Trung Quốc “sa lầy” ở Senkaku, Đài Loan tăng cường quân lực
Trong năm 2012, những tranh chấp trên biển giữa Trung Quốc với các nước láng giềng đã thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tế về vấn đề biển Đông và biển Hoa Đông, giảm sự chú ý đến vùng lãnh thổ Đài Loan, tạo cho người ta ảo giác về mối quan hệ “đang ngày càng ấm lên” giữa hai bờ eo biển.
Cơ hội “ngàn năm có một” cho Đài Loan
Hiện nay, ngoài tranh chấp về biên giới trên bộ với Ấn Độ ở khu vực Arunachal Pradesh (nam Tạng), Trung Quốc đang vướng vào tranh chấp trên biển ở khu vực biển Đông và biển Hoa Đông, cùng với đó là nguyện ý “thu hồi Đài Loan, thống nhất Đại Lục”, chính điều đó làm họ đau đầu lựa chọn giữa 3 phương án.
Thứ nhất là bằng mọi giá thu hồi đảo Đài Loan rồi mới tính đến các nước xung quanh, thứ hai là thu hồi các đảo mà họ cho là thuộc chủ quyền của mình từ tay các nước lánh giềng, rồi quay về thống nhất lãnh thổ, thứ 3 là cùng lúc giải quyết cả 2 vấn đề trên. Trong 3 phương án, cách giải quyết thứ 3 là sự lựa chọn thiếu khôn ngoan nhất, hiện Trung Quốc không đủ lực tiến hành song song cả 2 việc, chỉ còn phương án 1 và 2 là có tính khả thi nhất.
Tổng thống “Đài Loan dân quốc” Mã Anh Cửu
Trên thực tế, Trung Quốc không bao giờ cho phép Đài Loan trở thành quốc gia độc lập, sự bình yên giả tạo ở eo biển Đài Loan xuất phát từ sự điều chỉnh trong chiến lược ngoại giao và phương pháp giải quyết tranh chấp của Trung Quốc. Ở thời điểm này, vấn đề sử dụng vũ lực để thu hồi Đài Loan là thiếu khôn ngoan, Trung Quốc sẽ khích nộ sự giận giữ của nhân dân Đài Loan, vấp phải sự lên án mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế và có thể là sự can thiệp của Liên hợp quốc.
Hiện nay, tranh chấp chủ quyền biển đảo với các nước láng giềng đang là vấn đề ưu tiên hàng đầu trong chính sách mở rộng “biên giới chiến lược và không gian sinh tồn” mà Trung Quốc đã vạch ra năm 2001, cần giải quyết gấp trước khi các nước này cũng cố quân lực, hình thành khối đồng minh bao vây, ngăn chặn Trung Quốc. Lúc đó, âm mưu độc chiếm biển Đông và Hoa Đông, bành trướng ra Thái Bình Dương, đẩy lùi phạm vi ảnh hưởng của Mỹ ra khỏi khu vực châu Á của họ khó mà thực hiện được.
Hơn nữa, Bắc Kinh cũng tin rằng với thực lực quân sự vượt trội họ muốn thu phục Đài Loan dễ như lấy đồ trong túi. Vì vậy, tuy lập trường của Trung Quốc là phản đối Đài Loan độc lập hoặc bất kỳ hành động nào vi phạm nguyên tắc “một nước Trung Quốc” nhưng Bắc Kinh tạm thời thi hành chính sách ngoại giao “cận giao, viễn công”, hòa hoãn với Đài Bắc để giải quyết tranh chấp về chủ quyền với Nhật Bản, Việt Nam, Philippines… Sự bình yên ở khu vực eo biển Đài Loan chỉ mang tính chất tạm thời, chờ đợi một cơn bão sẽ đến sau khi Bắc Kinh quay trở lại.
Video đang HOT
Hệ thống tên lửa phòng không PAC-3 Đài Loan mua của Mỹ
Có thể nhận thấy trong năm 2013, tình hình ở Senkaku/Điếu Ngư sẽ tiếp tục căng thẳng nhưng chắc chắn sẽ không có xung đột lớn hoặc chiến tranh cục bộ, nhiều khả năng hiện trạng Nhật nắm giữ chủ quyền và Trung Quốc “gầm ghè xung quanh” vẫn được giữ nguyên vì thực lực của Nhật không hề kém Trung Quốc, không dễ để Trung Quốc bắt nạt khi họ được Mỹ chống lưng, hơn nữa Nhật đang triển khai một cuộc tổng công kích Trung Quốc trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự và ngoại giao, cô lập Trung Quốc trước cộng đồng quốc tế. Nếu cứ tiếp tục làm căng với Nhật Bản, Trung Quốc sẽ bị sa lầy ở Senkaku.
