Trung Quốc sai lầm khi “bắt nạt” láng giềng
Trung Quốc đã nhầm khi nghĩ rằng có thể “ bắt nạt” các nước láng giềng nhỏ hơn đang có tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Tuần duyên Nhật Bản “ép” tàu cá lạ xâm nhập lãnh hải.
Tuy nhiên, thời gian chứng minh, Trung Quốc càng hiếu chiến, các nước đối đầu với họ càng trở nên cứng rắn và quyết liệt.
Trung Quốc đang là cường quốc số 1 của khu vực Châu Á- Thái Bình Dương và là siêu cường số 2 thế giới. Vì thế, chẳng ai có thể phủ nhận sức mạnh của quốc gia đông dân nhất thế giới này. Bản thân Trung Quốc cũng hiểu rõ họ có sức mạnh vượt trội so với các nước láng giềng xung quanh họ. Tuy nhiên, Bắc Kinh lại dường như đánh giá thấp ý chí và tinh thần của những nước nhỏ. Dù Trung Quốc đã cố gắng tận dụng lợi thế sức mạnh “cơ bắp” của họ để uy hiếp, dọa dẫm nhằm buộc các nước nhỏ phải khuất phục, nhượng bộ trước họ nhưng kết quả mà họ nhận được là sự “bẽ bàng”.
Cường quốc Châu Á đã phải đối diện với sự thách thức ngày càng lớn và quyết liệt từ các nước láng giềng có tranh chấp với họ. Các nước này tỏ rõ quyết tâm sẽ không lùi bước trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải với Trung Quốc.
Philippines thề chiến đấu “đến người cuối cùng”
Sau vụ va chạm giữa tàu chiến Philippines với tàu hải giám Trung Quốc ở bãi cạn Scarborough hồi tháng 4 năm ngoái, hai nước này đã rơi vào một cuộc tranh chấp căng thẳng chưa từng có ở Biển Đông.
Trong suốt nhiều tháng qua, Trung Quốc đã dùng rất nhiều cách để gây sức ép và uy hiếp Philippines nhằm buộc nước này phải nhượng bộ trong cuộc đối đầu mới nhất ở vùng tranh chấp. Ngoài việc liên tiếp tung ra những lời cảnh báo, đe dọa, Bắc Kinh còn phô trương sức mạnh của mình để thị uy đối phương. Trung Quốc liên tiếp đưa tàu thuyền đến các vùng tranh chấp để quấy nhiễu tàu thuyền đối phương. Thậm chí nước này còn chiếm hẳn bãi cạn Scarborough, ngăn không cho tàu thuyền Philippines tiếp cận vào nơi đây.
Đáp lại những động thái ngày một leo thang trong tranh chấp biển đảo của Trung Quốc, Philippines đã thể hiện sự cứng rắn, sẵn sàng đối đầu trực diện với nước láng giềng chứ không hề e ngại gì. Một trong những động thái cứng rắn nhất của Philippines trong thời gian vừa qua chính là vụ Lực lượng Bảo vệ Bờ biển nước này đã xả súng như mưa vào tàu cá của Đài Loan, khiến một ngư dân thiệt mại. Theo các nguồn tin, Philippines đã bắn gần 50 phát đạn vào tàu Đài Loan sau khi con tàu này bị cáo buộc xâm phạm vào lãnh thổ của Philippines và có hành động hung hăng. Đây được xem như phát súng cảnh cáo mà Manila muốn nhằm vào Bắc Kinh.
Philippines cũng tiếp tục đẩy nhanh tiến trình đưa cuộc tranh chấp với Trung Quốc ra tòa án quốc tế và thúc giục ASEAN tìm kiếm một lập trường chung trước những hành động hiếu chiến của Trung Quốc ở Biển Đông.
Song song với những bước đi như trên, Manila cũng đang mạnh tay đầu tư cho việc nâng cao sức mạnh quân sự và thắt chặt quan hệ với các nước có cuộc đối đầu giống như họ với Trung Quốc. Mới đây, Tổng thống Philippines vừa thông báo sẽ đổ thêm 1,8 tỉ USD vào việc tăng cường năng lực cho Hải quân nước này để đối phó với Trung Quốc.
Video đang HOT
Sự cứng rắn và thách thức của Philippines còn thể hiện qua những phát biểu không hề kiêng dè của giới lãnh đạo nước này.
Trong khi thông báo về khoản đầu tư mới cho Hải quân Philippines, Tổng thống Aquino hôm 21/5 cũng tuyên bố: “Chúng ta đã đưa ra một thông điệp rõ ràng cho thế giới. Đất nước Philippines là của người Philippines và chúng ta có năng lực cũng như sức mạnh để chống lại những kẻ bắt nạt đang xâm nhập vào sân sau của chúng ta”.
