Trung Quốc rút khỏi hợp đồng dầu khí 5 tỷ USD với Iran
Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc rút khỏi hợp đồng trị giá 5 tỷ USD như một phần trong dự án phát triển mỏ khí tự nhiên ngoài khơi Iran.
Total SA của Pháp đã rút khỏi thỏa thuận này vì các lệnh trừng phạt của Mỹ.
(Ảnh: AP)
Việc Trung Quốc rút khỏi hợp đồng khí đốt South Pars với Iran là diễn biến mới nhất trong chiến dịch gây sức ép tối đa của Washington với Tehran sau khi Tổng thống Trump năm 2018 đơn phương rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran.
Sự việc diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc và Mỹ đang trong cuộc chiến thương mại dài hơi, với các đòn thuế trị giá hàng trăm triệu USD mà 2 nước áp đặt lên hàng hóa của nhau.
Hãng thông tấn SHANA dẫn lời Bộ trưởng Dầu khí Iran Bijan Zangeneh cho biết Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc đã không còn trong dự án nữa. Nhưng ông không nói rõ hay đưa ra bất kỳ lý do nào cho động thái này.
Các quan chức ở Bắc Kinh chưa xác nhận thông tin. CNPC chưa trả lời các cuộc gọi ngày 6/10.
Bộ trưởng Dầu khí Bijan Zangeneh. (Ảnh: EPA)
Bộ trưởng Ngoại giao Iran Mohammad Javad Zarif cùng ngày phàn nàn về chiến dịch của Mỹ chống lại Tehran và tác động của nó đối với các khoản đầu tư nước ngoài.
Video đang HOT
“Chúng ta phải đối mặt với nhiều vấn đề trong lĩnh vực đầu tư vì chính sách áp lực tối đa của Mỹ”, ông Zarif nói trước ủy ban quốc hội, theo hãng tin bán chính thức Tasnim. “Chúng tôi đang cố gắng để loại bỏ các vấn đề.”
Nhà phân tích chính trị Saeed Leilaz tại Tehran tin rằng dù Trung Quốc rời khỏi dự án, nước này vẫn là đối tác thương mại chính của Iran. Leilaz nói một phần lớn doanh thu từ bán dầu mỏ cho Trung Quốc vẫn ở trong nước, cho phép Tehran mua hàng hóa từ Trung Quốc mà không cần chuyển tiền, nên tránh được các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với hệ thống ngân hàng Iran.
Iran nắm giữ trữ lượng khí đốt tự nhiên lớn thứ hai thế giới và trữ lượng dầu lớn thứ tư thế giới. Phần lớn khí đốt tự nhiên của họ đến từ mỏ South Pars khổng lồ, nơi họ chia sẻ với Qatar. Kế hoạch ban đầu cho sự phát triển của South Pars bao gồm xây dựng 20 giếng và hai nền tảng đầu giếng, một dự án có công suất 2 tỷ feet khối (hơn 56 tỷ lít) khí đốt tự nhiên mỗi ngày.
Theo các điều khoản của thỏa thuận ban đầu, Total nắm 50,1% cổ phần, CNPC giữ 30% và công ty Petropars của Iran giữ 19,9%. Với việc Total rút ra, CNPC đã tiếp quản cổ phần của công ty Pháp. Bây giờ Petropars sẽ phát triển lĩnh vực một mình, ông Zangeneh nói.
Total lần đầu tiên rút khỏi Iran vào năm 2006 khi các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc nhắm đến chương trình nguyên tử của Iran, lo ngại họ sẽ chế tạo vũ khí hạt nhân. Tehran khẳng định chương trình của mình chỉ nhằm mục đích hòa bình.
Iran hủy một hợp đồng khác với CNPC vào năm 2012 trong bối cảnh các lệnh trừng phạt quốc tế ngày càng gia tăng, dẫn đến thỏa thuận hạt nhân năm 2015.
Năm 2018, Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân này, sau đó áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Iran đã khiến nước cộng hòa Hồi giáo không thể bán dầu ra nước ngoài và bị tê liệt nền kinh tế.
Cuối tháng 9/2019, Mỹ trừng phạt các hãng vận tải Trung Quốc mà họ cho rằng đang vận chuyển dầu thô của Iran.
Trong khi đó, xuất hiện một loạt các cuộc tấn công trên khắp Trung Đông mà Mỹ đổ lỗi cho Iran. Căng thẳng lên đến đỉnh điểm vào ngày 14/9, khi cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái vào cơ sở dầu lớn nhất thế giới của Ả-rập Xê-út, khiến giá dầu tăng đột biến.
Trong khi phiến quân Houthi, được cho là do Iran hậu thuẫn, nhận trách nhiệm vụ tấn công, Ả-rập Xê-út tố Iran đứng sau các vụ tấn công. Iran phủ nhận có liên quan và cảnh báo bất kỳ cuộc tấn công trả đũa nào nhắm vào họ sẽ dẫn đến một cuộc chiến toàn diện.
(Nguồn: SCMP)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Mỹ dọa trừng phạt, Iran vẫn làm dự án 440 triệu USD
Iran đã ký hợp đồng 440 triệu USD khai thác khí đốt tại vùng Vịnh và ngành năng lượng vận hành tích cực trong trừng phạt.
