Trung Quốc sang tận ruộng kiểm tra gạo Việt

Theo dõi VGT trên

Gạo Việt đang phụ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc.

Bộ NN&PTNT vừa công bố nghị định thư về kiểm dịch thực vật đối với xuất khẩu gạo, cám Việt Nam (VN) sang Trung Quốc (TQ). Bên cạnh những thuận lợi thì các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu gạo Việt cũng lo ngại về những quy định khắt khe trong nghị định thư này.

Trung Quốc đồng ý mới được xuất

Nghị định thư nêu rõ các lô gạo xuất khẩu từ VN sang TQ phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu về kiểm dịch thực vật, không nhiễm chín đối tượng sinh vật gây hại như mối, mọt, sâu bệnh, vi sinh vật, khuẩn. DN Việt phải đăng ký mới được xuất khẩu gạo vào thị trường TQ. Ngoài ra, trước khi gạo được xuất khẩu, phía TQ sẽ tiến hành tiền kiểm tra các vùng trồng lúa, các kho của DN Việt. Nếu phía TQ đồng ý mới được xuất khẩu.

Nói về nghị định thư này, ông Nguyễn Văn Đôn, Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng, cho biết nghị định thư mang đến một số thuận lợi cho DN VN. “Yếu tố tích cực nhất là DN có quyền chọn lựa trong số chín đơn vị khử trùng trong nước đã được TQ xem xét, chấp thuận để kiểm dịch trong khi từ trước đến nay chỉ có một đơn vị khử trùng. Như vậy DN có thể chủ động hơn trong hoạt động xuất khẩu, giảm tính độc quyền, giảm được thời gian chờ khử trùng” – ông Đôn dẫn chứng.

Cũng theo ông Đôn, trước đây DN trong nước khi xuất gạo sang tới nước bạn rồi mới thực hiện các công đoạn kiểm dịch, khử trùng thì nay thực hiện ngay tại VN. “Điều này có thể giúp giảm chi phí, giảm thiểu rủi ro cho DN Việt” – ông Đôn nói.

Tổng Thư ký Hiệp hội Lương thực VN (VFA) Huỳnh Minh Huệ thông tin thêm, việc áp dụng nghị định thư này có thể sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy xuất khẩu chính ngạch sang TQ.

Trung Quốc sang tận ruộng kiểm tra gạo Việt - Hình 1

DN Việt không nên quá phụ thuộc vào thị trường TQ nhằm giảm rủi ro. Trong ảnh: Nông dân thu hoạch lúa tại ĐBSCL. Ảnh: QH

Vẫn nhiều lo ngại

Video đang HOT

Tuy có một số thuận lợi nhưng nhiều DN vẫn lo lắng vì một số quy định rất ngặt nghèo trong nghị định thư. “DN xuất khẩu gạo phải tuân thủ các quy định về dịch hại rất khắt khe của phía TQ. Ví dụ, một lô gạo 60 tấn chỉ cần phát hiện một con dịch hại thì cả lô sẽ bị kết luận nhiễm bệnh” – ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật thuộc Bộ NN&PTNT, cảnh báo.

Ông Nguyễn Thanh Long, Giám đốc Công ty Gạo Việt, cũng cho rằng nghị định thư gây áp lực lớn cho DN gạo trong nước. Bởi nếu vi phạm, DN có thể bị cấm xuất sang TQ và ảnh hưởng chung đến cả ngành khi xuất khẩu sang thị trường này. Như vậy, DN này vi phạm nhưng DN khác cũng có thể bị ảnh hưởng, tức thiếu công bằng.

Ở khía cạnh khác, Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng Nguyễn Văn Đôn lo lắng về bông cỏ trong sản phẩm gạo tấm. Bởi nếu làm gạo 5% tấm thì có thể kiểm soát được bông cỏ lẫn vào nhưng với tấm thì khó tránh khỏi. Do vậy, nhiều DN sẽ không dám bán mặt hàng tấm vì dễ dính bông cỏ.

Đại diện một DN xuất khẩu gạo nhìn nhận nghị định thư này mang tính “kỹ thuật” để nước nhập khẩu kiểm soát ở thế “kèo trên” với nước xuất khẩu. Theo đó, nếu nước nhập không muốn nhập gạo thì họ chỉ cần siết chặt các quy định bởi họ nắm đằng chuôi và có quyền quyết định.