Vài ngày sau, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin đã thề sẽ chiến đấu với Trung Quốc “đến người cuối cùng”. Trong khi đó, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đã thẳng thừng lên án việc Trung Quốc đòi chủ quyền dựa trên đường 9 đoạn bao trùm gần toàn bộ Biển Đông là “quá đáng”.
Sau sự kiện Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Philippines bắn chết một ngư dân của Vùng lãnh thổ Đài Loan, Trung Quốc có vẻ như hơi choáng váng trước sự tự tin và có phần thách thức của nước láng giềng nhỏ bé bên cạnh mình. Một tờ báo của Trung Quốc mới đây đã đi phân tích, tìm kiếm lý do về việc tại sao một nước “yếu hơn như Philippines” lại “quá tự tin” như vậy khi đối đầu với họ.
Nhật Bản quyết đối phó Trung Quốc
Trung Quốc và Nhật Bản đang có cuộc tranh chấp nóng bỏng ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư thuộc biển Hoa Đông. Bắc Kinh đang lấn tới ngày một mạnh mẽ trong quyết tâm phá vỡ sự nguyên trạng ở đây, giành lại quyền kiểm soát quần đảo tranh chấp từ tay Tokyo.
Tuy nhiên, quyết tâm của Trung Quốc đang vấp phải ý chí sắt đá của nước láng giềng Nhật Bản. Chính quyền Tokyo cho thấy, họ sẽ “chơi đến cùng” với Bắc Kinh trong cuộc tranh chấp ở biển Hoa Đông này. Sự quyết liệt của Nhật Bản đã được thể hiện rõ nét trong suốt nhiều tháng qua.
Hồi năm ngoái, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản từng đâm thủng tàu Trung Quốc và bắn súng vòi rồng vào con tàu này khi nó xâm nhập vào vùng biển tranh chấp. Sau đó, Nhật Bản còn tiến hành bắt giữ tất cả 14 người đi trên tàu Trung Quốc. Sự quyết liệt của Nhật Bản cho thấy, họ sẽ không để cho Trung Quốc dễ dàng bắt nạt họ.
Sau diễn biến trên Bắc Kinh đã có nhiều hành động mạnh mẽ, từ cảnh báo Nhật Bản “phải trả giá” cho đến đe dọa “chiến tranh” nhưng điều đó chẳng khiến Tokyo nao núng. Không những thế, Nhật Bản liên tục có những hành động “ăn miếng trả miếng” đầy thách thức với Trung Quốc. Bắc Kinh liên tiếp đưa tàu thuyền lượn lờ quanh vùng tranh chấp thì Tokyo cũng triển khai tàu thuyền để đối phó. Tàu thuyền hai bên đã không ít lần có những cuộc đối đầu, rượt đuổi đầy nguy hiểm ở gần Senkaku/Điếu Ngư. Trung Quốc leo thang đưa máy bay, chiến đấu cơ đến vùng trời ở khu vực tranh chấp thì Nhật Bản cũng đáp lại bằng việc triển khai các máy bay chiến đấu hiện đại đi chặn máy bay đối phương.
Trong mấy ngày liên tiếp trong tháng 5 này, Nhật Bản liên tục phát hiện tàu ngầm Trung Quốc lượn lờ gần đảo Okinawa của họ và Tokyo đã không ngừng chỉ trích, lên án hành động của Trung Quốc. Nhật Bản còn thách thức Trung Quốc khi công khai ủng hộ Philippines trong cuộc tranh chấp ở Biển Đông bằng việc cấp thêm tàu tuần tra hiện đại cho quốc gia Đông Nam Á.
Triều Tiên dám “nắn gân” đồng minh lớn Trung Quốc
Trung Quốc và Triều Tiên vốn được coi là một trong những cặp đồng minh gắn bó bền vững hàng đầu thế giới. Trung Quốc vừa là đồng minh lớn nhất cũng vừa là nhà tài trợ lớn nhất của Triều Tiên. Quan hệ giữa hai nước này được gắn bó bởi lợi ích sống còn. Bình Nhưỡng cần Bắc Kinh trong cuộc đối đầu với các cường quốc. Trong khi đó, Bắc Kinh cần Bình Nhưỡng với tư cách là vùng đệm an toàn cho Trung Quốc. Những tưởng mối quan hệ Trung-Triều sẽ không bao giờ có thể rạn nứt nhưng mới đây, người ta đã chứng kiến những mâu thuẫn rõ nét nổi lên giữa hai nước này. Tất cả xuất phát từ việc Triều Tiên không hề kiêng dè đồng minh lớn của mình mà sẵn sàng hành động theo kiểu “vuốt mặt không nể mũi”.
