Trung Quốc sẵn sàng đàm phán về thương mại nếu Mỹ thể hiện sự chân thành
Trong cuộc họp báo tại Hà Nội sáng ngày 4/6, một đại diện của Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam đã nêu ra lập trường chính thức của Bắc Kinh về các mâu thuẫn thương mại Mỹ-Trung, khẳng định Bắc Kinh sẵn sàng đàm phán nếu Washington thể hiện sự chân thành.
Đại biện lâm thời của Đại sứ quán Trung Quốc, bà Doãn Hải Hồng (giữa), trong cuộc họp báo sáng ngày 4/6.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội hôm nay đã tổ chức cuộc họp báo nhằm thông tin về tình hình xoay quanh cọ xát thương mại Mỹ-Trung, và sách trắng “Lập trường của Trung Quốc về các cuộc đàm phán thương mại và kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc” mới được Bắc Kinh công bố hôm 2/6.
Phát biểu tại cuộc họp báo, bà Doãn Hải Hồng, Đại biện lâm thời của Đại sứ quán Trung Quốc, cáo buộc Mỹ đơn phương gây ra các mâu thuẫn thương mại với Trung Quốc, cho rằng hành động này của Washington cản trở mậu dịch đa phương, gây ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của kinh tế toàn cầu, làm tổn hại tới các chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu, đi ngược các nguyên tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Bà Hồng khẳng định quan hệ thương mại Mỹ-Trung có lợi cho cả đôi bên và thế giới nói chung. Bà nói, nhiều hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ là hàng trung gian, do Mỹ thiết kế, người Mỹ hưởng lợi nhiều hơn người Trung Quốc.
“Khoảng 70% hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ là hàng trung gian, nếu Mỹ đánh thuế vào hàng hóa Trung Quốc thì cũng gián tiếp đánh thuế vào các nước khác, làm gia tăng giá thành sản xuất, tăng giá thành sản phẩm và cuối cùng là người tiêu dùng bị ảnh hưởng”, bà Hồng nói.
Dù khẳng định rằng Trung Quốc không sợ cọ xát thương mại, sẵn sàng ứng phó với Mỹ và đã chuẩn bị tâm thế để vượt qua các ảnh hưởng của nó, nhưng bà Hồng cũng nhấn mạnh rằng Trung Quốc sẵn sàng đàm phán nếu phía Mỹ thể hiện sự chân thành.
Video đang HOT
“Chúng tôi không muốn căng thẳng thương mại hai nước leo thang. Trung Quốc sẵn sàng đàm phán nếu Mỹ thể hiện sự chân thành, trên lập trường bình đẳng, đôi bên cùng có lợi”, bà Hồng nói, nhưng nhấn mạnh rằng Bắc Kinh sẽ không thỏa hiệp về các lợi ích cốt lõi.
Trong cuộc họp báo, Đại biện lâm thời của Đại sứ quán Trung Quốc cũng bày tỏ tin tưởng rằng nếu vượt qua cuộc xung đột thương mại này thì Trung Quốc sẽ tiến tới một mức phát triển cao hơn nữa. “Tôi muốn nhấn mạnh là chính phủ và người dân rất quyết tâm trong tình hình hiện nay. Đoàn kết là vũ khí để chiến thắng cuộc xung đột thương mại này”, bà nói.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khởi động cuộc chiến thương mại hồi năm ngoái trong nỗ lực nhằm giảm thâm hụt thương mại với Trung Quốc. Ông Trump đã liên tục áp thuế lên các mặt hàng Trung Quốc xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Kể từ khi ông Trump “nổ phát súng” đầu tiên, hai nước đã có các biện pháp áp thuế ăn miếng trả miếng đối với thương mại hai chiều trị giá hàng trăm tỷ USD.
Hai bên đã cố gắng tìm giải pháp thông qua vài vòng đàm phán. Washington và Trung Quốc đã nối lại các cuộc đàm phán thương mại hồi tháng trước, nhưng vòng đàm phán mới nhất đã kết thúc mà không đi đến một thỏa thuận.
An Bình
Theo Dantri
Căng thẳng gia tăng, Trung Quốc cảnh báo công dân sinh sống tại Mỹ
Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nước ngày càng leo thang, ngày 3/6, Trung Quốc đã lên tiếng cảnh báo công dân của mình về những rủi ro khi học tập, sinh sống tại Mỹ, đặc biệt là việc gia hạn và từ chối thị thực (Visa).
Bế tắc trong quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington được đẩy lên một tầng nấc mới sau khi Chính phủ Mỹ ban hành lệnh trừng phạt đối với "gã khổng lồ công nghệ" Trung Quốc Huawei, cũng như những đối đầu về quan điểm giải quyết xung đột và tranh chấp ở Biển Đông.