Ngày 14/9, Chính phủ Iran đã ký một hợp đồng trị giá 440 triệu USD với công ty dầu mỏ Petropars để thăm dò và khai thác mỏ khí đốt Belal ở vùng Vịnh.
Iran khoan thêm dầu ngoài biển, tuyên bố Mỹ không thể trừng phạt được ngành năng lượng Iran. Ảnh minh họa: Reuters
Theo các tuyên bố mới nhất, nước này khẳng định ngành năng lượng vẫn vận hành tích cực và hiệu quả trong bối cảnh bị Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt.
Đài truyền hình quốc gia Iran dẫn lời Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Zanganeh tiết lộ, thỏa thuận được đại diện công ty con của Tập đoàn Dầu mỏ quốc gia Iran mang tên GordC và Công ty PetroPars ký kết nhằm triển khai dự án khai thác khí đốt đầu tiên tại mỏ khí đốt Balal.
Theo hãng tin Shana của Iran, GordC sẽ nghiên cứu các kho lưu trữ dầu và thực hiện việc cấp phép cho các hàng mục bên lề của dự án. Trong khi đó, PetroPars sẽ tiến hành khoan 8 giếng ở ngoài khơi, xây dựng và đặt các giàn khoan dầu và xây dựng 20km đường ống dưới đáy biển.
Trong thỏa thuận trên, PetroPars sẽ sản xuất 14 triệu m3 khí đốt/ngày trong 34 tháng. Khí sản xuất sẽ được xử lý tại nhà máy lọc dầu trên bờ của South Pars Giai đoạn 12.
Nơi cả hai sẽ tập trung khai thác là Belal, mỏ khí đốt mà Qatar cũng sở hữu một phần, nằm cách đảo Lavan trên vùng Vịnh 90 km về phía Nam.
"Hợp đồng này và các hợp đồng lớn khác sắp tới cho thấy chúng tôi đang làm việc bất kể bị các lệnh trừng phạt đe dọa. Các biện pháp trừng phạt đã không ngăn được được chúng tôi và các hoạt động trong ngành năng lượng vẫn diễn ra tích cực" - Bộ trưởng Dầu mỏ Iran tuyên bố tại lễ ký kết thỏa thuận.
"Chúng tôi không muốn khoe mẽ, nhưng Mỹ không thể ngăn chặn xuất khẩu dầu của Iran" - Bộ trưởng Iran tuyên bố.
Trước đó, hồi tháng 8, ông Zanganeh đã tuyên bố, sản lượng các sản phẩm hóa dầu của Iran đã tăng gấp đôi so với năm 2013. Nước Cộng hòa Hồi giáo này sẽ vượt mục tiêu về sản lượng các sản phẩm tinh chế từ dầu mỏ là 100 triệu tấn/năm vào năm 2021.
Bộ trưởng Zanganeh khẳng định rằng sản lượng dầu mỏ của Iran sẽ nhanh chóng trở lại bình thường khi các lệnh cấm vận từ Washington được dỡ bỏ.
Hai ngày trước khi công bố lễ ký kết về dự án khai thác khí đốt trị giá 440 triệu USD nói trên, Bộ trưởng Năng lượng Iran Reza Ardakanian và người đồng cấp Nga Alexander Novak đã có cuộc điện đàm và thảo luận các biện pháp tăng cường hợp tác song phương trong các lĩnh vực kinh tế và năng lượng.
Trong cuộc điện đàm, hai vị Bộ trưởng đã đề cập tới triển vọng của mối quan hệ gần gũi hơn trong lĩnh vực đầu tư và năng lượng giữa hai nước.
Hai Bộ trưởng cũng thúc giục việc triển khai các dự án chung, trong đó, Bộ trưởng Nga hối thúc thực thi các thỏa thuận đạt được trong cuộc họp song phương ở thành phố Isfahan, miền Trung Iran hồi tháng Bảy vừa qua.
Ông Ardakanian và ông Novak là đồng Chủ tịch Ủy ban thường trực Liên chính phủ Nga - Iran về hợp tác thương mại và kinh tế. Cuộc điện đàm mới nhất là cách để nhắc nhở về việc tăng cường hợp tác và thúc đẩy thương mại song phương Nga- Iran trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị tại vùng Vịnh.
Tháng 11/2018, 2 bộ trưởng đã thảo luận các dự án chung, trong đó có nhà máy nhiệt điện Sirik ở Iran và điện khí hóa đoạn đường sắt Garmsar-Incheboron.
Hải Lâm
Theo baodatviet
Iran đòi 15 tỷ USD để trở lại tuân thủ thỏa thuận hạt nhân Iran tuyên bố sẽ chỉ tuân thủ trở lại thỏa thuận hạt nhân 2015 nếu nhận được 15 tỷ USD tiền bán dầu trong 4 tháng tới, hoặc là nước này sẽ tiếp tục rút bớt các cam kết. Hoạt động xuất khẩu dầu của Iran bị đình trệ vì lệnh trừng phạt của Mỹ. Ảnh: Getty "Iran sẽ trở lại thực hiện...