Đài Loan gấp rút tăng cường quân lực
Tháng 5/2012, trong khi tình hình hai bờ eo biển Đài Loan đang ở trạng thái “nồng ấm” nhất, tạo cho người ta một viễn cảnh thống nhất trong hòa bình đang hiển hiện trước mắt nhưng đột nhiên trong báo cáo của Bộ quốc phòng Mỹ về tình hình quân lực Trung Quốc xuất hiện một chương với nội dung “Chiến lược của Trung Quốc đối với Đài Loan”, trong đó Mỹ đặt ra “4 tưởng định Trung Quốc tấn công Đài Loan”, gồm có: bao vây cô lập và phong tỏa trên biển tác chiến đổ bộ đánh chiếm đảo quy mô lớn tác chiến có giới hạn nhưng gây áp lực lớn tác chiến từ trên không và tiến công tên lửa đồng thời Mỹ cũng dự kiến những khó khăn không thể giải quyết nếu Bắc Kinh lựa chọn phương án sử dụng vũ lực với Đài Loan.
Nhận thức được vấn đề đó, trong năm 2012, khi Trung Quốc liên tiếp vướng vào các tranh chấp chủ quyền với Việt Nam, Philippines, Nhật Bản thì Đài Loan đã lặng lẽ cải cách quân đội, tăng cường quân lực và chế tạo, mua sắm rất nhiều vũ khí hiện đại với định hướng nhằm đúng vào các loại vũ khí của “Mẫu quốc”.
Cận cảnh hệ thống tên lửa đối hạm Hùng Phong – 2
Cuối tháng 9/2012, hàng không mẫu hạm số hiệu 16 “Liêu Ninh” của Trung Quốc được bàn giao cho lực lượng hải quân thì ngay lập tức Đài Loan đặt mua 2 tàu khu trục tên lửa đã qua sử dụng lớp Oliver Hazard Perry của Mỹ. Cũng trong tháng 9, họ ra mắt 2 loại vũ khí tiên tiến là UAV Sharp Kite và hệ thống rocket nhiều nòng “Lôi Đình – 2000″, chuyên dụng để săn tìm và tấn công lực lượng đổ bộ đánh chiếm đảo.
Tương tự như vậy, khi máy bay tàng hình thế hệ thứ 5 J-20 và J-31 của Đại Lục vừa bay thử thì Đài Loan lập tức triển khai tên lửa Thiên Cung – 3 (Sky Bow -3) có khả năng bắn hạ bất cứ máy bay tàng hình nào. Khi Đại Lục tuyên bố sẽ tiếp tục tăng cường tiềm lực tên lửa thì Đài Loan nhanh chóng tái cơ cấu và triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot ở khu vực Đài Bắc.
Tiếp theo, trong tháng 11/2012, “Bộ quốc phòng” Đài Loan đã quyết định sẽ đóng 12 tàu cao tốc tên lửa lớp Swift Sea có lượng giãn nước nhỏ nhưng trang bị 8 quả tên lửa đối hạm hạng nặng Hùng Phong-3 và 8 quả Hùng Phong-2 với mục đích duy nhất là “hạ sát” tàu sân bay và các tàu khu trục, đổ bộ hạng nặng của Trung Quốc. Thậm chí, tên lửa Hùng Phong-3 có đầu đạn nặng 400kg còn được mệnh danh là “sát thủ hủy diệt Liêu Ninh”. Không quân Đài Loan cũng gấp rút tiến hành hiện đại hóa, trang bị thêm bom điều khiển cho 187 chiếc máy bay cường kích F-CK-1 và nhờ Mỹ nâng cấp 146 chiếc F-16A/B hiện đang sử dụng lên chuẩn hiện đại C/D.
Các loại vũ khí của họ đã gây rất nhiều quan ngại cho các quan chức quân đội Trung Quốc, trong đó tàu tên lửa cao tốc lớp Swift Sea, tên lửa phòng không tầm cao, tầm xa Thiên Cung – 3 và tàu khu trục tên lửa Oliver Hazard Perry cùng với lực lượng F-16 nâng cấp khiến Trung Quốc e sợ nhất.
Tàu cao tốc tên lửa lớp Swift Sea mang “sát thủ hủy diệt Liêu Ninh”
Đài Loan đã sẵn sàng cho một “cuộc chia ly màu đỏ”
Vừa qua, mạng “Tin tức toàn cầu” (Global News Network) đưa tin, thượng nghị sĩ Mỹ James Inhofe – đồng chủ tịch nhóm “kết nối với Đài Loan” (Taiwan Caucus) đã có cuộc viếng thăm Đài Loan – Trung Quốc.
Trong chuyến viếng thăm này, ông James Inhofe đã công bố quyết định của chính phủ Mỹ, sang năm 2015 sẽ bán cho Đài Loan hệ thống phòng không/đánh chặn tên lửa hiện đại Patriot-3 (PAC-3). Trước đó, chính phủ Mỹ đã quyết định trong năm nay sẽ bán 30 chiếc trực thăng tấn công Apache, năm 2014 sẽ bán tiếp 60 chiếc trực thăng vận tải Black Hawk cho Đài Loan.
