Trung Quốc “rụng rời” vì đòn mới của láng giềng
Nhật Bản vừa tăng cường thắt chặt mối quan hệ với nước láng giềng kỳ phùng địch thủ của Trung Quốc. Diễn biến này khiến giới chức ở Bắc Kinh “mất ăn mất ngủ” vì lo lắng.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và người đồng cấp Ấn Độ Narendra Modi
Tokyo và New Delhi hồi cuối tuần vừa rồi đã ký một loạt thoả thuận có thể mở đường cho việc Nhật Bản cung cấp cho Ấn Độ máy bay quân sự và tàu cao tốc. Đồng thời, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng cam kết sẽ hỗ trợ hết sức cho nỗ lực của Ấn Độ trong việc vươn lên trở thành một đầu tàu kinh tế.
Ấn Độ và Nhật Bản cũng đặt nền móng cho việc Tokyo giúp New Delhi phát triển hơn nữa sức mạnh hạt nhân. Thoả thuận cuối cùng liên quan đến hợp tác hạt nhân sẽ được ký kết sau khi hai nước hoàn tất các chi tiết về mặt kỹ thuật của thoả thuận.
Thủ tướng Abe tin rằng các thoả thuận vừa ký kết trong chuyến thăm hồi cuối tuần của ông này đến thủ đô New Delhi sẽ mở ra một giai đoạn hợp tác phát triển mới trong quan hệ giữa Nhật Bản và Ấn Độ.
“Hồi tháng 9 năm 2014 ở thủ đô Tokyo, Thủ tướng Abe đã nói về khoản đầu tư và viện trợ trị giá 35 tỉ USD cho Ấn Độ trong vòng 5 năm. Đó là một kế hoạch tham vọng nhưng cùng với nhau chúng tôi sẽ nhanh chóng biến nó thành sự thực”, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã phát biểu như vậy tại cuộc họp báo với người đồng cấp Abe.
Theo lời ông Abe, hợp tác giữa Nhật Bản và Ấn Độ trong lĩnh vực hạt nhân sẽ hạn chế ở các mục tiêu hoà bình.
Tokyo đã áp đặt các biện pháp trừng phạt về kinh tế và cắt viện trợ tài chính cho Ấn Độ năm 1998, khi New Delhi tiến hành 5 vụ thử hạt nhân. Các biện pháp này đã được dỡ bỏ năm 2001 và mối quan hệ song phương giữa New Delhi và Tokyo từ đó đã được cải thiện đáng kể.
Video đang HOT
Ngoài hợp tác về hạt nhân, hai nước Ấn Độ và Nhật Bản còn ký một thỏa thuận giúp New Delhi củng cố sức mạnh quân sự. Tokyo có thể sẽ bán những chiếc máy bay đổ bộ US-2 cho Ấn Độ và nếu điều đó xảy ra, đây sẽ là hợp đồng cung cấp vũ khí quân sự hạng nặng lớn đầu tiên của Nhật Bản với Ấn Độ sau khi Tokyo dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí năm 2014.
Nhật Bản cũng cam kết hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật để giúp Ấn Độ xây dựng một hệ thống tàu cao tốc. Ngoài ra, Ấn Độ thông báo Nhật Bản sẽ tham gia vào cuộc tập trận hải quân chung Malabar giữa Mỹ và Ấn Độ trên cơ sở định kỳ nhằm đối phó với những thách thức hàng hải ở biển Ấn Độ-Thái Bình Dương.
Theo lời Thủ tướng Modi, New Delhi và Tokyo sẽ hợp tác với nhau để củng cố an ninh hàng hải trong khu vực. “Chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ cho việc bảo đảm tự do hàng hải và tự do bay trên bầu trời cũng như các hoạt động thương mại hàng hải tự do. Chúng tôi tin rằng các cuộc tranh chấp phải được giải quyết một cách hòa bình và rằng tất cả các nước phải tuân theo luật cũng như quy định quốc tế về hàng hải”.
Việc Nhật Bản chìa tay ra với Ấn Độ nằm trong chiến lược thắt chặt vòng vây xung quanh Trung Quốc sau khi cường quốc Châu Á trong những năm gần đây đang nổi lên theo một đường hướng gây lo ngại cho các nước láng giềng xung quanh. Với sức mạnh kinh tế gia tăng nhanh chóng, Trung Quốc đang ra sức tăng cường sức mạnh quân sự và kèm theo đó là một chính sách hiếu chiến nhằm mở rộng ảnh hưởng và thiết lập sự thống trị trong khu vực.
Trung Quốc đang trở thành mối lo ngại của cả Nhật Bản và Ấn Độ. Trung Quốc tranh chấp với Nhật Bản quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông. Ấn Độ lo Trung Quốc đang nhăm nhe tiến vào Ấn Độ Dương. Trong bối cảnh như vậy, Nhật Bản và Ấn Độ đang có xu hướng gắn kết với nhau, tạo thành một liên minh vững chắc để đối trọng với một Trung Quốc ngày càng hung hăng, quyết liệt trong tham vọng của mình.
