Trung Quốc rắp tâm đóng “tàu sân bay không chìm” tại Gạc Ma
Sau khi củng cố căn cứ phi pháp ở đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) với đường bay dài hơn 2 cây số, Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh việc cải tạo các công sự tại bãi Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép). Want China Times dẫn lời tạp chí Kanwa cho hay Trung Quốc chuẩn bị leo thang tranh chấp bằng việc củng cố sức mạnh tại Gạc Ma.
Trung Quốc tăng cường hiện diện quân sự tại Biển Đông
Kanwa cảnh báo việc Trung Quốc cải tạo công sự ở Gạc Ma có thể đặt ra một mối đe dọa cho tất cả các quốc gia có tranh chấp ở Biển Đông, bao gồm cả Việt Nam, Đài Loan, Malaysia, Brunei và Philippines.
Theo kế hoạch của Bắc Kinh, Trung Quốc sẽ xây dựng một “tàu sân bay không thể chìm” ở biển Đông thông qua một dự án cải tạo các công sự quy mô trong khu vực. Các kế hoạch chi tiết cho thấy “tàu sân bay không thể chìm” bao gồm hai đường băng và hai cảng hải quân.
Sau khi dự án này hoàn tất, Trung Quốc sẽ có khả năng triển khai máy bay ném bom chiến lược H-6 và máy bay chiến đấu tới khu vực nam Biển Đông. Hai cảng hải quân có thể tiếp nhận bất kỳ tàu chiến nào của Trung Quốc, ngoại trừ tàu sân bay như Liêu Ninh.
Máy bay ném bom H-6 sẽ đặt ra thêm mối đe dọa cho Mỹ và các đối tác an ninh trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Với phạm vi oanh tạc 6.000 km và bán kính chiến đấu 1.800 km, các máy bay ném bom H-6 có khả năng tấn công các mục tiêu lớn ở phía Bắc nước Úc.
Mặc dù Úc cách Gạc Ma khoảng 3.200 km nhưng máy bay chiến lược H-6 có khả năng mang tên lửa hành trình với tầm xa 2.000 km. Điều này có nghĩa là H-6 sẽ có thể tấn công tất cả các cơ sở quân sự của Mỹ tại Úc.
Video đang HOT
Tên lửa chống tàu như tên lửa YJ-83 và YJ-12 cũng có thể được sử dụng để phong tỏa eo biển Malacca. Bằng cách kiểm soát không phận và hải phận của Biển Đông, Trung Quốc có thể ngăn chặn lực lượng Mỹ tại Úc hỗ trợ các đồng minh ở Đông Á.
Sau khi hoàn tất đường bay tại đảo Phú Lâm của Việt Nam một cách phi pháp thì việc Trung Quốc tạo một căn cứ tương tự tại Gạc Ma chỉ còn là vấn đề thời gian (nếu không bị ngăn chặn). Lúc này, đã có báo cáo cho thấy Trung Quốc đang mở rộng, củng cố căn cứ tại bãi Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép).
Tuy nhiên, theo Kanwa, một “tàu sân bay không thể chìm” cũng không phải là một “tàu sân bay bất khả chiến bại”. Bãi Vành Khăn hay Gạc Ma chỉ cách thành phố Hồ Chí Minh 850 km theo đường chim bay.
Kanwa đánh giá cả hai hòn đảo trên đều nằm trong phạm vi hoạt động của máy bay chiến đấu đa năng Su-30MK2 do Không quân Việt Nam mới nhập từ Nga. Với sự hỗ trợ của Mỹ, Việt Nam có thể khởi động một cuộc tấn công với cả hai hòn đảo trong trường hợp xấu nhất, Kanwa nhận định.
Theo Tri Thức Trẻ
Philippines nghi Trung Quốc triển khai giàn khoan ở Trường Sa
Tổng thống PhilippinesBenigno Aquino III ngày 23/9 tuyên bố đất nước ông sẽ đấu tranh cho quyền chủ quyền của nước này ở Biển Đông và bày tỏ lo ngại rằng một chuyến đi gần đây của 2 tàu khảo sát Trung Quốc có thể mở đường cho việc khoan dầu trong khu vực.
Tổng thống PhilippinesBenigno Aquino III.