Hôm 5/5 vừa rồi, những người Triều Tiên không rõ danh tính mặc quân phục đã bất ngờ bắt giữ một tàu cá cùng với các ngư dân Trung Quốc. Không những thế, những người Triều Tiên còn đòi một số tiền chuộc lớn. Chưa hết, thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc bị bắt giữ còn tố cáo, nhóm người Triều Tiên đã giữ tàu và các ngư dân của họ suốt hai tuần, đánh đập và rút ruột nhiên liệu trên tàu.
Động thái đầy thách thức trên của phía Triều Tiên không chỉ khiến chính phủ Trung Quốc bực tức mà còn gây ra một làn sóng nổi giận của báo chí và người dân nước này. Trước đó, báo giới và nhiều người dân Trung Quốc từng tỏ ra mất kiên nhẫn trước việc Bình Nhưỡng có tham vọng theo đuổi vũ khí hạt nhân, gây ra mối đe dọa cho khu vực.
Đây không phải là lần đầu tiên Triều Tiên bắt giữ tàu thuyền Trung Quốc. Hồi năm ngoái cũng từng xảy ra một vụ việc tương tự và nó đã khiến Bắc Kinh cảm thấy vô cùng mất mặt.
Sau những cuộc đối đầu trên, giờ đây, có lẽ Trung Quốc đã hiểu ra một điều, dù có sức mạnh và thực lực vượt trội, họ cũng chẳng thể dễ dàng uy hiếp hay bắt nạt các nước láng giềng nhỏ xung quanh.
Theo vietbao
Trung Quốc "lộ nguyên hình kẻ bắt nạt"
Việc Bắc Kinh bác bỏ đề xuất đưa cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải ở Biển Đông ra giải quyết ở tòa án quốc tế khiến họ chẳng khác gì "một kẻ bắt nạt" trong cộng đồng quốc tế. Đó là nhận định vừa được một chuyên gia hàng đầu của Mỹ về luật Trung Quốc đưa ra tuần nàytrên tờ Bưu điện Buổi sáng Hoa Nam - một tờ báo của Hồng Kông.
Chuyên gia hàng đầu của Mỹ về luật Trung Quốc - ông Jerome Cohen
Hồi tháng 1, Philippines đã chính thức thách thức tính pháp lý của yêu sách đường 9 đoạn hay còn gọi là đường lưỡi bò. Theo yêu sách này, Trung Quốc đòi chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông, mở rộng đến tận những khu vực nằm sát bờ biển của các nước láng giềng. Đường 9 đoạn của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) và vì thế nó vấp phải sự phản đối dữ dội của các học giả, các chuyên gia trên toàn thế giới.
Giáo sư Jerome Cohen đến từ khoa Luật của Đại học New York cho biết, ông thấy "thất vọng" khi Bắc Kinh bác bỏ việc đưa cuộc tranh chấp xoay quanh đường 9 đoạn của họ ra giải quyết tại tòa án quốc tế. "Giới lãnh đạo Trung Quốc chắc chắn có quan điểm rằng, tổn thất gây ra từ việc bác bỏ đề xuất đó có thể ít hơn, đặc biệt là nếu họ có thể dọa dẫm, ép buộc Philippines nhượng bộ hơn nữa trong quá trình diễn ra phiên tòa xét xử vụ kiện", chuyên gia Cohen đã nói như vậy trong một bài giảng tại trường Đại học Hồng Kông hôm thứ Năm (23/5).
Tuy nhiên, Trung Quốc "sẽ trở nên có lý hơn" nếu họ trình bày lập luận, lý lẽ trước hội đồng thẩm phán bởi họ có nghĩa vụ phải tuân theo những điều khoản đã ký kết trong Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển, ông Cohen cho hay.
Thay vì tuân theo các thủ tục, Trung Quốc tuyên bố rằng, "lập trường của họ không thể bị thách thức vì nó hoàn toàn đúng và vì thế, chúng tôi không quan tâm đến những gì mà chúng tôi cam kết", ám chỉ đến UNCLOS. Trung Quốc đã ký vào bản Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 ngay sau khi công ước này chính thức có hiệu lực năm 1994.
"Làm sao một nước nào đó lại có thể nói rằng, chúng tôi đúng đến mức chúng tôi không cần phải đến tham dự một phiên tòa công bằng mà chúng tôi đã từng cam kết trước đây để nghe xem quan điểm, lập trường của chúng tôi có được công nhận hay không?", chuyên gia luật hàng đầu Mỹ phát biểu. Theo ông này, "việc Trung Quốc bác bỏ đề xuất giải quyết tranh chấp tại tòa án quốc tế đã khiến hình ảnh của họ trở nên xấu đi trong mắt cộng đồng thế giới... Lúc này, Trung Quốc chẳng khác gì một kẻ bắt nạt"..
