Trung Quốc sa thải quan chức cảnh sát “nuôi hai bồ nhí”
Theo Tân Hoa xã ngày 11.12, ông Qi Fang – Cảnh sát trưởng thành phố Wusu thuộc tỉnh Tân Cương – đã bị mất ghế vì tội bao một cặp chị em song sinh làm bồ nhí.
Những lời tố cáo nhằm vào ông Qi Fang đã lan tràn trên một trang mạng đông người đọc của tỉnh Tân Cương hồi tuần trước, trong đó có thông tin ông này giúp chạy việc cho hai cô bồ nhí vào làm trong ngành cảnh sát. Trang mạng còn đăng kèm cả một bức ảnh hai cô bồ của quan chức này đang tạo dáng trên giường. Ông Qi Fang đã bị sa thải hồi cuối tuần trước và hiện đang bị điều tra – Tân Hoa xã cho biết. Đây là quan chức mới nhất của Trung Quốc có cuộc sống cá nhân tai tiếng lọt vào “tầm giám sát” của cộng đồng mạng.
Theo thông tin trên trang mạng, ông Qi đã sử dụng chiếc ghế của mình để đưa một cô bồ trở thành sĩ quan chiến dịch đặc biệt. Cô còn lại được nhận vào làm trong ngành cảnh sát giao thông. Quan chức trên còn thuê một căn hộ đắt tiền cho hai chị em và gửi hóa đơn cho cơ quan thanh toán như khoản lộ phí công việc.
Hồi tháng trước, quan chức một quận thuộc thành phố Trùng Khánh là Lei Zhenfu đã bị sa thải sau khi một cuộn băng hình được tung lên mạng, cho thấy ông ta đang quan hệ với thiếu nữ 18 tuổi. Cuộn băng này có liên quan đến một kế hoạch tống tiền vì tội tham nhũng. Cộng đồng mạng còn phanh phui bộ sưu tập đồng hồ sang trọng của một quan chức khác ở tỉnh Thiểm Tây, khiến ông này cũng bị mất chức.
Theo laodong
Bước khởi nghiệp của Tập Cận Bình
29 tuổi, ông Tập Cận Bình, người sau này sẽ trở thành lãnh đạo cao nhất Trung Quốc, chọn cách rời xa cuộc sống sung túc ở thủ đô, chuyển tới một thị trấn nghèo vô danh để bắt đầu sự nghiệp chính trị.
Video đang HOT
Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: AFP
Sau khi cha mất chức, ông Tập ly tán gia đình, chuyển đến ở 7 năm thời niên thiếu và những năm đầu tuổi thanh niên ở một ngôi làng hẻo lánh tỉnh Thiểm Tây, nơi ông phải học những đức tính của nhà nông. Khi 22 tuổi, Tập được trở về vào ghi danh vào đại học.
Là con trai cựu phó thủ tướng Tập Trọng Huân, một trong tám công thần của Trung Quốc, con đường công danh của chàng trai trẻ Tập Cận Bình dường như đã được bảo đảm để thành công. Sau khi tốt nghiệp Đại học Thanh Hoa với tấm bằng kỹ sư hóa học, Tập bắt đầu làm việc với tư cách thư ký của Bộ trưởng Quốc phòng Geng Biao.
Tuy nhiên, một thời gian sau, vào năm 1982, Tập Cận Bình đột nhiên quyết định chuyển tới thị trấn nghèo Chính Định, tỉnh Hà Bắc, cách thủ đô Bắc Kinh 250 km và bắt đầu sự nghiệp chính trị với vị trí phó bí thư huyện ủy. Vài tháng sau, ông được thăng chức bí thư, và nhờ những thành công đạt được trong suốt thời gian lãnh đạo Chính Định, tới năm 1985, Tập được cất nhắc sang vị trí phó thị trưởng tại thành phố Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến.
