Trung Quốc “săn cáo” ở nước ngoài
Trung Quốc đang tìm kiếm sự giúp đỡ của các nước phương Tây để truy bắt những quan tham bỏ trốn ra nước ngoài
Chiến dịch chống tham nhũng của Trung Quốc đang được mở rộng ra nước ngoài sau khi Bắc Kinh tìm kiếm sự giúp đỡ của phương Tây trong việc truy bắt các quan tham chạy khỏi nước. Báo Financial Times (Anh) ngày 16-9 cho biết một văn phòng chuyên điều tra các quan chức bỏ trốn hoặc đưa người thân và tài sản ra nước ngoài được Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCDI) thành lập như là một phần của chiến dịch “săn cáo 2014″ bắt đầu từ tháng 7 và kéo dài đến cuối năm nay.
Cựu Phó Chủ tịch TP Quảng Châu Tào Giám Liệu
Trước mắt, CCDI đã mở một cuộc điều tra các cá nhân và tài sản có nguồn gốc Trung Quốc ở New Zealand – nước xem Bắc Kinh là đối tác thương mại lớn nhất. Hiện chưa rõ công tác điều tra được tiến hành bên trong lãnh thổ New Zealand hay từ Trung Quốc. Tuy nhiên, các nhân viên điều tra Trung Quốc đã đề nghị nhà chức trách New Zealand cho phép sang nước này thẩm vấn các nghi can.
Trong cuộc điều tra này, CCDI đang nhắm vào vợ, người tình, con và cấp dưới của cựu Phó Chủ tịch TP Quảng Châu Tào Giám Liệu. Tất cả họ đều đang ở New Zealand, thậm chí một số người đã được cấp quốc tịch nước này. Ông Tào bị bắt cuối năm 2013 vì tham nhũng và quan hệ bất chính với rất nhiều phụ nữ.
Video đang HOT
Ngoài New Zealand, một số quan chức ngoại giao Mỹ, Anh, Canada, Úc làm việc ở Bắc Kinh tiết lộ Trung Quốc đang gây sức ép yêu cầu những nước này phải hỗ trợ chiến dịch “săn cáo”. Trong khi đó, theo tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, Tổ chức Cảnh sát Hình sự quốc tế (Interpol) cũng ra lệnh truy nã 69 người Trung Quốc liên quan đến các hành vi tham ô, gian lận, hối lộ.
Bên trong nước, Bộ Công an vừa ban hành chính sách khuyến khích người dân trình báo về những trường hợp là “công dân kép” (vừa là công dân Trung Quốc vừa là công dân một nước khác). Tuy nhiên, một số học giả vẫn còn hoài nghi về sự thành công của chiến dịch “săn cáo”, một phần bởi Bắc Kinh chưa có hiệp định dẫn độ với Mỹ, Canada và phần lớn các nước châu Âu – những nơi ẩn náu ưa thích của quan tham Trung Quốc. Trang tin Sohu dẫn lời ông Tưởng Trinh, Hội trưởng Xúc tiến Hoa kiều thế giới, cho rằng không những ở các “thiên đường của quan tham bỏ trốn” như Mỹ, Canada, Úc hay các nước thuộc Liên hiệp châu Âu (EU), ngay cả quan chức đang trốn ở Hồng Kông cũng khó bắt và dẫn độ về nước.
Kể từ khi Bắc Kinh mở chiến dịch chống tham nhũng, hàng trăm quan chức đã trốn và tẩu tán một khối tài sản không nhỏ khỏi nước này. Tổ chức Liêm chính Tài chính toàn cầu (GFI) ước tính từ năm 2005 đến 2011, có đến 2.830 tỉ USD chảy ra khỏi Trung Quốc. Ngoài ra, kết quả khảo sát của Tập đoàn Tài chính Barclays công bố đầu tuần này cho thấy 47% người giàu Trung Quốc sở hữu hơn 1,5 triệu USD tài sản có kế hoạch chuyển ra nước ngoài trong vòng 5 năm tới. Ở chiều ngược lại, theo Tân Hoa Xã, nhà chức trách Trung Quốc đã đưa về nước hơn 300 người đào tẩu trong nửa đầu năm 2014.
30 quan chức tự tử
Đài Truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) hôm 17-9 đưa tin Phó Chủ tịch Nội Mông Phan Dật Dương đang bị điều tra vì “vi phạm nghiêm trọng kỷ luật đảng và pháp luật”. Tuy nhiên, chi tiết của vụ việc không được tiết lộ.