“Nước nhập quá nhiều quyền lợi trong khi DN Việt bị động. Do vậy, các cơ quan chức năng cần đàm phán với phía TQ để làm sao hài hòa lợi ích các bên. Chẳng hạn nếu phát hiện lô gạo nào vi phạm về dịch hại thì không dừng ngay hoạt động nhập khẩu, thay vào đó cảnh báo để DN Việt khắc phục. Sau đó nếu tái phạm mới cấm” – đại diện DN này đề nghị.

Một số chuyên gia ngành gạo cũng cho rằng thông qua nghị định thư này TQ muốn kiểm soát chặt chẽ số lượng gạo nhập khẩu chính ngạch, siết chặt và hạn chế việc nhập khẩu qua đường tiểu ngạch. Do vậy gạo Việt xuất sang TQ khó có thể tăng, thậm chí giảm số lượng. Thế nên DN Việt cần phân bổ thị trường xuất khẩu hợp lý, tránh phụ thuộc quá lớn vào thị trường TQ nhằm giảm rủi ro.

Trung Quốc chiếm hơn 36% thị phần gạo Việt Hiện TQ là thị trường nhập gạo lớn nhất của VN, chiếm trên 36% tổng lượng gạo xuất khẩu chính ngạch. Nếu tính thêm lượng gạo xuất tiểu ngạch thì có thời điểm thị trường TQ chiếm trên 50%. Riêng trong năm tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo Việt sang thị trường TQ đạt trên 700.000 tấn với giá trị hơn 325 triệu USD. Con số này tăng 10% về khối lượng và tăng 24% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Đại diện một DN cho hay dù được xông trùng, kiểm dịch tại VN nhưng khi gạo đến TQ, họ tiếp tục kiểm dịch lại. Qua đó nếu phát hiện gạo có sinh vật gây hại thì DN Việt lại phải tốn thêm chi phí để khắc phục.

Theo_PLO

Gạo Việt còn cửa thắng Campuchia: Chiều thị trường Trung Quốc

Doanh nghiệp Việt phải xuất khẩu nhiều gạo chất lượng cao vào Trung Quốc thay vì chỉ xuất khẩu gạo giá rẻ, trộn tùm lum để cạnh tranh như trước đây.

PGS.TS Dương Văn Chín, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp Định Thành (Tập đoàn Lộc Trời) trao đổi về nguy cơ gạo Việt thua xa gạo Thái Lan, Campuchia nếu không thay đổi cách làm.

PV: - Tham tán thương mại thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc cho biết, xuất khẩu gạo của Việt Nam qua Trung Quốc hiện chiếm tới 54% tổng số lượng gạo mà quốc gia này nhập khẩu, nhưng Việt Nam đang đối mặt với một đối thủ tiềm năng, đó là "hiện tượng" Campuchia. Tuy quốc gia này mới tiến hành xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc vài năm gần đây, nhưng tốc độ tăng trưởng rất cao, với khối lượng xuất khẩu năm 2015 là 116.000 tấn, tăng 138% so với năm 2014. Thưa ông, gạo Campuchia xuất sang Trung Quốc ở phân khúc nào và liệu có khả năng sẽ cạnh tranh gay gắt với gạo Việt Nam ở thị trường này không, vì sao? Và Trung Quốc sẽ tận dụng lợi thế đa dạng nguồn cung thế nào để ép lại gạo Việt Nam?

PGS.TS Dương Văn Chín: - Campuchia xuất khẩu phần lớn là gạo lúa mùa nên chất lượng cơm rất cao. Việt Nam bây giờ không thể quay trở lại trồng lúa mùa như Campuchia được vì diện tích đất trên đầu người của Việt Nam rất thấp so với Thái Lan và Campuchia, do đó phải lai tạo, chọn lọc ra những giống lúa cao sản ngắn ngày, một năm có thể trồng được 3 vụ, nhưng chất lượng gạo không thua kém gì lúa mùa của Campuchia. Chỉ có cách đó Việt Nam mới cạnh tranh thắng lợi với Campuchia mà thôi.