James Inhofe khẳng định, việc bán vũ khí cho Đài Loan và “luật quan hệ với Đài Loan” được ban hành năm 1979 là sự thừa nhận của Mỹ đối với Đài Loan và Washington phải nỗ lực hơn nữa cho mục đích này. Cùng với sự điều chỉnh hiệp ước an ninh Mỹ – Nhật vừa qua, công nhận trách nhiệm của mình trong vấn đề bảo vệ Senkaku, Mỹ đã chính thức từ bỏ lập trường trung dung, nghiêng hẳn về phía các đối thủ của Trung Quốc.
Tổng thống “Đài Loan dân quốc” Mã Anh Cửu đã từng xác nhận, sau 5 tháng lên cầm quyền trong nhiệm kỳ thứ nhất của mình, Tổng thống tiền nhiệm của Mỹ là George Bush đã xuất khẩu cho Đài Loan một lô vũ khí lớn, Tổng thống kế nhiệm Barak Obama là người đã tiếp nối thỏa thuận trên.
Ông Mã Anh Cửu cho biết thêm, 3 năm trước, trong nhiệm kỳ thứ nhất của ông, Mỹ đã bán cho Đài Loan một khối lượng vũ khí khổng lồ, trị giá 18 tỷ USD. Đây là hợp đồng giao dịch vũ khí lớn nhất kể từ năm 1979 trở lại đây, điều này chứng tỏ Mỹ đã giữ đúng cam kết giúp đỡ Đài Loan “bảo vệ chủ quyền”.
Tên lửa phòng không tầm cao, tầm xa Thiên Cung – 3
Trong cuộc hội kiến với thượng nghị sĩ James Inhofe lần này, Tổng thống “Đài Loan dân quốc” Mã Anh Cửu đã nhắc lại rằng, Đài Loan sẽ hòa hoãn với Nhật Bản về vấn đề tranh chấp Senkaku để cùng nhau khai phá nguồn tài nguyên hải dương phong phú xung quanh quần đảo này. Không thể khẳng định là Đài Loan đã trở thành đồng minh với Nhật để chống Trung Quốc nhưng việc bắt tay với Nhật để “chia sẻ lợi ích chung” là dấu hiệu cho thấy Đài Loan đã dự liệu đầy đủ cho một cuộc sống không cần “mẫu quốc”.
Không phải là Bắc Kinh không biết Senkaku là “khúc xương khó nuốt” nhưng đã trót ở thế cưỡi hổ, muốn xuống cũng khó. Có thể dự đoán, Trung Quốc sẽ nhân một cơ hội hoặc một thời điểm thích hợp để xuống thang chứ không để tình trạng đối đầu căng thẳng cứ tiếp tục tái diễn trong khi họ còn quá nhiều rắc rối phải giải quyết ở biển Đông và eo biển Đài Loan. Nếu Trung Quốc còn cố tình đẩy căng thẳng ở Senkaku lên cao, có thể “cuộc chia ly màu đỏ” sẽ nhanh chóng trở thành hiện thực.
Theo ANTD
Mỹ cam kết bán tên lửa Patriot PAC-3 cho Đài Loan
Tên lửa Patriot PAC-3 của Mỹ - Ảnh: AFP
Mỹ cam kết sẽ bán tên lửa Patriot PAC-3 cho Đài Loan trong năm 2015, theo Thượng nghị sĩ Mỹ James Inhofe, người đang có chuyến thăm Đài Loan hôm 8.1.
Trước vụ mua bán tên lửa tối tân nói trên, Mỹ sẽ bán cho Đài Loan 30 chiếc trực thăng tấn công Apache trong năm nay và 60 chiếc trực thăng vận tải Black Hawk trong năm 2014, ông Inhofe nói khi đến thăm nhà lãnh đạo Mã Anh Cửu.
Ông Inhofe nói các vụ mua bán, cũng như Đạo luật Quan hệ với Đài Loan năm 1979, là một phần cam kết của Washington với Đài Loan, theo hãng tin CNA (Singapore).
Trong khi đó, ông Mã Anh Cửu đã nhắc lại đề xuất nhằm gác tranh chấp để cùng khai thác với Nhật tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trong cuộc gặp với ông Inhofe.
Theo nghị sĩ Quốc dân đảng Lâm Úc Phương, ông Inhofe cũng cam kết với người đứng đầu cơ quan lập pháp Đài Loan Vương Kim Bình trong bữa tiệc chiêu đãi vào tối 8.1 rằng ông sẽ thuyết phục các thượng nghị sĩ Mỹ ủng hộ việc bán các chiến đấu cơ F-16 C/D cho Đài Loan.
Theo TNO
Lãnh đạo Đài Loan bị ném giày Ông Mã Anh Cửu hôm qua trở thành nạn nhân của màn ném giày, túi xách khi ông đang phát biểu mừng ngày Nhân quyền Quốc tế tại Đài Bắc. Một người biểu tình ném giày vào ông Mã Anh Cửu nhưng nhân viên an ninh đã bắt được chiếc giày. Ảnh: news.hexun Theo Chinapost, nhân ngày Quốc tế Nhân quyền, ông Mã...