Trung Quốc sắp diễn tập bắn đạn thật ở biển Hoa Đông
Trung Quốc dự kiến tổ chức hai cuộc diễn tập bắn đạn thật ở biển Hoa Đông trong các tuần tới trong bối cảnh căng thăng khu vực gia tăng.
Hai cuộc diễn trận bắn đạn thật dự kiến diễn ra ở khu vực gần quần đảo Chu San, cách đảo Đài Loan 550 km về phía bắc. Các cuộc diễn tập được tổ chức lần lượt vào ngày 11-13/8 và ngày 16-17/8, bắt đầu từ 6h sáng đến chiều mỗi ngày, theo thông cáo của Cơ quan An toàn Đường biển Trung Quốc hôm 6/8. Toàn bộ tàu thuyền bị cấm qua lại khu vực diễn tập.
Trung Quốc và Mỹ tăng cường hoạt động quân sự trong những tháng gần đây. Quân đội Trung Quốc (PLA) tổ chức nhiều đợt diễn tập không quân gần đảo Đài Loan trong khi hải quân Mỹ tổ chức nhiều hoạt động tại eo biển Đài Loan.
Hộ vệ hạm Vu Hồ của Trung Quốc phóng tên lửa trong diễn tập Join Sea tại Thanh Đảo, tháng 4/2019. Ảnh: XinHua.
Lực lượng phòng vệ Đài Loan hồi tháng 7 tổ chức diễn tập quân sự Hán Quang. Lãnh đạo Thái Anh Văn gọi cuộc diễn tập là dấu hiệu thể hiện quyết tâm phòng thủ của hòn đảo.
Bắc Kinh cáo buộc Washington “gây nguy hiểm cho hòa bình” sau thông báo Bộ trưởng Y tế Mỹ Alex Azar dẫn đầu một phái đoàn dự kiến tới đảo Đài Loan vào ngày 9/8. Azar là quan chức cấp cao nhất của Mỹ tới thăm đảo Đài Loan kể từ năm 1979, khi Washington thiết lập quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh.
Video đang HOT
Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ trong thông cáo cho biết nước này ra chính sách cử quan chức cấp cao đến Đài Loan để tái khẳng định tình hữu nghị với hòn đảo.
Trung Quốc cũng chỉ trích việc Mỹ tăng cường bán vũ khí cho đảo Đài Loan. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân ngày 7/8 nói Mỹ nên ngừng bán vũ khí cho đảo Đài Loan, sau thông tin cho biết Washington đang đàm phán để bán ít nhất 4 máy bay không người lái vũ trang cho hòn đảo.
Trung Quốc hồi tháng 6 tuyên bố sẽ áp lệnh trừng phạt nhằm vào tập đoàn quốc phòng Lockheed Martin, nhà thầu chính trong thương vụ nâng cấp tên lửa trị giá 620 triệu USD cho đảo Đài Loan được chính phủ Mỹ phê duyệt.
Trong khi đó, Mỹ bày tỏ quan ngại trước “hoạt động gây bất ổn” của Trung Quốc ở eo biển Đài Loan và Biển Đông trong cuộc điện đàm giữa bộ trưởng quốc phòng hai nước hôm 6/8.
Vị trí quần đảo Chu Sa (đánh dấu đỏ). Đồ họa: Google.
Đài Loan muốn mua UAV vũ trang Mỹ Tiêm kích Đài Loan mang tên lửa diệt hạm bay tuần tra Trung Quốc đưa thêm thiết giáp đổ bộ tới gần eo biển Đài Loan Trung Quốc phản đối Bộ trưởng Mỹ thăm Đài Loan Đài Bắc đưa thêm quân tới đảo tranh chấp với Bắc Kinh
Đập Tam Hiệp xả lũ kỷ lục
Vùng thượng lưu sông Trường Giang hứng đợt lũ thứ ba trong năm nay, dẫn đến lượng nước kỷ lục xả ra từ đập Tam Hiệp.
Đập Tam Hiệp đang góp phần giảm lượng nước lũ trên sông Trường Giang tới 37%. "Điều này có thể giữ mực nước tại các trạm quan sát thủy văn lớn ở hạ lưu trong phạm vi an toàn", kỹ sư Gao Yulei của Tập đoàn Tam Hiệp ngày 29/7 nói với CGTN, thêm rằng nó cũng giảm bớt áp lực ở khu vực trung và hạ lưu sông Trường Giang.