Tập đoàn Lộc Trời có giống Lộc Trời 18 là gạo dài trên 8mm, ăn ngon không thua kém gì gạo mùa của Campuchia và Thái Lan. Hiện nay Tập đoàn đang phát triển mạnh giống lúa này ở vụ đông xuân cũng như những vụ về sau. Ngoài ra, Tập đoàn còn có giống Lộc Trời số 1, tên cũ trước đây là AGPPS 103, được Tổ chức nghiên cứu lúa gạo thế giới (The Rice Trader) công nhận lọt vào top 3 gạo ngon nhất thế giới năm 2015. Đó cũng là một lợi thế cạnh tranh của gạo Việt Nam.

Gạo Việt còn cửa thắng Campuchia: Chiều thị trường Trung Quốc - Hình 1

Hàng ngàn hecta lúa, hoa màu cùng đời sống người dân các tỉnh trong khu vực ĐBSCL bị thiệt hại, ảnh hưởng nghiêm trọng do tình trạng xâm nhập mặn. Ảnh: Tuổi trẻ

Từ trước đến nay, Việt Nam bán gạo cho Trung Quốc chủ yếu là gạo cấp thấp, giá rẻ nhưng người dân Trung Quốc ngày càng giàu, họ ăn ít cơm nhưng chất lượng gạo phải ngon, họ sẵn sàng chi tiền để ăn gạo ngon hơn. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam phải xuất khẩu nhiều gạo chất lượng cao vào Trung Quốc, thay vì chỉ xuất khẩu gạo giá rẻ, trộn tùm lum để cạnh tranh như trước đây bởi nếu làm theo cách cũ gạo Việt sẽ càng ngày càng thua mà thôi.

Doanh nghiệp Việt phải tính theo hai hướng: Thứ nhất, đối với nhóm dân ở miền bắc Trung Quốc ăn gạo Japonica có hạt tròn, cơm dẻo như kiểu Nhật Bản thì Việt Nam trồng các giống Japonia để xuất cho họ. Cái này Campuchia không thể cạnh tranh với Việt Nam được vì họ không biết trồng giống Japonica, trong khi Việt Nam rất có kinh nghiệm.

Thứ hai, đối với nhóm dân ở miền nam Trung Quốc ăn gạo hạt dài như người Việt, Việt Nam phải chọn những giống cao sản hạt dài đặc sắc như giống Lộc Trời 18 để đấu thắng lợi với gạo mùa của Campuchia.

Về khả năng Trung Quốc tận dụng lợi thế đa dạng nguồn cung thế nào để ép lại gạo Việt Nam, tôi không sợ chuyện này bởi dân Trung Quốc rất đông, biến đổi khí hậu đang diễn ra gay gắt, có những năm hạn hán rất nặng nề ở Trung Quốc, mà để đảm bảo đủ lương thực cho 1,3 tỷ dân Trung Quốc là vô cùng khó khăn. Vấn đề là doanh nghiệp Việt phải tìm hiểu cho được thói quen, nhu cầu ăn gạo của từng dân tộc, từng địa phương Trung Quốc, nơi nào thích ăn loại gạo gì thì chào hàng với họ, thỏa mãn đúng nhu cầu của họ thì mới cạnh tranh được.

PV: - Ở một diễn biến khác, đối thủ xuất khẩu gạo lớn của Việt Nam là Thái Lan dự kiến sẽ triển khai một chiến lược 20 năm về lúa gạo trong đó bao quát các giai đoạn quản lý từ trồng trọt đến thu hoạch, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Cùng với đó, Thái Lan cũng đang nghiên cứu việc chuyển dòng cửa sông Loei, một nhánh của sông Mekong, để đưa nước đến các vùng nông nghiệp ở Đông Bắc nước này. Theo ông, những bước đi này sẽ mang lại những thay đổi gì cho ngành lúa gạo Thái Lan, đặc biệt là khả năng cạnh tranh của gạo Thái Lan trên trường quốc tế? Gạo Việt sẽ gặp khó khăn gì từ những bước chuyển mình này của Thái Lan?

