Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương-981 khỏi vùng biển Việt Nam
Hang Tân Hoa Xã ngày 15/7 dân thông bao cua Tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC) noi răng công ty dâu mo nay đã “hoàn thành việc khoan và thăm dò” ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa cua Viêt Nam.
Thông cáo của CNPC noi răng công ty này đã bắt đầu khoan thăm dò hai giếng dầu tại khu vực này từ đâu tháng Năm và kêt thuc hoat đông thăm do ơ hai giêng nay vào các ngày 27/5 và 15/7.
Tàu Trung Quốc phía sau áp sát, ngăn cản, sẵn sàng đâm va, uy hiếp tàu Việt Nam gần khu vực hạ đặt giàn khoan trái phép. (Nguồn: TTXVN)
CNPC đã tiến hành khoan thăm dò bất hợp pháp tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của Việt Nam và dư luân thê giơi. Bên cạnh đó, Trung Quốc đã huy động nhiều tàu và máy bay quân sự để bảo vệ giàn khoan và các hành động hung hăng, khiêu khích như chủ động đâm, va tàu cá và các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam.
Video đang HOT
Việt Nam đã nhiều lần khẳng định chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa ở Biển Đông theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.
Việc Trung Quốc tiến hành hoạt động hạ đặt giàn khoan thăm dò dầu trái phép nói trên đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông, vi phạm luật pháp quốc tế, Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc; không phù hợp với tinh thần DOC, gây căng thẳng và phức tạp tình hình ở Biển Đông.
Trước những bước đi ngang ngược của Trung Quốc, dư luận quốc tế không ngừng bày tỏ sự bất bình. Hòa cùng cuộc đấu tranh chính nghĩa của Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia, chính giới nhiều nước, các tổ chức quốc tế và giới học giả đã liên tục lên tiếng phản đối những hành vi sai trái của Trung Quốc.
Theo Vietbao
Trung Quốc giải thích lý do rút giàn khoan
Tân Hoa Xã hôm nay đưa tin Trung Quốc kết thúc hoạt động của giàn khoan Haiyang 981 và di chuyển về đảo Hải Nam từ hôm qua để tránh bão.
Theo tin tức của Tân Hoa Xã, Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC) đã công bố hoàn thành việc thăm dò (trái phép) ngoài khơi ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trên Biển Đông hôm qua.
CNPC cũng cho biết: Việc thăm dò dầu khí nằm trong dự án Zhongjiannan, và công ty sẽ đánh giá các dữ liệu thu thập được để quyết định bước tiếp theo, theo. Giàn khoan đã được Trung Quốc hạ đặt trái phép vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ 2/5 vừa qua nhưng trên thực tế, CNPC đã do thám khu vực này từ năm 2004.
Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng biển Việt Nam.
Giàn khoan Haiyang Shiyou-981 sẽ được kéo về hoạt động tại đảo Hải Nam.
Qiu Zhongjian, một nhà địa chất học từ Học viện Kỹ thuật Trung Quốc cho rằng dàn khoan được tổ chức rất tốt, và CNPC cũng đã xem xét đầy đủ các mối nguy hiểm địa chất, các vấn đề kỹ thuật và trường hợp bão có thể xảy ra.
Thêm vào đó, phân tích sơ bộ các dữ liệu địa chất thu được đã chỉ ra rằng khu vực này có điều kiện cơ bản và khả năng khai thác dầu khí, nhưng thử nghiệm khai thác không thể bắt đầu trước khi đánh giá toàn bộ của dữ liệu, Wang Zhen, Phó Giám đốc CNPC của Văn phòng nghiên cứu chính sách cho biết.
Cũng theo Tân Hoa Xã vì lý do an toàn, các hoạt động thử nghiệm không thể sắp xếp ngay lập tức, bởi vì tháng 7 là tháng bắt đầu mùa mưa bão.
Quế Nguyễn
Theo_Người Đưa Tin
Xác minh danh sách ngư dân bị Trung Quốc bắt giữ "Chúng tôi đang xác minh lại những thông tin cần thiết như tọa độ hoạt động cụ thể của tàu, danh sách các ngư dân trên tàu bị bắt giữ", Chủ tịch Hội nghề cá cho biết. Sáng 4/7, ông Nguyễn Việt Thắng - Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam thông tin với phóng viên về tình hình xung quanh việc tàu...