Ông Cohen cho biết, ông này muốn nhìn thấy các nước khác có tranh chấp ở Biển Đông và biển Hoa Đông đưa vấn đề của họ ra giải quyết tại tòa án quốc tế.
Chuyên gia Cohen nhấn mạnh, tất cả các "cường quốc lớn" như Mỹ và Trung Quốc "cần phải luôn luôn nhắc nhở mình rằng, họ phải chịu những giới hạn quốc tế dù có thích hay không". Ông Cohen khẳng định, việc Trung Quốc từ chối tham gia vào vụ kiện của Philippines rõ ràng đã làm xói mòn quyền lực mềm của cường quốc Châu Á này.
"Khi các bạn bị xem là người vi phạm luật quốc tế, các bạn sẽ không giành được nhiều lá phiếu trong cộng đồng thế giới", ông Cohen nói.
Nhật Bản ủng hộ Philippines đưa cuộc tranh chấp ở Biển Đông ra tòa án quốc tế
Trung Quốc rõ ràng đang ở thế bất lợi khi bác bỏ việc đưa cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải ở Biển Đông với Philippines ra giải quyết tại tòa án quốc tế bởi con đường này đang được rất nhiều nước ủng hộ.
Theo Bộ Ngoại giao Philippines cho biết, Nhật Bản mới đây đã thể hiện sự ủng hộ cho việc Manila thách thức Trung Quốc ở tòa án quốc tế. Cụ thể, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đưa ra cam kết ủng hộ Philippines khi Ngoại trưởng Albert del Rosario có chuyến thăm đến Tokyo .
"Ông Abe đã bày tỏ sự ủng hộ của chính phủ Nhật Bản đối với việc Philippines chọn lối đi pháp lý theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển để nhằm xác định rõ các vùng lãnh hải và quyền của chúng tôi ở Biển Đông", Bộ Ngoại giao Philippines cho biết.
Tokyo cũng cam kết sẽ tiếp tục ủng hộ Philippines trong việc củng cố năng lực để bảo vệ an ninh hàng hải. Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida hôm 22/5 đã cam kết với người đồng cấp Philippines về việc giúp quốc gia Đông Nam Á này củng cố và tăng cường sức mạnh cho Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Philippines .
Theo lời ông Kishidam, Nhật Bản sẽ sắp xếp để sớm chuyển giao các tàu tuần tra hiện đại cho phía Philippines . Dự án này sẽ được tài trợ bởi nguồn viện trợ phát triển chính thức của Nhật Bản. Đây là trường hợp đầu tiên nằm trong thoả thuận đạt được giữa Mỹ và Nhật Bản hồi tháng 4 năm ngoái. Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng hai nước Mỹ, Nhật đã nhất trí với nhau rằng, những khoản viện trợ nước ngoài của Nhật Bản sẽ được sử dụng để cung cấp tàu tuần tra cho các quốc gia Châu Á-Thái Bình Dương đang tìm cách chống lại sự bành trướng trên biển của Trung Quốc.
Trước Nhật Bản, Liên minh Châu Âu (EU) hôm 15/5 đã lần đầu tiên lên tiếng bày tỏ sự ủng hộ đối với việc tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho các cuộc tranh chấp ở Biển Đông phù hợp với luật quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).
Hôm 22/1, Philippines đã quyết định đưa cuộc tranh chấp giữa nước này với Trung Quốc ở Biển Đông ra tòa án quốc tế sau khi cuộc đối đầu giữa Hải quân Philippines và tàu thuyền đánh cá của Trung Quốc xâm nhập vào bãi cạn Scarborough kéo dài dài dẳng hơn một năm.
Chính phủ Philippines tuyên bố, họ muốn tòa án quốc tế ra phán quyết khẳng định đường 9 đoạn hay còn gọi là đường lưỡi bò của Trung Quốc là "vô giá trị" và "phi pháp".
Theo vietbao
Tàu Trung, Nhật lại đụng độ căng thẳng Căng thẳng giữa hai cường quốc hàng đầu Châu Á vì tranh chấp lãnh thổ ở biển Hoa Đông lại có dịp bùng phát trở lại sau khi Trung Quốc triển khai một số lượng tàu lớn nhất trong nhiều tháng nay đến vùng tranh chấp để đối phó với đội tàu cũng hùng hậu không kém từ phía Nhật Bản. Trong thời...