PGS.TS Dương Văn Chín: - Nếu các nước trên thượng nguồn Mekong chặn dòng chỉ đơn thuần là để sản xuất thủy điện thì nó ít ảnh hưởng hơn tới Việt Nam bởi khi mùa mưa đến họ phải xả nước xuống bởi tích nước mãi sẽ dẫn đến bể đập. Còn mùa nắng họ cũng xả để sản xuất điện, điều hòa quanh năm. Tuy nhiên, nếu họ chặn dòng vừa để sản xuất điện vừa lấy nước để trồng trọt thì rất nguy hiểm do khi họ hút nước lên trồng trọt thì cây trồng hấp thụ nước, nước trên đồng ruộng sẽ bốc hơi lên, như vậy nước về hạ du càng ngày càng ít. Điều đó dẫn tới việc ĐBSCL bị xâm nhập mặn ngày càng nhiều, làm giảm sản lượng lúa gạo của Việt Nam.

Nguồn nước ngọt sẽ giúp Thái Lan trồng được nhiều lúa hơn, họ không chỉ trồng các giống lúa mùa năng suất thấp, chất lượng cao mà còn trồng các giống lúa cao sản chất lượng cao, trong khi đó Việt Nam bị nước mặn xâm nhập, diện tích trồng lúa giảm, đây là điều hết sức nguy hiểm cho cạnh tranh lúa gạo giữa Thái Lan và Việt Nam.

Chính vì thế, đối với vấn đề sử dụng nước sông Mekong, Ủy hội sông Mekong quốc tế mà Thái Lan và Việt Nam đều là thành viên phải tổ chức họp để bàn cách sử dụng nguồn nước tối ưu nhất, tránh mâu thuẫn. Ngoài ra, tôi được biết, trước đây Chính phủ Việt Nam và Thái Lan rất muốn bắt tay nhau để thống lĩnh gạo xuất khẩu trên thế giới. Nếu thành hiện thực, hai bên sẽ không còn là đối thủ cạnh tranh mà cùng sống chung để thống trị gạo xuất khẩu, đó là điều rất tốt.

PV: - Trong khi đó, việc chuyển nước của Thái Lan, hệ lụy nguy hại của các đập thủy điện trên sông Mekong cùng với hậu quả của biến đổi khí hậu đang gây khó khăn rất lớn cho ngành lúa gạo của Việt Nam. Ông đã hình dung ra nguy cơ gạo Việt thua xa gạo Thái, Campuchia như thế nào? Liệu điều đó có sớm thành hiện thực?

PGS.TS Dương Văn Chín: - Nguy cơ thì có nhưng Việt Nam phải khéo léo bởi bản thân biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, nguồn nước thiếu... không phải một sớm một chiều giết chết ngành lúa gạo ở ĐBSCL mà nó chỉ ảnh hưởng đến vùng ven biển. Ngoài ra, điều đó không phải ảnh hưởng trong tất cả các mùa, mà chỉ ảnh hưởng trong mùa nắng. Việt Nam còn những diện tích đất rất rộng để trồng lúa nên phải cải tiến giống lúa của mình - như tôi đề cập ở trên - đó là những giống cao sản năng suất cao nhưng chất lượng không thua gì lúa mùa để có thể thích ứng với bất kỳ mùa vụ nào trong năm.

Ví dụ, nếu xâm nhập mặn ngày càng lấn sâu vào đất liền, bà con có thể trồng một vụ lúa trong mùa mưa, còn mùa nắng nuôi tôm. Cũng cần lưu ý, một vụ trong mùa mưa kia không phải chỉ trồng lúa mùa quang cảm mà có thể trồng lúa cao sản chất lượng cao. Rõ ràng chúng ta sẽ vẫn có cách để vừa đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, vừa đảm bảo thắng lợi trong thị trường gạo xuất khẩu.

PV: - Chiến lược mua rẻ bán rẻ đã bộc lộ quá nhiều điểm hạn chế, sự độc quyền trong ngành lúa gạo cũng đã được các chuyên gia chỉ ra, theo ông, nếu Việt Nam không thay đổi thì tương lai ngành xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ như thế nào?

PGS.TS Dương Văn Chín: - Đương nhiên là Việt Nam sẽ bị thua thiệt. Nếu phần lớn doanh nghiệp Việt Nam chỉ là đi mua gạo trôi nổi của thương lái, hàng xáo rồi đem về trà trộn, nghĩa là chỉ bán toàn gạo cấp thấp, giá rẻ thì tương lai gạo Việt sẽ bị khách hàng chê và không chấp nhận do chất lượng kém.

