Trung Quốc sắp tập trận Biển Đông trước ngày PCA ra phán quyết
Trung Quốc dự kiến tổ chức tập trận quân sự quanh quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, ngay trước khi tòa án trọng tài quốc tế công bố phán quyết về vụ kiện “đường lưỡi bò” do Philippines khởi xướng.
Reuters ngày 3-7 đưa tin trong một thông báo ngắn trên website, cơ quan an toàn hàng hải Trung Quốc cho hay các cuộc tập trận trên sẽ diễn ra từ ngày 5 đến 11-7. Tọa độ tập trận bao hàm khu vực từ phía đông đảo Hải Nam xuống đến và bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Trong thời gian trên, các tàu thuyền bị cấm đi vào vùng biển này, cơ quan an toàn hàng hải thông báo nhưng không nói rõ chi tiết, theo Reuters.
Trung Quốc cải tạo trái phép đá Subi ở biển Đông. Ảnh: Reuters
Cuộc tập trận diễn ra ngay trước khi tòa án trọng tài ở The Hague, Hà Lan, dự kiến công bố phán quyết quanh vụ việc Philippines kiện tuyên bố chủ quyền gọi là “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc đơn phương lập ra ở biển Đông vào ngày 12-7. Trung Quốc tuyên bố không tham gia vụ kiện và không công nhận phán quyết của tòa án.
Reuters cho hay Bắc Kinh thường xuyên tổ chức tập trận ở biển Đông, nơi Trung Quốc có tuyên bố chủ quyền chồng chéo với nhiều quốc gia láng giềng. Trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc đã trái phép xây dựng một đường băng và lắp đặt các tên lửa đất đối không, theo giới chức Mỹ.
Video đang HOT
Theo PLO
Mỹ cảnh báo về hành vi của Trung Quốc cải tạo đảo mới ở Biển Đông
Mỹ nhận thấy Trung Quốc đã có những động thái chuẩn bị cho việc cải tạo bãi cạn Scarborough mà nước này chiếm đóng trái phép ở Biển Đông.
Theo Reuters, thông tin trên được Đô đốc John Richardson, người đứng đầu các chiến dịch của Hải quân Mỹ đưa ra ngày 17/3.
Ông Richardson cũng bày tỏ lo ngại rằng, phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế (PCI) liên quan đến vụ Philippines kiện Trung Quốc ở Biển Đông sắp được công bố sẽ bị Trung Quốc lấy cớ để tuyên bố thiết lập một vùng đặc quyền trong khu vực.
Hình ảnh bãi cạn Scarborough. Ảnh SCMP
Đô đốc Richardson cũng cho biết, Mỹ đang cân nhắc để phản ứng phù hợp với những động thái mới của Trung Quốc.
Ông Richardson cho biết, Mỹ đãng chứng kiến những hoạt động mới đây của Trung Quốc trên bãi cạn Scarborough ở phía Nam quần đảo Trường Sa, cách vịnh Subic của Philippines khoảng 200k về phía Tây.
"Tôi cho rằng, chúng tôi đã nhận thấy nhiều tàu của Trung Quốc tham gia các hoạt động khảo sát tại đây. Đó là một điều rất đáng quan ngại... Rất có thể đó là để Trung Quốc tiếp tục tiến hành cải tạo đảo", ông Richardson nói.
Đô đốc Mỹ cũng cho biết, hiện vẫn chưa rõ những hành động của phía Trung Quốc gần bãi cạn này có bị cấm theo phán quyết của PCI hay không.
Theo ông Richardson, việc Trung Quốc tiến hành cải tạo phi pháp các bãi đá thành các đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa có thể đe dọa đến tự do hàng hải vốn đã được duy trì nhiều thế kỷ nay trong khu vực. Ngoài ra, Trung Quốc có thể áp đặt "những quy định" bắt buộc các nước phải được Trung Quốc chấp thuận thì mới được đi qua đó.
Khi được hỏi liệu Trung Quốc, có phản ứng với phán quyết của PCI bằng việc ra yêu sách thiết lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) như đã làm ở biển Hoa Đông cuối năm 2013, ông Richardson nói: "Đây thực sự là mối lo ngại".
"Chúng ta sẽ phải theo dõi xem điều gì sẽ xảy ra", ông Richardson nói và cho biết thêm: "Chúng tôi đang cân nhắc những phản ứng thích hợp".
Đô đốc Mỹ cho biết nước này sẽ tiếp tục điều tàu và máy bay thực thi quyền tự do đi lại ở Biển Đông cũng như đi sâu vào khu vực 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang chiếm đóng phi pháp.
Trước đó, hồi năm 2013, Mỹ đã phản ứng việc Trung Quốc thiết lập Vùng nhận diện phòng không ở biển Hoa Đông bằng việc điều máy bay ném bom tầm xa chiến lược B-52 bay qua khu vực này.
Đô đốc Richardson cho biết, việc Trung Quốc đẩy mạnh tốc độ quân sự hóa ở Biển Đông đã khiến nhiều quốc gia trong khu vực sẵn sàng hợp tác với nhau không chỉ song phương mà còn đa phương.
Từ năm 2014, Ấn Độ và Nhật Bản đã cùng với Mỹ thực hiện các cuộc tập trận hải quân Malabar. Dự kiến 3 nước sẽ tiếp tục tập trận chung trong năm 2016 này với quy mô ngày càng phức tạp hơn và gần sát Biển Đông và biển Hoa Đông.
Ngoài ra, Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ cũng đã hợp tác chặt chẽ với nhau hơn bao giờ hết.
Đô đốc Richardson cho biết, Mỹ hoan nghênh các nước khác cùng tham gia các cuộc tuần tra chung của Mỹ ở Biển Đông, nhưng các nước này sẽ phải tự đưa ra quyết định của mình.
Ông Richardson nhấn mạnh, quân đội Mỹ nhận thấy có rất nhiều cơ hội để xây dựng mối quan hệ tối đẹp với Việt Nam, Philippines và Ấn Độ, những nước nhận thức rất đầy đủ về tầm quan trọng của việc bảo đảm tự do đi lại trên biển./.
Trần Khánh
Theo VOV
Triều Tiên: Con coi phim Hàn, bố quan chức 'suýt chết' Một nhà phân tích chính trị Hàn Quốc cho biết đã tìm ra lý do về sự vắng mặt suốt thời gian dài của Choe Ryong-hae - nhân vật số 2 Triều Tiên: con trai ông coi phim Hàn nên cả bố lẫn con phải đi cải tạo. Ông Choe Ryong-hae (trái) bên cạnh lãnh đạo Kim Jong-un trong khi quan sát một...