Trung Quốc ráo riết quân sự hóa Biển Đông
Cựu lãnh đạo lực lượng quốc phòng Úc (ADF) cho rằng Bắc Kinh gần như đã hoàn thành viê%3c xây dựng và quân sự hóa khu vực tranh chấp này.
Chiến đấu cơ J-15 chuẩn bị cất cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc – Ảnh: Reuters
Phát biểu tại hội nghị Trường An ninh quốc gia ở Canberra, ông Angus Houston – lãnh đạo ADF từ năm 2005 đến 2011 – cho biết không còn lâu nữa Trung Quốc sẽ phát triển xong hạ tầng trên Biển Đông.
“Tất cả sự phát triển này sẽ cho phép Trung Quốc thống trị và mở rộng sự hiện diện quân sự hơn nữa về phía nam gần Indonesia, Malaysia và Singapore” – ông Houston cảnh báo trên trang News.com.au.
Đóng tàu sân bay thứ 2
Theo ông Houston, “điều quan trọng nhất hiện nay là đảm bảo sự tự do đi lại và quyền đi qua vô hại” bên cạnh việc tìm cách “giải quyết tranh chấp lãnh thổ theo luật pháp quốc tế và ngăn các nước hành động đơn phương đe dọa hòa bình và ổn định khu vực”.
Lo ngại của ông Houston không phải vô căn cứ khi Trung Quốc liên tục leo thang căng thẳng trong bối cảnh cuộc chuyển giao quyền lực ở Mỹ thu hút mọi sự chú ý của thế giới thời gian qua.
Dù Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cam kết không quân sự hóa Biển Đông, các quan chức Mỹ mới đây cho rằng Bắc Kinh sẽ đưa hàng trăm tên lửa đất đối không ra các hòn đảo nhân tạo ở khu vực tranh chấp.
Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế cũng khẳng định Trung Quốc đã xây dựng các cơ sở quân sự, lắp đặt các hệ thống như vũ khí tầm gần, súng chống máy bay trên toàn bộ bảy hòn đảo mà nước này bồi đắp trái phép vào tháng 12/2016.
Một chuyên gia của Trung Quốc tháng trước thậm chí mạnh miệng tuyên bố “nếu Mỹ chiếm Biển Đông, chúng ta có khả năng tiêu diệt họ”.
Mới nhất, truyền thông Trung Quốc ngày 1/2 đưa tin tàu sân bay thứ hai do Bắc Kinh tự đóng, tên Sơn Đông, sẽ được triển khai tại Biển Đông nhằm nâng cao năng lực phản ứng quân sự trong “các tình huống phức tạp”.
Chiếc tàu đang trong giai đoạn hoàn tất sau gần ba năm thi công. Trước đó, Trung Quốc đã triển khai tàu sân bay đầu tiên Liêu Ninh tại Thanh Đảo để canh chừng Nhật Bản và Hàn Quốc.
Video đang HOT
Giới phân tích lo ngại nếu nhận định của ông Houston là đúng, nó sẽ khởi đầu cho sự thay đổi cấu trúc quyền lực của thế giới.
Theo chuyên gia Ross Babbage, sự kiểm soát của Trung Quốc ở Biển Đông có thể làm lung lay an ninh của cả khu vực tây Thái Bình Dương và phá bỏ nỗ lực hàng thập kỷ qua nhằm thiết lập các khuôn khổ luật pháp quốc tế.
Ông Trump sẽ làm gì?
Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump sau khi đắc cử đã liên tục gây căng thẳng với Trung Quốc qua tuyên bố sẽ đánh thuế 45% đối với hàng hóa của Bắc Kinh, điện đàm với nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn và bàn luận về chính sách “một Trung Quốc”.
Ông cũng tuyên bố không sợ xung đột quân sự ở Biển Đông. Còn Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson, người vừa nhậm chức hôm 1/2, đã có tuyên bố cứng rắn đòi cấm Trung Quốc tiếp cận các hòn đảo nhân tạo trên Biển Đông.