Trong số 140 doanh nghiệp kinh doanh lương thực thuộc Hiệp hội Lương thực Việt Nam, chỉ cần 70 doanh nghiệp xây dựng chuỗi giá trị lúa gạo, mỗi doanh nghiệp xây dựng một vùng nguyên liệu nhỏ khoảng 2.000-3.000ha mà họ kiểm soát từ đầu đến cuối các khâu sản xuất, thu hoạch, chế biến thì Việt Nam cũng sẽ có một số lượng lúa rất lớn đảm bảo chất lượng.

Một khi doanh nghiệp biết chắc xuất khẩu ở chỗ nào được giá cao nhất, tức đảm bảo được đầu ra rồi mới trồng giống lúa khách hàng yêu cầu trong vùng nguyên liệu thì sẽ bán được gạo giá cao. Tới đây các công ty sẽ phải làm ngày càng chuyên nghiệp, gạo bán ra thị trường nội địa cũng phải đóng bao túi, có địa chỉ, nguồn gốc rõ ràng, mẫu mã đẹp.

Khi đã hội nhập, người ta không thể ăn mãi những loại gạo được người bán tạp hóa chất đầy trong bao 20kg, 50kg..., rồi trên đó cắm những tấm biển ghi giá. Những cái đó trong tương lai không xa sẽ biến mất, người dân ngày càng chuộng gạo có bao túi đẹp, địa chỉ người sản xuất, phân phối ghi rõ trên nhãn để khi ăn gạo có vấn đề gì người ta còn biết chỗ mà kiện.

Theo_Báo Đất Việt

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Hiện trường hơn 200 bộ hài cốt vừa được phát hiện giữa Hà Nội
10:18:38 22/11/2024
Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt tại phố Tây Sơn
17:34:26 21/11/2024
Clip xe khách xoay 180 độ trên đường ở Bình Dương, tông chết một phụ nữ
09:54:31 21/11/2024
Tai nạn giao thông nghiêm trọng trên cao tốc khiến 1 người chết, 10 người bị thương
11:18:02 21/11/2024
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ
18:18:27 21/11/2024
Vĩnh Phúc: Bé gái 5 tuổi bị 2 con chó becgie tấn công tử vong
19:43:29 21/11/2024
Hiện trường tìm kiếm 2 người mất tích trên xe rác rơi xuống sông Bình Thành
13:20:19 21/11/2024
Vụ ô tô rơi khỏi cầu ở Huế: "Người nhái" và tàu lặn tìm kiếm 2 nạn nhân
13:56:55 22/11/2024

Tin đang nóng

Danh tính cô gái Đà Lạt có tên khai sinh độc lạ, nhan sắc được ví như mỹ nhân TVB thập niên 90
11:38:33 22/11/2024
Kỳ lạ chiếc ô tô "vắt vẻo" trên cổng nhà ở Đồng Nai, chủ nhà giải thích mới vỡ lẽ nguyên nhân đầy cảm động
11:35:55 22/11/2024
Bắt đối tượng tẩm xăng thiêu chết bố mẹ ở Hà Giang
14:38:34 22/11/2024
Động thái mới nhất của Hoài Lâm gây xôn xao
11:55:13 22/11/2024
Lindsay Lohan hiện tại: Lấy lại nhan sắc "nữ thần", hạnh phúc bên chồng con
14:03:02 22/11/2024
Cảnh tượng khiến "tiên nữ đồng quê" Lý Tử Thất bị tố giả tạo
14:45:13 22/11/2024
Chàng trai Pháp gốc Việt tìm mẹ ở Bắc Kạn, ít giờ sau đã có tin, cha dượng lên tiếng khiến tất cả lặng đi
14:36:54 22/11/2024
Mỹ nhân Hàn tan sự nghiệp vì "phông bạt": Cái giá chạy theo sự hào nhoáng
14:05:58 22/11/2024

Tin mới nhất

Vụ thanh niên đạp shipper ngã xuống đường: khai lý do sặc mùi 'mũi tên uất hận'?

16:55:24 22/11/2024
Liên quan đến vụ việc một nam thanh niên đạp đổ xe của người đàn ông khi đang lưu thông trên đường, ngày 22/11, Công an quận Bình Tân (TPHCM) cho biết hiện đơn vị này đang lấy lời khai của H.M.T. (SN 2005).