Kỹ sư Gao cho hay nước lũ bắt đầu rút hôm 28/7 và đập Tam Hiệp tăng xả lũ thêm 2.000 m3/giây sau khi mực nước ở hạ lưu giảm xuống. Trước đó, hôm 24/7, mức xả lũ là 45.600 m3/ giây. Tuy nhiên, quá trình điều tiết lũ lần này gặp nhiều khó khăn hơn.
Đập Tam Hiệp tại tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, xả lũ hôm 15/7. Ảnh: Reuters.
Trước đó hồi đầu tuần, mực nước hồ chứa đập Tam Hiệp tăng nhanh khi đợt lũ thứ ba trong năm xuất hiện ở sông Trường Giang vào chiều 26/7, với mực nước dâng cao tại các dòng chảy chính phía thượng nguồn. Tới 14h chiều 26/7, hồ chứa ghi nhận lưu lượng dòng chảy tới 50.000 m3/giây, đạt 60.000 m3/giây vào tối cùng ngày và trong ngày 27/7.
Đập Tam Hiệp chứng kiến trận lũ đầu tiên trong năm trên sông Trường Giang hôm 2/7. Trận lũ đến với tốc độ dòng chảy 50.000 m3/giây và đạt mức đỉnh 53.000 m3/ giây. Hồi giữa tháng, đập Tam Hiệp mở ba cửa xả lũ khi mực nước trong hồ chứa phía sau con đập khổng lồ dâng cao trên 15 mét so với mực nước lũ.
Trường Giang đón trận lũ thứ hai trên sông này hôm 19/7, khiến nước lũ đổ vào hồ chứa của đập Tam Hiệp, đập thủy điện lớn nhất thế giới, với lưu lượng đạt đỉnh 61.000 m3/giây trong ngày 18/7 và giảm xuống còn 46.000 m3/giây vào 20h ngày 19/7. Trong thời gian trên, mực nước trong hồ chứa đạt 164,18 mét, mức cao kỷ lục kể từ khi đập được xây dựng. Mực nước cao nhất từng được ghi nhận trước đó tại hồ chứa là 163,11 mét.
Vị trí đập Tam Hiệp. Đồ họa: Cơ quan Khí tượng Quốc gia Trung Quốc.
Trung Quốc hàng năm đều hứng chịu lũ lụt, đặc biệt tại khu vực miền trung và miền nam, song các trận lũ năm nay lớn hơn bình thường và gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Các trận mưa lớn liên tục kể từ tháng 6 năm nay đã tàn phá phần lớn miền nam Trung Quốc. Nước ở nhiều sông hồ đạt mức cao nguy hiểm, trong khi mưa lớn hơn và mưa bão dự kiến xảy ra trong những ngày tới.
Kỹ sư Gao cho hay đập Tam Hiệp sẽ tiếp tục xả lũ để đảm bảo có đủ sức chứa cho các đợt lũ mới. Ước tính đợt lũ thứ ba kể trên sẽ kết thúc vào cuối tháng 7 này và tất cả nhánh sông Trường Giang đều bị ảnh hưởng, theo ông Gao.
Trường Giang hay sông Dương Tử là con sông dài nhất châu Á và đứng thứ ba trên thế giới sau sông Nile ở châu Phi và sông Amazon ở Nam Mỹ. Trường Giang dài khoảng 6.385 km, bắt nguồn từ phía tây Trung Quốc và chảy về phía đông, đổ ra biển Hoa Đông.
Đập Tam Hiệp được yêu cầu trữ thêm nước lũ 16 Đập Tam Hiệp hứng đợt lũ thứ ba 27 Trung Quốc theo dõi chặt mực nước đập Tam Hiệp Mực nước hồ chứa đập Tam Hiệp cao kỷ lục 106 Đập Tam Hiệp hứng áp lực mới 15
Trung Quốc dọa chặn máy bay Mỹ gần Đài Loan Sĩ quan trực ban Trung Quốc phát thông điệp cảnh cáo, dọa sẽ ngăn chặn nếu máy bay Mỹ không đổi hướng ở phía bắc eo biển Đài Loan. "Đây là lực lượng trực ban thuộc không quân hải quân Trung Quốc, các vị đang tiến gần không phận Trung Quốc. Hãy lập tức đổi hướng hoặc các vị sẽ bị ngăn chặn",...