Trong tuần này, ông Trump cũng cử tân Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis đến châu Á trong chuyến công du đầu tiên nhằm trấn an các đồng minh.
Có mặt tại thủ đô Seoul của Hàn Quốc ngày 2/2, ông Mattis có cuộc hội đàm với người đồng cấp Hàn Quốc Han Min Koo và gặp Tổng thống tạm quyền kiêm Thủ tướng Hwang Kyo Ahn, cố vấn an ninh quốc gia Kim Kwan Jin.
Theo Reuters, các bên sẽ tập trung thảo luận về nhiều vấn đề, trong đó có việc Mỹ tái triển khai vũ khí chiến lược tới Hàn Quốc nhằm đối phó với mối đe dọa quân sự từ Triều Tiên và việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) trên lãnh thổ Hàn Quốc.
Tiếp đó, ông Mattis sẽ lên đường đến Nhật Bản.
Nhật Bản lo ngại
Chính quyền Tổng thống Donald Trump đến nay vẫn chưa đưa ra kế hoạch cụ thể nào nhằm đối phó với các hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông.
Điều đó khiến cựu bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản Satoshi Morimoto lo ngại tân tổng thống Mỹ có thể bí mật đàm phán thương mại với Trung Quốc vì các lợi ích ngắn hạn có thể khiến Bắc Kinh mở rộng các hoạt động quân sự tại khu vực.
“Tôi lo ngại về sự thất thường của ông Donald Trump… Tôi đặc biệt lo ngại Tổng thống Trump sẽ thỏa thuận và nhượng bộ Trung Quốc” – ông Morimoto nói trên tờ The Australian.
Mỹ và Trung Quốc sẽ xung đột?
Đây là quan điểm của ông Steve Bannon, cố vấn an ninh thân cận của Tổng thống Mỹ Donald Trump, người vừa được trao những quyền lực chưa từng có tiền lệ ở Nhà Trắng.
Theo báo Independent, trên thực tế quan điểm này đã được ông Steve Bannon đưa ra trong một chương trình phát thanh từ năm ngoái. Tuy nhiên nó được nhắc lại trên các bản tin tức thời sự mới nhất khi ông Bannon trở thành cố vấn an ninh và chính thức được tân tổng thống Mỹ trao quyền lực.
Theo đó, ông Bannon cho rằng trong vài năm tới, giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ xảy ra một cuộc chiến tranh vì Biển Đông. “Chúng ta sẽ tham chiến tại Biển Đông trong khoảng từ 5 đến 10 năm nữa? Không có gì nghi ngờ về điều đó. Họ đang tạo nên những bãi cạn và đặt các tên lửa ở đó” – ông Bannon nhận định.
Về phía Bắc Kinh, tuần trước báo South China Morning Post của Hong Kong dẫn lời một quan chức quân đội cao cấp của Trung Quốc cho rằng một cuộc chiến tranh với Mỹ “không chỉ còn là khẩu hiệu” nữa mà trở thành một “thực tiễn đang diễn ra”.
Ông này cũng lên tiếng kêu gọi quân đội Trung Quốc tăng cường điều động lực lượng tại các khu vực biển Hoa Đông và Biển Đông.
Cuối tuần qua ông Steve Bannon, cựu chủ tịch trang tin theo đường lối cánh tả Breibart, đã được ông Trump bổ nhiệm một ghế trong Hội đồng an ninh quốc gia – một ủy ban vốn chỉ dành cho các quan chức cao cấp nhất trong chính quyền Mỹ, chuyên đảm trách về các vấn đề an ninh, đối ngoại.
(Theo Tuổi Trẻ)
Mỹ sẽ đưa thêm máy bay áp sát Biển Đông
Việc triển khai sẽ được thực hiện trong năm nay tới một căn cứ của lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ ở miền bắc nước Úc - theo Reuters.
Mỹ sẽ đưa ít nhất 4 máy bay MV-22 Osprey như thế này tới miền bắc nước Úc - Ảnh: AFP
Người phát ngôn thủy quân lục chiến Mỹ Chris Logan ngày 25-1 xác nhận, sẽ có ít nhất 4 máy bay trực thăng cỡ lớn MV-22 Osprey và 5 máy bay trực thăng AH-1W Super Cobra trong đợt triển khai năm 2017 tới căn cứ Darwin, miền bắc nước Úc.