Những liên minh mới được hình thành nhằm đối phó với Trung Quốc như liên minh Nhật Bản-Philippines, Nhật Bản-Ấn Độ, Nhật Bản-Australia… và cả những liên minh lâu đời như Mỹ-Nhật Bản, Mỹ-Philippines đang ngày càng trở thành mối đe dọa đối với Bắc Kinh.
Kiệt Linh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Thủ tướng Iraq cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ trung chuyển dầu IS
Trong lúc tình hình căng thẳng leo thang khi Thổ Nhĩ Kỳ xâm phạm trái phép lãnh thổ Iraq, thủ tướng Iraq Haider al-Abadi đã cáo buộc nước láng giềng là nơi trung chuyển phần lớn lượng dầu lậu từ IS.
Trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier, Thủ tướng Abadi đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ngăn chặn các hoạt động vận chuyển dầu lậu từ vùng lãnh thổ Syria-Iraq do IS đang kiểm soát. Ông Abadi cũng kêu gọi các nỗ lực quốc tế giúp Iraq chống lại IS.
"Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia láng giềng của Iraq, đáng lí ra Thổ Nhĩ Kỳ phải hòa nhã thân thiện và đảm bảo không có bất kì tên khủng bố nào tràn sang Iraq. Chúng tôi cần thêm các biện pháp mạnh tay hơn nữa khi ngày đêm vẫn xuất hiện những tên khủng bố lẻn vào Syria và Iraq từ chính Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài ra, việc buôn bán dầu lậu của IS từ Syria và Iraq cũng cần phải được chặn đứng", ông Abadi nói.
Ông Abadi yêu cầu Ankara rút quân khỏi lãnh thổ Iraq trong vòng 48 giờ nếu không nước này sẽ kiến nghị lên Hội đồng Bảo an
Thủ tướng Iraq cho biết Thổ Nhĩ Kỳ hoàn toàn nhận thức được vấn đề khi họ hứa sẽ giải quyết chiểu theo Nghị quyết của Hội đồng Bảo An đưa ra tháng trước thúc giục mọi quốc gia chung tay tiêu diệt IS.
Theo đánh giá mới nhất 43% lượng ngân sách của IS đến từ dầu mỏ lậu. Bộ Ngoại giao Nga với các tin tức tình báo thu được khi tiến hành các hoạt động quân sự ở Syria đã khẳng định hầu hết việc buôn bán dầu lậu diễn ra ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Chủ đề Thổ Nhĩ Kỳ đầu cơ trục lợi từ dầu lậu đã nóng hơn bao giờ hết khi chiếc máy bay Su-24 của Nga bị không quân Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ hôm 24.11 gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria.
Tổng thống Nga Vladimir Putin miêu tả hành động của Thổ Nhĩ Kỳ là "đâm sau lưng" bởi những kẻ "ủng hộ khủng bố" và cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ dính líu tới buôn bán dầu lậu với IS. Sau khi vụ việc xảy ra, Nga đã thực hiện một số lệnh trừng phạt kinh tế nhằm vào chính quyền Ankara và triển khai hệ thống phòng không tới Syria.
Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tiếp tục các hoạt động đơn độc ở khu vực. Hôm thứ Năm vừa qua, Thổ Nhĩ Kỳ đã điều động hơn 100 binh sĩ trang bị pháo và xe tăng tiến vào Iraq, sát thành phố Mosul đang bị IS kiểm soát.
Binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ
Baghdad gọi đây là hành động xâm lược lãnh thổ Iraq trong khi Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định đội quân này chỉ là một phần của chiến dịch quốc tế huấn luyện và đào tạo quân đội Iraq chống lại IS.
Trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Đức, ông Abadi một lần nữa tuyên bố việc đưa quân trái phép của Thổ Nhĩ Kỳ vào lãnh thổ Iraq là "không chấp nhận được" và nó xảy ra mà "không được sự cho phép từ chính quyền Iraq".
Hôm Chủ Nhật vừa qua, Baghdad tuyên bố Ankara có 48 giờ để rút quân khỏi lãnh thổ Iraq.
"Trong trường hợp chúng tôi không nhận được dấu hiệu nào tích cực từ phía Thổ Nhĩ Kỳ, chúng tôi sẽ thực thi quyền hợp pháp của mình đệ đơn lên Hội đồng Bảo An yêu cầu chấm dứt hành vi ngang ngược xâm phạm lãnh thổ Iraq", phát ngôn viên chính phủ Iraq Saad al-Hadithi tuyên bố vào hôm qua (7.12) và cho biết Iraq vẫn đang chờ đợi Thổ Nhĩ Kỳ phản hồi chính thức vụ việc.
Theo nguồn tin từ hãng thông tấn Nga RIA, Nga đã sẵn sàng mang vấn đề đệ trình lên Hội đồng Bảo an trong ngày hôm nay (8.12).
Theo_Dân việt
Ba Lan lại làm Nga giận tím mặt Ba Lan lại vừa có hành động thách thức cao độ đối với nước láng giềng Nga khi tính chuyện cùng tham gia với các nước Châu Âu khác trong việc triển khai vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ của mình. Đây là thông tin vừa được Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ba Lan Tomasz Szatkowski tiết lộ hồi cuối tuần vừa...