Ảnh minh họa: Khuôn viên Đại học Bắc Carolina, Mỹ. (Nguồn: Reuters)
Lời cảnh báo muộn màng
Trong một tuyên bố mới đây, Bộ Giáo dục Trung Quốc khẳng định, một số sinh viên có nguyện vọng du học tại Mỹ đã gặp phải vấn đề khi bị từ chối visa và thời gian cấp thị thực bị kéo dài. "Điều này đã ảnh hưởng đến việc hoàn thành khóa học một cách suôn sẻ, cũng như hành trình tìm kiếm tri thức của các sinh viên Trung Quốc muốn du học tại Mỹ," đại diện Bộ Giáo dục Trung Quốc cho biết.
Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục Trung Quốc còn nhắc nhở sinh viên và các nghiên cứu sinh Trung Quốc cần phải xem xét kĩ các rủi ro trước khi đi du học, đồng thời cần nâng cao nhận thức phòng ngừa và sẵn sàng đối phó trong mọi trường hợp".
Tuy nhiên, Người Phát ngôn Bộ Giáo dục Trung Quốc Xu Mei cũng cho biết, bất chấp căng thẳng thương mại, "tình hình chung" của sinh viên Trung Quốc đến Mỹ vẫn ổn định, và các viện giáo dục đại học Mỹ vẫn đang chào đón các sinh viên Trung Quốc cũng như mong muốn hợp tác với Trung Quốc.
Kể từ khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung nổ ra, nền kinh tế Mỹ cũng đã bị ảnh hưởng không nhỏ khi phần lớn học phí và các khoản chi phí sinh hoạt hàng năm đến từ 360.000 công dân Trung Quốc đang học tập tại đây. Biên tập viên của Thời báo Hoàn cầu Hu Xijin đã nêu lên mối liên hệ khăng khít giữa chiến tranh thương mại với sự phân biệt đối xử mà các sinh viên của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang phải đối mặt trong thời gian gần đây.
"Lời cảnh báo này là phản ứng của Bắc Kinh đối với một loạt các biện pháp phân biệt đối xử gần đây mà Washington đã áp dụng đối với sinh viên Trung Quốc. Đây cũng có thể được coi là một phản ứng đối với cuộc chiến thương mại do Mỹ khởi xướng", biên tập viên Hu Xijin viết trên tài khoản Twitter cá nhân.
Sinh viên Trung Quốc xếp hàng tại một hội chợ việc làm tại tỉnh Quảng Đông. (Nguồn: Reuters)
Đối sách mới
Năm 2018, Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington đã đưa ra thông cáo về an ninh cho các công dân Đại lục đến Mỹ, trong đó cảnh báo khách du lịch chú ý đến các vấn đề bao gồm hóa đơn y tế, tình trạng cướp bóc, các vụ xả súng cũng như khâu kiểm tra hải quan tại sân bay...
Tháng 5/2019, Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ban hành đạo luật cấm bất cứ ai được quân đội Trung Quốc bảo trợ hoặc làm việc cho cơ quan này sẽ không được cấp visa du học hoặc nghiên cứu tại Mỹ.
Theo Reuters, dự luật nói trên được đưa ra trong bối cảnh một số quan chức Mỹ lo ngại về khả năng bảo vệ tài sản trí tuệ, tránh bị đánh cắp từ các công dân nước ngoài. Được biết, trong thời gian tới, dự luật sẽ yêu cầu Chính phủ Mỹ đề xuất một danh sách các tổ chức khoa học và kỹ thuật liên quan tới Quân đội Trung Quốc để từ chối cấp thị thực cho những người đang làm việc hoặc được bảo trợ bởi các tổ chức đó.
Giới chức Mỹ và người đứng đầu tại các trường đại học cũng nhận định rằng, các học giả và sinh viên Trung Quốc học tập và làm việc tại các tổ chức của Mỹ giữ một vai trò quan trọng. Tuy nhiên, việc nhận thức được các rủi ro an ninh mà những cá nhân này đem lại cũng là một việc làm cấp thiết không kém.
Minh Trí
Theo baoquocte/Reuters
Tại sao Trung Quốc cử Bộ trưởng Quốc phòng tới Đối thoại Shangri-La 2019? Lần đầu tiên kể từ năm 2011, Trung Quốc quyết định gửi Bộ trưởng Quốc phòng của mình đến diễn đàn an ninh khu vực. Ủy viên Quốc vụ kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Ngụy Phượng Hòa sẽ là đại diện của Bắc Kinh tại Đối thoại Shangri-La (SLD) diễn ra từ ngày 31/5 đến ngày 2/6 tại Singapore. Ông...