Trước đó, cũng có thông tin Darwin sẽ được nâng cấp để có thể tiếp nhận được máy bay ném bom tầm xa tàng hình B-1. Thông tin này khi đó đã thu hút được sự chú ý của Trung Quốc bởi tầm tác chiến của B-1 xuất phát từ Darwin bao trùm cả khu vực Biển Đông.
Căn cứ Darwin hiện là nơi đồn trú của khoảng 1.250 binh sĩ Mỹ và được triển khai luân phiên theo từng đợt.
Đây là thỏa thuận đạt được giữa Washington và Canberra năm 2011 dưới thời cựu tổng thống Barack Obama, là một phần trong chiến lược tái cân bằng của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương.
Đúng ra theo kế hoạch, số binh sĩ Mỹ thường trực tại Darwin sẽ được nâng lên gấp đôi so với hiện nay vào năm 2020 nhưng đã bị trì hoãn tới hết năm 2017 bởi những bất đồng giữa Mỹ và Úc xung quanh chuyện chia sẻ kinh phí duy trì căn cứ.
Điều này cơ bản đã được giải quyết hồi tháng 10 năm rồi khi hai bên đạt được thỏa thuận hơn 1,5 tỷ USD. Số tiền này sẽ được sử dụng để xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất tại căn cứ trong thời gian 25 năm.
Bộ Quốc phòng Úc từ chối đưa ra bình luận về kế hoạch lần này. Canberra là đồng minh quan trọng của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương. Sự xuất hiện của các máy bay MV-22 Osprey sẽ củng cố thêm sự hiện diện, tăng cường năng lực của các lực lượng Mỹ tại khu vực.
Tuy nhiên, tương lai của nỗ lực của chính quyền cũ đang bị đặt dấu chấm hỏi dưới chính quyền mới của tổng thống Donald Trump, người đã không dưới hai lần đòi các đồng minh phải "trả tiền" để được Mỹ "bảo vệ".
Khu vực này vốn tập trung nhiều đồng minh quan trọng và đồng minh có lợi ích liên quan của Mỹ như Philippines, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc,...
Cũng cần phải nói thêm về chiến lược tái cân bằng của Mỹ dưới thời Obama. Nó bao gồm hai trụ cột quan trọng là kinh tế và quân sự.
Tuy nhiên, chiến lược đó giờ đã mất đi trụ cột kinh tế khi tổng thống Trump ký quyết định rút Mỹ ra khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Chính quyền mới ở Washington trong những ngày vừa qua đang cố tỏ ra cứng rắn với Bắc Kinh trong vấn đề Biển Đông bằng các tuyên bố kiểu sẽ không để Trung Quốc muốn làm gì thì làm.
Mặc dù vậy, theo giới quan sát, chính quyền mới của ông Trump vẫn đang loay hoay và chưa có một chính sách rõ ràng đối với vùng biển chưa bao giờ hạ nhiệt căng thẳng này.
MV-22 Osprey là máy bay trực thăng "lai" cánh bằng của quân đội Mỹ. Máy bay có thể chở tới 24 binh sĩ đầy đủ trang bị vũ khí, tải trọng cất cánh tối đa hơn 27 tấn và có tầm bay hơn 1.600km với tốc độ nhanh nhất ở mức 565km/h
(Theo Tuổi Trẻ)
Tham vọng không thay đổi Mùa đông năm 1946. Khi ấy, một nước Việt Nam mới đã bước vào cuộc kháng chiến toàn quốc để bảo vệ nền độc lập của mình. Cũng mùa đông năm ấy, ngoài biển khơi, quân đội Trung Hoa bắt đầu ra tay. Ảnh vệ tinh đảo Quang Hòa (Duncan) - nơi bắt đầu trận hải chiến Hoàng Sa 1974 Họ, với tư...