Trung Quốc ra quy định mới, doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm phải tuân thủ điều này
Từ năm 2022, theo quy định của Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC), việc đăng ký doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu vào Trung Quốc được thực hiện trực tuyến trên website của Tổng cục Hải quan Trung Quốc (https://cifer.singlewindow.cn).
Trung Quốc ra quy định mới, muốn xuất khẩu thực phẩm cần thủ tục gì?
Bộ Công Thương cho biết, từ năm 2022, theo quy định của Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC), việc đăng ký doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu vào Trung Quốc được thực hiện trực tuyến trên website của Tổng cục Hải quan Trung Quốc (https://cifer.singlewindow.cn).
Theo đó, doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu các sản ph ẩm thực phẩm phải mở tài khoản và đăng ký sản phẩm mong muốn xuất khẩu vào Trung Quốc tại website trên.
Video đang HOT
Xe chở hoa quả tươi vào bến bãi tại cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn). Ảnh: Quang Duy
Đối với mặt hàng thuộc nhóm (1) chất béo và dầu thực vật, (2) sản phẩm bột ngũ cốc và mạch nha chế biến, và (3) các loại bánh có nhân, cơ sở sản xuất cần được thẩm định về điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm bởi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước khi chuyển đăng ký tới Tổng cục Hải quan Trung Quốc (Tra cứu theo mã HS tại tính năng “Product type query” để biết về phân loại hồ sơ đối với mặt hàng dự kiến đăng ký xuất khẩu. Đối với sản phẩm được phân loại “Yes” đối với yêu cầu “Official recommendation”, hồ sơ sẽ cần phải đăng ký thông qua Bộ Công Thương).
Để có cơ sở công bố, xác nhận sự đáp ứng của doanh nghiệp xuất khẩu với quy định an toàn thực phẩm của Trung Quốc và Việt Nam, Bộ Công Thương đề nghị Sở Công Thương/Ban Quản lý an toàn thực phẩm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký sản phẩm thuộc các diện trên gửi văn bản đề nghị kèm theo Bản thuyết minh (Phụ lục 2) về địa chỉ: Bộ Công Thương (Vụ Khoa học và Công nghệ), số 54, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Đầu mối liên hệ: Ông Nguyễn Mạnh Thắng. ĐT: 024.222.02412; Email: ThangNgM@moit.gov.vn
Trong thời gian 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị, Bộ Công Thương sẽ rà soát thông tin, công bố với Tổng cục Hải quan Trung Quốc về sự đáp ứng của doanh nghiệp đối với quy định an toàn thực phẩm của Trung Quốc và Việt Nam.
Trong trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương tiến hành kiểm tra việc chấp hành quy định an toàn thực phẩm, lấy mẫu kiểm nghiệm sản phẩm trong quá trình sản xuất thực phẩm xuất khẩu.
Doanh nghiệp trực tiếp theo dõi quá trình đăng ký và nhận phản hồi của Bộ Công Thương và Tổng cục Hải quan Trung Quốc trên website.
Bộ NNPTNT cho biết, tính đến ngày 1/3, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã cấp 1.776 mã sản phẩm nông sản, thực phẩm cho các doanh nghiệp Việt Nam để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
Trung Quốc thêm trái cây cấp đông vào nhóm phải đăng ký xuất khẩu
Văn phòng SPS Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc vừa cho biết việc Tổng cục Hải quan Trung Quốc bổ sung sản phẩm trái cây cấp đông, bảo quản lạnh vào danh mục sản phẩm phải đăng ký bởi cơ quan chức năng Việt Nam.
Các mặt hàng trái cây đông lạnh xuất khẩu sang Trung Quốc phải đăng ký danh mục với cơ quan quản lý. Ảnh QUANG THUẦN
Văn phòng SPS Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc vừa cho biết: Tổng cục Hải quan Trung Quốc bổ sung sản phẩm trái cây cấp đông, bảo quản lạnh vào danh mục sản phẩm phải đăng ký bởi cơ quan chức năng Việt Nam.
Nhóm mặt hàng này được giao cho Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN-PTNT quản lý và đăng ký doanh nghiệp.
Từ ngày 12.4.2021, Trung Quốc ban hành Lệnh 248 về "Quy định Quản lý đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu". Trong đó, nêu rõ doanh nghiệp xuất khẩu nước ngoài phải đăng ký khi xuất khẩu 18 nhóm thực phẩm vào thị trường Trung Quốc.
Các sản phẩm gồm: thịt và các sản phẩm từ thịt, vỏ ruột, sản phẩm thủy sản, sản phẩm từ sữa, yến sào và sản phẩm từ tổ yến, sản phẩm từ ong, trứng và các sản phẩm từ trứng, chất béo và dầu thực phẩm, thực phẩm chế biến hỗn hợp từ bột mì, thực phẩm từ ngũ cốc, sản phẩm công nghiệp xay xát ngũ cốc và mạch nha, rau củ tươi và khô (rau tách nước, sấy), đậu khô, gia vị, các loại hạt (quả hạch) và hạt giống, trái cây sấy khô, hạt cà phê và hạt ca cao chưa rang, thực phẩm dinh dưỡng đặc biệt, thực phẩm chức năng. Trái cây đông lạnh là mặt hàng mới nhất được bổ sung vào quy định này.
Hiện Văn phòng SPS Việt Nam đã gửi Công văn số 66/SPS-BNNVN đến Cục Bảo vệ thực vật, đề nghị phối hợp, triển khai thông tin và hướng dẫn cho doanh nghiệp. Thị trường Trung Quốc yêu cầu ngày càng cao về chất lượng cũng như quy cách đóng gói, bao bì của trái cây xuất khẩu, ví dụ như yêu cầu bọc màng ni lông hàng khô nhằm tránh virus xâm nhập...
Hướng dẫn thực hiện quy định mới về an toàn thực phẩm của EU Bộ Công Thương vừa có văn bản số 1150/BCT-KHCN đề nghị Sở Công Thương/Ban Quản lý an toàn thực phẩm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc hướng dẫn thực hiện quy định mới về an toàn thực phẩm của Liên minh châu Âu (EU). Vừa qua, Bộ Công Thương nhận được kiến nghị từ một số doanh nghiệp sản...