"Chính Định là nơi mà tôi vẫn luôn nhớ về. Đó là nơi đã giúp tôi học cách trở thành một nhà lãnh đạo", Tập Cận Bình nói khi về thăm thị trấn vào năm 2005. Phó Chủ tịch Trung Quốc cho biết, chính trị trấn nghèo này đã đặt nền tảng cho thành công sau này của ông.
"Tôi từng cảm thấy hoảng sợ và lo lắng, khi thấy mình như một con hổ đang cố gắng ôm trọn bầu trời. Trước đó, tôi đã tích lũy được một lượng kiến thức nhất định, nhưng lại không có nhiều cơ hội để luyện tập. Tôi đã phải học lại mọi thứ từ đầu. Ba năm ấy thật phi thường."
Chính Định từng là trung tâm tôn giáo và chính trị của Trung Quốc trong hơn 1.000 năm. Các nhà khoa học đã phát hiện ra nhiều di tích khảo cổ ở vùng đất này, bao gồm nhiều ngôi chùa và tháp Phật giáo được xây dựng từ thời nhà Tùy và Đường. Tuy nhiên, bùng nổ kinh tế đã khiến hầu hết những địa danh này bị rơi vào quên lãng. Thị trấn nhỏ gần đây mới được các phương tiện truyền thông đại chúng để mắt tới khi là nơi người sẽ trở thành nhà lãnh đạo tiếp theo của Trung Quốc bắt đầu sự nghiệp chính trị.
"Mọi người đều rất tự hào về việc ông Tập từng làm việc ở đây, mặc dù việc đó đã xảy ra từ gần 30 năm trước", Chen Fei, một chủ nhà hàng ở thị trấn, nói. "Đáng tiếc là ông ấy đã ở đây từ trước khi thăng tiến, nên thực tế là chúng tôi không được hưởng nhiều quyền lợi nhiều từ việc đó."
Jia Yonghui, con trai của tiểu thuyết gia Jia Dashan, bạn thân của ông Tập, nói rằng mặc dù còn trẻ và thiếu kinh nghiệm, nhưng nhà lãnh đạo tương lai của đất nước đã làm việc rất tốt trong thời gian tại vị ở Chính Định. Theo lời Jia, Tập Cận Bình rất được lòng người dân của thị trấn.
"Ông ấy nổi tiếng vì luôn sẵn lòng kết bạn với những chuyên gia và nhà nghiên cứu như cha tôi", Jia cho biết. "Ông thường nói, việc một nhà lãnh đạo thừa nhận rằng có một số chuyện họ không thể làm tốt cũng đâu quá tệ, miễn là bên họ có những chuyên gia luôn sẵn sàng và có khả năng làm việc đó."
Tiểu thuyết gia Jia Dashan đã được Tập Cận Bình thăng chức làm trưởng phòng văn hóa của trị trấn vào năm 1982. Tình bạn của họ được duy trì cả khi ông Tập được đề bạt vào vị trí phó thị trưởng ở thành phố Hạ Môn, Phúc Kiến.
"Hồi đầu năm 1997, khi cha tôi lâm trọng bệnh, Tập Cận Bình, lúc đó đã là phó bí thư thành phố Hạ Môn, từng tới thăm ông tại một bệnh viện ở Bắc Kinh. Vài tuần sau đó, ông ấy đã tạt qua Chính Định trên đường từ Bắc Kinh về Phúc Kiến và tới thăm cha tôi trước khi ông qua đời", Jia nói thêm.
Những chi tiết về những năm sống và làm việc tại Chính Định của Tập Cận Bình vẫn còn khá ít ỏi. Hầu hết những người đương thời và các cựu quan chức chính phủ thường từ chối đưa ra bình luận hoặc tham gia những bài phỏng vấn liên quan tới ông.
"Chúng tôi thực sự tự hào vì được làm việc với ông Tập và rất vui mừng khi nghĩ tới triển vọng chính trị của ông ấy", một trong những người quen cũ của vị phó chủ tịch Trung Quốc nói. "Nhưng khi đại hội đảng lần thứ 18 đang tới gần, những cuộc thảo luận như thế về ông là khá nhạy cảm và không phù hợp. Ai biết được ông ấy sẽ bị tác động như thế nào và những hệ quả khác có thể xảy ra?", ông nói thêm.