Bị bất tỉnh sau cú tông xe máy vào ô tô đang dừng đèn đỏ

10:33:51 22/11/2024
Khi tài xế ô tô cho xe dừng đèn đỏ tại ngã tư Bồn Nước (phường An Bình, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) thì bị xe máy, biển số: 60M1-37xx do một người đàn ông điều khiển, lưu thông hướng cùng chiều tông vào đuôi.

Xe khách đâm trúng cột điện và tông tử vong người phụ nữ đứng bên đường

10:30:25 22/11/2024
Khi đến địa điểm trên đã tông vào trụ điện và tông trúng bà Phạm Thị Quốc (SN 1950, trú phường Hoài Đức, thị xã Hoài Nhơn) đang đứng trong lề đường. Xe khách tiếp tục lao xuống rãnh thoát nước bên đường.

Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất tại nhiều khu vực từ Thừa Thiên-Huế đến Phú Yên

10:28:08 22/11/2024
Đáng chú ý, mô hình độ ẩm đất cho thấy một số khu vực thuộc các tỉnh từ Thừa Thiên-Huế đến Phú Yên đã gần bão hòa (trên 85%) hoặc đạt trạng thái bão hòa.

Xưởng làm biển quảng cáo bốc cháy trong đêm, lan sang 2 nhà liền kề

07:09:28 22/11/2024
Theo thông tin ban đầu, khoảng 23h ngày 21/11, một cơ sở làm biển quảng cáo tại hẻm 172/69/30 đường Phú Diễn (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) bất ngờ bốc cháy.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia: Cộng hưởng sức mạnh, vững bước vươn mình

05:47:52 22/11/2024
Có lẽ cũng vì thế, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung khẳng định với chuyến thăm lần này, Việt Nam và Malaysia sẽ tăng cường hiểu biết, bổ sung cho nhau và cùng phát triển với tầm nhìn cho giai đoạn mớ...

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia

05:39:56 22/11/2024
Chủ tịch Thượng viện vui mừng đón Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia; bày tỏ hết sức coi trọng chuyến thăm của Tổng Bí thư, cho rằng chuyến thăm sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Tp.HCM: Xử lý các trường hợp kinh doanh hóa chất độc hại ra sao?

21:02:10 21/11/2024
Việc xử lý các trường hợp kinh doanh các hóa chất độc hại trên địa bàn Tp.HCM vẫn đang quyết liệt, khẩn trương xác minh, truy xét, đấu tranh xử lý.

Cận cảnh việc trục vớt chiếc xe chở rác bị rơi xuống sông ở Thừa Thiên Huế

20:45:24 21/11/2024
Do địa hình khó khăn, để trục vớt được chiếc xe rác, lực lượng chức năng đã huy động nhiều máy móc mở đường để đưa xe cẩu vận hành đến sát bờ sông.

Ứng cứu 5 thuyền viên tàu cá bị chìm trên biển

19:46:26 21/11/2024
Ngay sau đó, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Trị đưa tàu CN09 của đơn vị đang thực hiện nhiệm vụ tại đảo Cồn Cỏ tiếp cận, đưa 5 thuyền viên bị nạn lên đảo an toàn.

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam về tình hình Ukraine

18:22:06 21/11/2024
Bộ Ngoại giao Việt Nam đặc biệt khuyến cáo công dân Việt Nam không nên đến Ukraine trừ trường hợp thực sự cần thiết.

Vụ học sinh 'đầu trần' điều khiển mô tô ở Hà Nội: Lập biên bản xử phạt phụ huynh

17:40:12 21/11/2024
Sau khi nhận được clip phản ánh, Đội CSGT số 7 (Phòng CSGT Hà Nội) đã lập biên bản xử phạt 10 học sinh cùng phụ huynh vi phạm các lỗi: Giao xe cho người chưa đủ tuổi điều khiển; không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy...

Có thể bạn quan tâm

Nhà lãnh đạo Triều Tiên lên tiếng về mối quan hệ với Mỹ trong quá khứ

Thế giới

17:15:18 22/11/2024
Chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa ngày càng mở rộng của Triều Tiên bao gồm nhiều loại vũ khí có khả năng hướng tới Hàn Quốc và Nhật Bản cùng các tên lửa tầm xa đã chứng minh khả năng bắn tới lãnh thổ Mỹ.