Trong cuộc phỏng vấn với hãng tin AP hôm qua, ông Aquino cho hay tất cả các quốc gia nằm bên bờ Biển Đông cũng nên lo ngại về hành động hăm dọa của Trung Quốc, vốn đơn phương tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết vùng biển quan trọng của thế giới.
Trò chuyện bên lề cuộc họp của các nhà lãnh đạo thế giới tại Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), ông Aquino đã đưa ra các bức ảnh về điều mà ông gọi là hành động cải tạo đất của Trung quốc ngoài khơi bãi Gạc Ma trong 2 năm qua. Bãi Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nhưng một số nước khác cũng tuyên bố chủ quyền, trong đó có Philippines.
Tại một khu vực khác, được gọi là Bãi Cỏ Rong, ông Aquino cho hay Trung Quốc đã điều 2 tàu khảo sát tới đây hồi tháng 6.
Nhà lãnh đạo Philippines cho hay ông không rõ về mục đích của 2 tàu này, nhưng đặt câu hỏi rằng liệu có phải Trung Quốc đang lên kế hoạch triển khai một giàn khoan dầu trong khu vực hay không. Ông Aquino cho rằng cũng có thể Trung Quốc chỉ đang vẽ bản đồ địa hình để phục vụ các tàu ngầm của nước này.
"Điều rõ ràng là có 2 tàu đã thực hiện công tác đo đạc trong khu vực", ông Aquino nói.
Philippines hồi tháng trước tuyên bố đã trao công hàm phản đối ngoại giao cho phía Trung Quốc về vụ việc.
Phái đoàn của Trung Quốc tại Liên hợp quốc chưa đưa ra bình luận gì về các cáo buộc của Philippines.
Philippines, một đồng minh hiệp ước của Mỹ, đã chọc giận Trung Quốc bằng cách đưa các tuyên bố chủ quyền rộng lớn của nước này ra một tòa án quốc tế. Ông Aquino hi vọng rằng một phán quyết của tòa án sẽ làm rõ tính pháp lý các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc, có thể tạo ra một phương án công bằng và giúp giảm căng thẳng.
Mặc dù giống Philippines, Trung Quốc đã ký kết Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển, nhưng Bắc Kinh đã từ chối tham gia phiên tòa với lý do phiên tòa thiếu quyền tài phán thích hợp. Một luật sư đại diện cho phía Philippines cho hay sẽ không có một phán trước đầu năm 2016.
Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông, bác bỏ tuyên bố chủ quyền của các bên khác như Philippines, Việt Nam, Brunei, Malaysia và Đài Loan. Khi mạnh kinh tế và quân sự ngày càng gia tăng, Trung Quốc đã hành động ngày càng hung hăng, tuyên bố quản lý hành chính các khu vực bị tranh chấp và các ngư trường.
"Đó là một vấn đề lo ngại quốc gia của Philippines, nhưng đây cũng không phải là lo ngại của riêng chúng tôi. Tôi tin rằng ngoài các quốc gia liên quan, tất cả những ai đi qua Biển Đông đều bị ảnh hưởng", ông Aquino nói.
Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2010, ông Aquino đã tăng cường quân đội Philippines. Hồi tháng 4, ông đã đạt được một thỏa thuận với Mỹ nhằm cho phép các lực lượng có thể tiếp cận tạm thời một số căn cứ quân sự. Nhưng thỏa thuận này đang đối mặt với một thách thức pháp lý tại Philippines và hiện vẫn chưa rõ khi nào đợt triển khai các binh sĩ đầu tiên sẽ bắt đầu.
"Điểm mấu chốt là các lực lượng Mỹ không thể đồn trú lâu dài tại Philippines", ông Aquino nói.
An Bình
Theo Dantri/AP
Tân Hoa Xã: Tạo đảo ở Trường Sa có tầm chiến lược khi xảy ra biến cố Tân Hoa Xã, hãng thông tấn chính thức của Trung Quốc, ngày 11/9 đã đăng bài viết nêu rõ mục đích quân sự của việc cải tạo ở Trường Sa và cho rằng việc biến đảo ngầm thành đảo nhân tạo này có ý nghĩa chiến lược vô cùng quan trọng với Trung Quốc ở Biển Đông khi xảy ra biến cố. Hoạt...