Trung Quốc rúng động vì Nhật bàn giao tàu ngầm AIP thứ 5
Ngày 08/03 vừa qua, “ Thời báo Hoàn Cầu” Trung Quốc đã đang tải một thông tin “khiến nhiều người kinh ngạc” về tốc độ chóng mặt của Nhật trong lĩnh vực đóng tàu ngầm cực hiện đại kiểu AIP.
Ngày 06/03 vừa qua, lực lượng tự vệ trên biển của Nhật Bản đã tiếp nhận tàu ngầm mang số hiệu 505 lớp “Soryu” từ nhà máy đóng tàu Kobe, trực thuộc công ty công nghiệp nặng Mitsubishi (Mitsubishi Heavy Industries). Trong buổi lễ, đã tiến hành lễ trao quân kỳ cho chiếc tàu ngầm thứ 5 lớp “Soryu” này, nó cũng là chiếc tàu ngầm kiểu AIP thứ 5 mà Nhật Bản tự đóng (mang số hiệu từ 501 – 505).
Ngày 29/01 vừa qua, Bộ quốc phòng Nhật Bản đã công bố kế hoạch chi tiêu ngân sách quốc phòng năm 2013, trong quy hoạch phát triển vũ khí trang bị Nhật năm 2013 có một hạng mục rất quan trọng là đầu tư 53,1 tỷ yên, để đóng mới 1 tàu ngầm lớp “Soryu” có lượng giãn nước 2900 tấn (khi lặn 4000 tấn) được chế tạo trên cơ sở tàu ngầm lớp “Oyashio”.
Bộ Quốc phòng Nhật khẳng định: “Hải quân Nhật đã đặt mua 10 chiếc và dự kiến đến năm 2015, Nhật sẽ có đủ 10 tàu ngầm thông thường trên 4000 tấn, đưa khả năng tác chiến ngầm lên một tầm cao mới”. Khi đó, Nhật giữ rất kín thông tin về số lượng các nhà máy tham gia vào hạng mục tàu ngầm này và cũng không ai biết thực lực của mỗi nhà máy đến đâu nên kế hoạch này bị coi là không tưởng.
Trên thực tế, đối với tàu ngầm thông thường, từ khi đóng mới rồi chạy thử đến khi bàn giao tàu, thuận lợi nhất nhất cũng là 3-5 năm, nên nhiều người cho là Nhật không thể hoàn thành định mức này đúng theo kế hoạch. Nhưng đến khi, ngay đầu năm 2013 Nhật đã bàn giao đến chiếc thứ 5 thì không ai có thể coi thường công nghệ tàu ngầm của Nhật nữa.
Video đang HOT
Tàu ngầm AIP “Scorpene” của hãng DCNS – Pháp trong biên chế của hải quân Malaysia
Loại tàu ngầm này có lượng giãn nước 2900 tấn (khi lặn 4000 tấn), sử dụng công nghệ động lực không cần không khí (AIP), hay còn gọi là động cơ tuần hoàn khép kín, sử dụng chính CO2 giải phóng trong quá trình đốt nhiên liệu để tái sinh ôxy, vì vậy giúp cho tàu có khả năng tác chiến ngầm rất lâu mà không cần nổi lên lấy dưỡng khí.
Chiếc tàu ngầm AIP đầu tiên lớp “Soryu” của Nhật mang số hiệu 501
Các tàu ngầm sử dụng công nghệ động lực AIP có tác dụng giảm bộc lộ radar của bức xạ tần số âm của động cơ và độ rung chấn nên cơ bản không cần ngói cách âm. Hiện nay, ngoài Mỹ ra chỉ có vài nước như: Nhật, Đức, Pháp, Nga và Thụy Điển mới làm chủ được công nghệ này, các nước Australia và Ấn Độ cũng đang từng bước học hỏi hoặc tham gia các chương trình chế tạo liên hợp.
Tàu ngầm SMX-26, một trong những mục tiêu theo đuổi của Trung Quốc
Tháng 5/2012 vừa qua, Australia đã đề nghị được tham gia dự án đóng tàu ngầm “Soryu” của Nhật. Được biết, các công nghệ có liên quan đến dự án này được bảo mật rất cao, nhưng có lẽ nó sẽ sớm được thông qua vì nếu đồng ý, Nhật sẽ đạt được 3 mục đích rất lớn. Một là, giảm bớt chi phí đầu tư cơ bản hai là tăng cường mối quan hệ hữu nghị với Australia và ba là tăng cường khả năng tác chiến ngầm để đối phó với Trung Quốc.