Sao Việt 22/11: Hoa hậu Ý Nhi về nước, Trương Ngọc Ánh hội ngộ chồng cũ

Sao việt

17:07:18 22/11/2024
Hoa hậu Ý Nhi về Việt Nam thăm gia đình, Trương Ngọc Ánh và Trần Bảo Sơn vui vẻ gặp gỡ trong tiệc sinh nhật con gái.

Không phải em út BTS, đây mới là người mà Rosé viết hẳn 1 ca khúc kể tội thao túng, chiếm hữu, tệ bạc?

Nhạc quốc tế

17:01:12 22/11/2024
Rosé thừa nhận nhân vật từng khiến cô trải qua mối quan hệ độc hại là nguồn cảm hứng rất lớn khi sáng tác những ca khúc cho album lần này khiến các fan càng thêm tò mò người này là ai

Chị Đẹp "máu chiến" nhất kiệt sức đến mức không còn muốn cạnh tranh

Tv show

16:52:12 22/11/2024
Từ Vòng solo đến Công diễn 1, giọng ca Em Không Là Duy Nhất thể hiện phong độ vượt trội với 2 màn trình diễn Mashup 3 Nàng và HOT.

Món ngon mùa Đông bổ, rẻ: Loại trứng nhỏ xíu chỉ hơn 1000k/quả nhưng bổ hơn trứng gà, ngày lạnh làm những món này ngon tuyệt lại dễ làm

Ẩm thực

16:41:44 22/11/2024
Ngày lạnh, bạn có thể tham khảo cách chế biến món ngon dưới đây, tạo nên các món ăn tốt cho bệnh mất ngủ hay quên, cao huyết áp...

Doãn Quốc Đam hé lộ điều bất ngờ khi kết thúc Độc đạo gây chú ý

Phim việt

16:20:35 22/11/2024
Ở bản án cuối dành cho Tân, anh ta chỉ phải nhận mức án 36 tháng tù vì tội giết người, đồng thời phải chi trả viện phí và bồi thường cho Lê Vũ Hồng . Vì vậy, nhiều khả năng Hồng đã được cấp cứu kịp thời và sống sót.

Xôn xao bức tượng con hàu khổng lồ ở Quảng Ninh: Sự thật ngỡ ngàng

Netizen

16:01:28 22/11/2024
Mới đây trên MXH xuất hiện hình ảnh một bức tượng hình con hàu khổng lồ được đặt giữa phố với tiêu đề như: Biểu tượng của tỉnh Quảng Ninh .

Xịt khoáng gây hại như thế nào cho làn da nếu sử dụng sai cách?

Làm đẹp

15:02:15 22/11/2024
Đây là công dụng đầu tiên và quan trọng nhất của xịt khoáng. Khi làn da cảm thấy khô căng, chỉ cần xịt một lớp sương mỏng, bạn sẽ cảm nhận được sự tươi mát và làn da được cấp ẩm tức thì.

Gã chồng rút kiếm gây án sau màn ẩu đả của hai người phụ nữ

Pháp luật

14:55:50 22/11/2024
Trước đó, vào tháng 6/ 2023, Đỗ Văn Quyền vay của anh Nguyễn Sỹ Sơn (SN 1997) số tiền 2,5 triệu đồng. Sau mấy hôm, Quyền trả cho anh Sơn được 1 triệu đồng. Anh Sơn nhiều lần đòi nợ số tiền còn lại nhưng Quyền chưa có tiền trả.

Về Thanh Hóa ngắm bình minh trên bãi Đông

Du lịch

14:42:32 22/11/2024
Bãi Đông nằm trên bán đảo Nghi Sơn, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa, sở hữu cảnh sắc còn khá hoang sơ. Vào lúc bình minh, bãi Đông như khoác lên mình vẻ đẹp khác lạ, thu hút du khách đến săn ảnh và check-in.

Thần số học thứ 6 ngày 22/11/2024: Số 4 làm điều mới, số 8 khởi nghiệp

Trắc nghiệm

14:38:45 22/11/2024
Tra cứu thần số học, thần số học ngày 22/11/2024 cho thấy ngày hôm nay Thần số học số 8 rời khỏi vị trí hiện tại, sẵn sàng đối diện với những thay đổi mới.