Trung Quốc sẵn sàng “đấu” với Ấn Độ bằng bất cứ giá nào
Quân đội Trung Quốc tuyên bố đã dùng tới biện pháp “ứng phó khẩn cấp” trước căng thẳng biên giới với Ấn Độ và sẽ tiếp tục điều thêm quân đến khu vực.
Binh sĩ quân đội Trung Quốc.
Theo India Today, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) ngày 24.7 đã phát đi thông điệp cứng rắn nhất từ trước đến nay về vấn đề tranh chấp biên giới ở Doklam giữa hai nước Trung Quốc-Ấn Độ.
PLA tuyên bố “sẵn sàng bảo vệ chủ quyền đất nước ở khu vực biên giới bằng bất cứ giá nào” và yêu cầu Ấn Độ rút ngay quân làm “cơ sở” giải quyết căng thẳng.
PLA nhấn mạnh rằng, Ấn Độ không nên “mơ tưởng hão huyền” về vấn đề tranh chấp biên giới. Quân đội Trung Quốc nhắc đến việc dùng “biện pháp ứng phó khẩn cấp” và sẽ “tiếp tục điều thêm quân” đến khu vực tranh chấp.
Những tuyên bố này được phía PLA đưa ra trước thềm kỷ niệm 90 ngày thành lập Quân đội Nhân dân Trung Quốc (1.8).
“Làm chấn động một ngọn núi là điều khó khăn”, Đại tá quân đội Trung Quốc Wu Qian nói, trong thông điệp gửi đến Ấn Độ. “Làm chấn động PLA thì càng khó khăn gấp bội”.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Wu Qian.
Đại tá Wu, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc, nói “lịch sử PLA trong 90 năm qua cho thấy quyết tâm trong việc bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và khả năng giải quyết vấn đề là không thể phủ nhận”.
Video đang HOT
Ông Wu bảo vệ việc xây dựng đường sá của Trung Quốc ở cao nguyên Doklam (Trung Quốc gọi là Donglang). “Giữa tháng 6.2017, quân đội Trung Quốc xây dựng tuyến đường mới ở đây là điều bình thường”.
Ông Wu cũng tuyên bố Ấn Độ vi phạm chủ quyền lãnh thổ Trung Quốc, đi ngược lại luật pháp quốc tế. Cuối cùng, ông Wu hy vọng Ấn Độ lựa chọn bước đi mang tính xây dựng, cùng hợp tác với Trung Quốc để duy trì an ninh và ổn định biên giới.
Trong bối cảnh căng thẳng biên giới leo thang, Bhutan đã gửi công hàm yêu cầu Trung Quốc trả lại hiện trạng. Ấn Độ khẳng định, hành động xây đường là đơn phương thay đổi điểm giao biên giới giữa ba bên.
Doklam có vị trí chiến lược quan trọng với Ấn Độ, bởi nếu kiểm soát được cao nguyên này, Trung Quốc có thể cô lập toàn bộ các bang Đông Bắc của Ấn Độ trong chiến tranh.
Theo Danviet
Lo Trung Quốc tấn công phủ đầu, Ấn Độ gấp rút xây boong-ke, chôn mìn, lắp ụ súng máy
"Chúng tôi phải chặn được Trung Quốc tại đây bởi nếu chúng tôi thất bại, họ sẽ tiếp cận được Cổ gà và cắt đứt Ấn Độ với khu vực Đông Bắc", người lính Ấn Độ nói.
Lo Trung Quốc tấn công phủ đầu, Ấn Độ gấp rút xây boong-ke, chôn mìn, lắp ụ súng máy
Trong thời điểm căng thẳng gia tăng nơi biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc, nhà báo Ấn Độ Subir Bhaumik đã tới một căn cứ gần "điểm nóng" Doklam và tường thuật những gì ông mắt thấy tai nghe tại đó. Dưới đây là phần lược dịch bài viết của ông đăng trên báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng.
Không khí ở Nathang
Suốt chặng đường đi từ sân bay Bagdogra ở miền Đông Ấn Độ lên Gangtok, rồi tới căn cứ Nathang của quân đội Ấn Độ gần khu vực Doklam, tôi đếm được ít nhất 6 đoàn xe quân sự đang tiến về hướng biên giới Sikkim (biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ).
Tại Nathang, cách Doklam - nơi lực lượng hai bên đối đầu - chỉ vài km, có thể thấy rõ quá trình xây dựng lực lượng của New Delhi dù tới đêm, các phương tiện quân sự chở pháo và xe tăng hạng nhẹ mới di chuyển để tránh gây chú ý.
Boong-ke mới đang được xây dựng và mìn được chôn dưới đất để đề phòng các cuộc tấn công từ Trung Quốc. Các ụ súng máy cũng đã được dựng lên tại nhiều cứ điểm, còn các binh lính thì thực hành chiến đấu 2 lần/ngày. Dù vậy, các bên vẫn kêu gọi "kiềm chế".
"Chúng tôi được lệnh không làm căng thẳng thêm trầm trọng, vì thế chúng tôi sẽ không gây hấn, chắc chắn không sử dụng hỏa lực, nhưng chúng tôi đang chuẩn bị sẵn sàng để đáp trả nếu phía Trung Quốc có động thái tấn công", một binh lính Ấn Độ thuộc sư đoàn "Mèo đen" (sư đoàn Bộ binh số 17) đóng tại Nathang cho biết.
