết mạch của thế giới.
Trực thăng hải quân Trung Quốc có mặt ở vùng biển gần một rạn san hô ở cụm đảo Sinh Tồn, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: Wikimapia
Theo VNE
Trung Quốc "không giới hạn" hoạt động hải giám tại đảo tranh chấp Trung Quốc sẽ không giới hạn hoạt động của các tàu hải giám ở vùng biển tranh chấp trên Hoa Đông. Đây là thông báo mới nhất của người đứng dầu Cục Hải dương Trung Quốc, sau khi cơ quan này tiếp tục điều thêm 4 tàu hải giám tới Senkaku/Điếu Ngư ngày hôm qua. Tàu hải giám Trung Quốc tiếp tục xuất...