Ông Phan là mục tiêu mới nhất của chiến dịch chống tham nhũng đang gây ra nỗi lo sợ trong chính trường Trung Quốc. Tính từ đầu năm 2014 tới nay, theo báo The Wall Street Journal, có khoảng 30 quan chức nước này tự tử, gồm cả lãnh đạo các doanh nghiệp quốc doanh. Trước đó, chỉ tính riêng tại TP Quảng Châu, đã có hơn 80 doanh nhân tự tử chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm 2013. Giới doanh nhân than thở về việc họ bị “đưa vào tầm ngắm” khi kiếm được chút của cải – một hiện tượng được mọi người gọi là “lời nguyền của tầng lớp thượng lưu”.
Theo Người Lao Động
Vương Kỳ Sơn: 'Bắt hổ nữa không, từ từ sẽ hiểu'
Trong một cuộc họp gần đây, khi được hỏi liệu có "con hổ" nào lớn hơn Chu Vĩnh Khang bị sa lưới hay không, Vương Kỳ Sơn, lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra kỷ luật TƯ TQ (CCDI) đã mỉm cười nói: "Từ từ sẽ hiểu".
Vương Kỳ Sơn, lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra kỷ luật TƯ TQ. Ảnh: scmp
Theo tờ Epoch Times (Đài Loan), nhiều báo chính thống TQ đã đưa tin về bài phát biểu ngẫu hứng của Vương Kỳ Sơn trong cuộc họp. Với câu hỏi liệu còn con hổ nào lớn hơn Chu Vĩnh Khang, Vương không nói gì và chỉ mỉm cười. Khi hỏi kỹ hơn điều đó có nghĩa là gì, ông đã nói: "Từ từ rồi bạn sẽ hiểu".
Khi được hỏi liệu nỗ lực chống tham nhũng sẽ "giảm nhiệt" trước Đại hội toàn quốc lần thứ 18 của đảng Cộng sản TQ, ông Vương trả lời dứt khoát: "Không".
Trần Minh Huy - chuyên gia truyền thông ở Thượng Hải cho rằng, những gì ông Vương nói thực sự lặp lại điều mà ông Tập Cận Bình từng phát biểu khi Chu Vĩnh Khang sa lưới: "Sự vụ Chu Vĩnh Khang không phải là sự kết thúc của chiến dịch chống tham nhũng".
Cùng ngày khi ông Vương đưa ra câu nói trên, Yan Zhaowei, phóng viên cao cấp của Tân Hoa xã có bài viết: "Với các động thái ở Sơn Tây, Vương Kỳ Sơn phá vỡ những quy định nào?". Bài viết đề cập tới việc 20 quan chức bị &'sờ gáy' ở tỉnh Sơn Tây - khu vực giàu tài nguyên than nhưng đang chìm ngập trong nạn tham nhũng.
Theo Yan, những quy định mà Vương phá vỡ là: "Khi một hành động được chấp nhận một cách rộng rãi, thì kể cả nếu pháp luật chưa cho phép, pháp luật cũng sẽ không trừng phạt người thực thi". Yan nói, Vương đang "xé tan" các nhóm lợi ích, "những hổ lớn" và "các mạng nhện" sinh sống trong quỹ đạo chính trị TQ để mở đường cho cải cách.
Lãnh đạo CCDI thường được so sánh với cựu Thủ tướng Chu Dung Cơ. Cả hai người đều năng động và sẵn sàng thay đổi. Cả hai đều được gọi bằng danh hiệu "trưởng đội cứu hỏa" vì khả năng đối phó khủng hoảng.
Vương Kỳ Sơn được nhiều lãnh đạo phương Tây biết đến vì là người đại diện cho TQ tại các cuộc họp về kinh tế cũng như quan hệ kinh tế Mỹ-Trung. Henry Paulson, cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ, mô tả ông Vương là "quyết đoán và hiếu kỳ", có khiếu hài hước.
Sinh ra tại Thanh Đảo, Sơn Đông, ông học sử tại Đại học Tây Bắc và làm công tác nghiên cứu một thời gian. Vương gia nhập đảng Cộng sản TQ khá muộn, ở tuổi 35, và làm việc trong ngân hàng trước khi trở thành Thị trưởng Bắc Kinh năm 2004. Ông nhậm chức đúng lúc bệnh SARS đang hoành hành, và được ca ngợi đã giải quyết khủng hoảng một cách hiệu quả, thực hiện kiểm dịch chặt chẽ và hợp tác với Tổ chức Y tế Thế giới chứ không che giấu dịch bệnh.
Theo Vitenamnet
Tập Cận Bình chống tham nhũng để tránh sụp đổ Cuộc chiến chống tham nhũng và hoang phí trong bộ máy công quyền Trung Quốc xuất phát từ mối lo sụp đổ chế độ, một nhà báo Singapore nhận định với PV. Pháo hoa mừng lễ trung thu ở quảng trường Thiên An Môn năm 2012 nay trở thành hình ảnh dĩ vãng dưới chính sách thắt lưng buộc bụng của Chủ tịch...