Tàu ngầm S-80 của hãng Navantia – Tây Ban Nha
Hiện nay Ấn Độ cũng đang lựa chọn nhà cung cấp gói thầu mua 6 tàu ngầm theo kiểu nước ngoài, đóng 2 và Ấn Độ tự đóng 4. Cả 4 nhà thầu tham gia dự án này đều phải cung cấp các tàu ngầm AIP, cụ thể là “Scorpene” của hãng DCNS – Pháp, “Amur” 1650 của Viện thiết kế Rubin – Nga, tàu ngầm kiểu 214 của công ty HDW – Đức, tàu ngầm S-80 của hãng Navantia – Tây Ban Nha.
Tàu ngầm kiểu 214 của công ty HDW – Đức trong biên chế hải quân Hàn Quốc
Đại bộ phận Đông Hải có độ sâu trên dưới 40m, vùng có độ sâu nhất cũng chỉ có 150m, còn lại rất ít chỗ vượt qua 100m, chỉ có tàu ngầm AIP cỡ nhỏ mới hoạt động được ở vùng nước nông ấy mà ít phải nổi lên để tránh bị phát hiện, kế hoạch đóng tàu của Nhật nhanh đến mức không tưởng đã làm Trung Quốc rất lo lắng, nếu chậm chân toàn bộ Đông Hải sẽ lãnh địa của tàu ngầm Nhật Bản.
Tàu ngầm Amur của Nga là loại tàu ngầm AIP đắt khách nhất thế giới
Hiện nay, tất cả các đối thủ lớn của Trung Quốc đều đã và sắp có tàu ngầm AIP (Hàn Quốc cũng đã mua tàu ngầm 214 của Đức), trong khi Trung Quốc hiện đang nghiên cứu, phát triển chưa được nên họ rất lo lắng. Thời gian qua họ đã đánh tiếng mua tàu ngầm SMX-16 của Pháp nhưng chưa đạt được thỏa thuận và đến cuối tháng 12/2012, Bắc Kinh đã quyết định mua 4 tàu ngầm lớp “Amur” kiểu 1650 của Nga.
Theo ANTD
Lục quân Thái Lan phát triển hệ thống tên lửa đa nòng
Chiều ngày 7-3, tại Văn phòng Lục quân Thái Lan, Đại tướng Da-phong Rat-ta-na-su-van, Phó Tư lệnh Lục quân Thái Lan, và Đại tướng Phong-sa-kon Bua-xap, Chủ tịch Ủy ban điều hành thuộc Viện Công nghệ Quốc phòng, đã chính thức tiến hành ký kết thỏa thuận hợp tác nghiên cứu để triển khai dự án phát triển hệ thống tên lửa đa nòng loại DTI-1G với độ bắn chính xác cao hơn trên cơ sở loại tên lửa DTI-1.
Hệ thống tên lửa đa nòng DTI-1 hiện nay
Đại tướng Phong-sa-kon tiết lộ, sau khi hoàn tất biên bản ký kết liên quan tới việc tiếp nhận công nghệ đối với loại tên lửa đa nòng giữa Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan Su-kam-phon với phía Trung Quốc, Viện Công nghệ Quốc phòng và Lục quân đã tiến hành ký kết thỏa thuận nhằm phát triển khả năng nghiên cứu về hệ thống tên lửa nói trên. Thời gian triển khai dự án này kéo dài trong 3 năm.
Hiện nay dự án này đang trong thời kỳ tiếp nhận việc chuyển giao công nghệ từ phía Trung Quốc. Theo dự kiến, đến khoảng giữa năm 2014, sẽ tiến hành thử nghiệm đối với loại vũ khí mới phát triển này trên đất Trung Quốc. Thái Lan hiện đang tìm kiếm khu vực thích hợp để đảm bảo an toàn cho quá trình việc bắn thử nghiệm tại nước này.
Việc phát triển hệ thống tên lửa đa nòng với độ chính xác cao này sẽ tăng cường khả năng tác chiến cho Lục quân Thái Lan trong tương lai. Cùng với đó, Viện Công nghệ Quốc phòng Thái Lan sẽ phát triển xây dựng các hệ thống bổ trợ như: Hệ thống mô hình giống như thật phục vụ cho huấn luyện, hệ thống phục vụ cho bảo dưỡng kỹ thuật trong quá trình khai thác sử dụng, hệ thống kiểm tra, đánh giá kết quả sau sản xuất, và hệ thống xử lý loại bỏ khỏi trang bị sau khi các hệ thống tên lửa đa nòng đã hết hạn sử dụng.
Theo ANTD
Tàu chiến Mỹ mô phỏng bắn hạ hàng loạt tên lửa đối hạm C-802 của Trung Quốc Công ty Raytheon đã giới thiệu hệ thống phòng thủ trên hạm thế hệ mới nhất của mình. Trong phần mô tả tính năng có tình huống hệ thống này bắn hạ đồng loạt 8 tên lửa C-802 của Trung Quốc. Trong chuyên mục "Ảnh quân sự" của Thời báo Hoàn Cầu ngày 03/03 có chùm ảnh với chú thích: "Nhóm tên lửa...