Truyền thông Trung Quốc từng ca ngợi việc lựa chọn thị trấn nghèo Chính Định như điểm khởi đầu cho sự nghiệp chính trị của Tập Cận Bình là một bước đi khôn ngoan và dũng cảm, đồng thời là minh chứng cho khả năng lãnh đạo tuyệt vời của ông.
Trong một bài báo do Shijiangzhuang Daily công bố hồi năm ngoái, Wang Youhui, người từng là phó chủ tịch thị trấn Chính Định, đã không tiếc lời ca ngợi nhà lãnh đạo tương lai.
Wang cho biết, ông Tập là một nhà lãnh đạo hòa nhã và dễ gần, thường đạp xe quanh thị trấn với chiếc áo của anh nuôi quân màu xanh lá.
"Mặc dù là con trai của một cán bộ cấp cao, nhưng ông ấy không bao giờ tỏ ra cao ngạo. Tập từng về nông thôn, chịu nhiều vất vả và hành xử như một người bình thường, luôn biết cách làm thế nào để kết bạn với những người xung quanh."
"Cùng với vẻ ngoài giản dị, ông ấy luôn thể hiện một nhân cách đáng ngưỡng mộ. Hai điều đó dường như là kết quả của việc được hưởng một nền giáo dục tốt", Wang nói. Ngoài ra, theo ông Wang, Tập còn rất được lòng các cán bộ đã nghỉ hưu, vì ông luôn rất quan tâm tới quyền lợi và nhu cầu của họ.
Cả Jia và Wang đều nói một trong những thành công lớn nhất của ông Tập trong thời gian tại vị ở Chính Định là xúc tiến ngành du lịch trở thành trụ cột của nền kinh tế địa phương. Ông Tập đã quyết định chi hơn 3,5 triệu tệ trong ngân sách thị trấn để xây dựng một cung điện hoàng gia theo mô hình trong cuốn tiểu thuyết Hồng Lâu Mộng. Nơi này sau đó đã trở thành một trong những địa điểm thu hút du lịch nổi tiếng nhất của thị trấn.
Một số người cho rằng Tập Cận Bình đã có sự tính toán rất kỹ lưỡng và khôn ngoan khi chọn Chính Định là nơi bắt đầu hoạn lộ, bởi chính thị trấn bé nhỏ và vô danh ấy đã giúp ông mở lối cho con đường công danh sau này.
"Tập Cận Bình muốn theo đuổi sự nghiệp chính trị ở nhiều tỉnh thành, nhưng ông ấy lại không muốn phải đi quá xa khỏi thủ đô Bắc Kinh, trung tâm quyền lực của đất nước. Đó là lý do tại sao ông ấy chọn Chính Định, một thị trấn nhỏ nhưng khá gần với thủ đô", một người quen của ông Tập cho hay.
Theo lời một giáo sư giấu tên, người từng là bạn thời thơ ấu của Tập Cận Bình, Chính Định chính là một phần trong kế hoạch thăng tiến đầy tham vọng của nhà lãnh đạo tương lai.
Trong suy nghĩ của ông Tập, việc "chuyển ra các tỉnh chính là con đường duy nhất để trở về trung tâm quyền lực".
Theo VNE
Bị dân ôm chân, 'quan' vẫn vênh mặt làm ngơ Hành động trịch thượng của nhóm dân phòng tỉnh Thiểm Tây khiến nhiều cư dân mạng Trung Quốc không khỏi phẫn nộ. "Ông" dân phòng vênh mặt, phì phèo thuốc lá. Ảnh: Chinabuzz Những bức ảnh chụp một người bán hàng rong, trạc ngoài 50, hai tay ôm chặt lấy chân "ông" dân phòng giữa một con phố ở tỉnh Thiểm Tây, đang...