Thung lũng Nathang, nơi Ấn Độ đặt căn cứ. Ảnh: Mountain Monks
Nathang đóng vai trò như một căn cứ tiếp viện cho tiền đồn Lalten của Ấn Độ. Lalten nằm ở vị trí cao hơn, tạo điều kiện giúp New Delhi có tầm nhìn rõ ràng hơn đối với các hoạt động của Trung Quốc ở vùng Yadong (Tây Tạng), một phần của thung lũng Chumbi, trông xuống hành lang Siliguri (hay còn gọi là "Cổ gà") nhạy cảm.
Ấn Độ đặc biệt lo ngại về khu vực Cổ gà, nhưng đây cũng là nơi quân đội Ấn Độ có ưu thế chiến lược trong trường hợp giao tranh biên giới xảy ra.
"Chúng tôi phải chặn được Trung Quốc tại đây bởi nếu chúng tôi thất bại, họ sẽ tiếp cận được Cổ gà và cắt đứt chúng tôi với khu vực Đông Bắc", người lính cho hay.
Khu vực Cổ gà (khoanh đỏ) rất nhạy cảm đối với Ấn Độ.
Quyết giữ chốt, không cho Trung Quốc xây đường
Người lính trẻ cho biết, tại Lalten, quân Trung Quốc đã vượt qua biên giới, vào khu vực Ấn Độ kiểm soát hồi tháng 6 và đập nát 2 chiếc boong-ke mà sư đoàn Mèo đen đã dựng lên. Anh cũng cho biết, quân đội Ấn Độ đã quyết tâm ngăn Trung Quốc thi công con đường C40 (đường có tải trọng 40 tấn) mà nước này đang cố gắng xây dựng qua cao nguyên Doklam.
Sau khi bỏ chiến lược phòng thủ truyền thống "Chỉ - giữ - biên - giới", Ấn Độ đã mất 4 năm để gây dựng một quân đoàn tấn công ở vùng núi với khoảng 80.000 quân.
"Điều đó khiến Trung Quốc lo ngại khi mà giờ đây chúng tôi có cơ sở hạ tầng tốt hơn, năng lực không vận chiến lược tốt hơn, cùng nhiều khu vực đổ bộ có ưu thế ở Himalayas", Thiếu tướng Apurba Bardalai, chỉ huy đội huấn luyện quân sự Ấn Độ tại Bhutan cho hay, "Mỗi ngày trôi qua, chúng tôi lại thu hẹp khoảng cách với Trung Quốc thêm một chút, xét về năng lực".
Nhiều người tin rằng đó có thể là nguyên nhân châm ngòi cho tình trạng thù địch: "Không xây được đường thì chiến lược thống trị của PLA ở khu vực biên giới tranh chấp sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. Điều đó cũng sẽ dập tắt nỗ lực lôi kéo Bhutan của Trung Quốc", ông Subir Dutta, cựu quan chức cơ quan tình báo Ấn Độ cho hay.
Mặc dù nhiều bên đang kêu gọi hai nước giải quyết vấn đề thông qua đối thoại nhưng Trung Quốc kiên quyết yêu cầu quân đội Ấn Độ phải rút quân trước. Tuy nhiên, theo một binh sĩ khác thuộc sư đoàn Mèo đen, "giây phút chúng tôi bỏ chốt thì người Trung Quốc sẽ xây đường ngay, chúng tôi không chấp nhận điều đó".
Với tình hình căng thẳng như hiện nay, giải pháp có lẽ sẽ không sớm xảy ra. Ít nhất đó là suy nghĩ của nhiều binh lính Ấn Độ.
Binh lính Trung Quốc và Ấn Độ gặp nhau tại biên giới khi căng thẳng giữa hai nước chưa tăng cao. Ảnh: AP
"Chúng tôi muốn hòa bình quay trở lại. Chúng tôi muốn quan hệ bình thường với người Trung Quốc trong khi duy trì sự bình lặng nơi biên giới. Nhưng chúng tôi phải chuẩn bị trong trường hợp gây hấn từ phía bên kia", một binh lính chia sẻ.
Khi tôi trò chuyện với người lính trong lều, ở ngoài kia các hoạt động có vẻ đang diễn ra sôi nổi. Các binh lính dựng boong-ke và xây các công sự, cố gắng chạy đua với thời gian để hoàn thành phần việc được giao trước khi mặt trời lặn. "Nhanh tay lên các cậu!", người sĩ quan chỉ huy giám sát hô vang.
Theo Thời đại
Mỹ chính thức lên tiếng về căng thẳng quan hệ Ấn Độ-Trung Quốc Ngày 22/7, mạng Economic Times đưa tin trong tuyên bố chính thức đầu tiên mới đây về vụ việc, chính quyền Tổng thống Donald Trump cho biết Mỹ đang theo dõi "chặt chẽ và thận trọng" tranh chấp biên giới Ấn Độ-Trung Quốc ở khu vực Doklam. Phát ngôn viên Nhà Trắng Heather Nauert. (Nguồn: timesofisrael.com) Phát ngôn viên Nhà Trắng Heather Nauert...