Trung Quốc quyết định hồi hương công dân tại Ấn Độ
Trung Quốc đã quyết định hồi hương các công dân của nước này khỏi Ấn Độ, bao gồm sinh viên, khách du lịch, người hành hương và doanh nhân cũng như nhiều người khác đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và muốn trở về quê nhà trong bối cảnh dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 diễn biến phức tạp.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Ấn Độ ngày 25/5 đăng thông báo yêu cầu những người có nguyện vọng hồi hương đặt vé cho các chuyến bay đặc biệt trước ngày 27/5 tới. Thông báo nhấn mạnh những người trở về sẽ phải chấp nhận tất cả các biện pháp phòng dịch và cách ly trong chuyến bay cũng như sau khi nhập cảnh Trung Quốc.
Ngoài ra, những người trở về cũng phải chi trả toàn bộ tiền vé máy bay và các chi phí cách ly ở Trung Quốc. Thông báo cũng lưu ý những người được điều trị COVID-19 hoặc có triệu chứng mắc bệnh như sốt và ho trong 14 ngày qua không nên trở về trên các chuyến bay này.
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh Ấn Độ là một trong 10 nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch bệnh. Sau khi ghi nhận thêm 6.977 ca, số ca nhiễm mới trong ngày cao nhất kể từ khi dịch bệnh xuất hiện trong nước, tổng số ca nhiễm của Ấn Độ tăng lên 138.845 ca. Trong khi đó, số người tử vong vì dịch bệnh tại Ấn Độ đã là hơn 4.000 người.
Video đang HOT
Số ca nhiễm gia tăng nhanh trong khi nhiều doanh nghiệp và các hoạt động vận tải được nối lại tại Ấn Độ do nước này chuyển sang giai đoạn mới của lệnh phong tỏa toàn quốc. Ngày 25/5 là ngày đầu tiên các chuyến bay nội địa Ấn Độ được phép hoạt động trở lại sau quyết định của chính phủ đưa ra tuần trước cho phép nối lại hoạt động hàng không nội địa.
Ước tính, mỗi ngày sẽ có khoảng 1.050 chuyến bay nội địa. Ngoài việc nối lại vận tải hàng không nội địa, vận tải đường sắt trong nước cũng hoạt động trở lại. Công ty Đường sắt Ấn Độ mới đây cho biết sẽ tăng thêm 2.600 chuyến tàu đặc biệt trong vòng 10 ngày tới để hỗ trợ đưa gần 3,5 triệu công nhân từ nhiều thành phố trở về nhà ở các vùng nông thôn.
Ấn Độ ban bố lệnh phong tỏa từ ngày 24/3 nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Tuy nhiên, các biện pháp phong tỏa cũng khiến hàng triệu lao động nhập cư buộc phải đi bộ về nhà, với quãng đường có thể lên tới hơn 1.000 km. Hàng vạn người lao động tự do không có việc làm tại các thành phố cũng lựa chọn trở về quê do lo ngại nguy cơ lây nhiễm cao khi sống trong các khu ổ chuột. Chính dòng người di cư này càng khiến cho công tác kiểm soát dịch bệnh tại Ấn Độ trở nên khó khăn hơn.
Bí ẩn MH370: Tìm ra cách máy bay "tàng hình", không bị ai phát hiện
Những kẻ không tặc đánh cắp MH370 được cho là đã sử dụng một kỹ thuật hàng không đặc biệt để tránh bay vào các lãnh thổ tranh chấp giúp máy bay không bị các quốc gia chú ý, báo Anh Express dẫn lời một chuyên gia hàng không cho biết.
Chuyến bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines bị mất tích vào ngày 8/3/2014 cùng với 239 người trên máy bay trên đường bay từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh. Cuộc điều tra chính thức kết luận rằng, máy bay đã bay về phía nam qua Ấn Độ Dương và dừng lại ở vùng biển phía tây Perth, Australia. Tuy nhiên, 2 cuộc tìm kiếm quốc tế tốn kém trong khu vực này đã ra về tay trắng, không thể phát hiện bất cứ mảnh vỡ nào của MH370. Điều này khiến một số chuyên gia đặt câu hỏi liệu đây có phải là tuyến đường thực sự của MH370.
Chuyên gia hàng không Jeff Wise trong cuốn sách xuất bản năm 2015 có tựa đề "Chiếc máy bay không ở đó" cho rằng MH370 thực tế đã bay về phía bắc châu Á và dừng lại ở Kazakhstan. Nhưng có một điểm cần lý giải ở giả thuyết này đó là: Nếu MH370 thực sự bay về phía Bắc thì nó sẽ bay phía trên vùng lãnh thổ châu Á rộng lớn chứ không phải trên đại dương. Vậy mà không một quốc gia nào chú ý đến chiếc máy bay?
Ông Wise giải thích, MH370 sẽ bay qua quần đảo Andaman, thuộc về Ấn Độ nhưng trạm radar ở đây không hoạt động thường xuyên và dường như chỉ được bật khi một cuộc khủng hoảng nổ ra.
Chánh văn phòng chỉ huy trạm radar trên quần đảo Andamans của Ấn Độ từng thừa nhận rằng: "Chúng tôi hoạt động trên cơ sở được yêu cầu".
Sau đó, MH370 được cho là bay qua Assam, Ấn Độ và sau đó vào không phận Nepal. Vì Nepal là một quốc gia nhỏ bé, nghèo nàn, không có mối lo ngại khẩn cấp nào về cuộc tấn công từ trên không nên radar quân sự của nước này rất có thể cũng không hoạt đông, ông Wise giải thích.
Tuy nhiên, sau đó, MH370 sẽ bay qua Kashmir, được mô tả là vùng lãnh thổ tranh chấp nhất trên Trái đất. Ấn Độ vốn thường xuyên giám sát biên giới Pakistan và thường xuyên chặn các máy bay dân sự đi lạc vào không phận của nước này mà chưa được cấp phép.
Tương tự, Trung Quốc và Ấn Độ cũng là đối thủ từ lâu và thường xuyên giám sát biên giới lẫn nhau. Vậy MH370 đã làm thế nào để không bị radar quân sự của các nước này chú ý. Theo ông Wise, thực tế, MH370 đã bay ngay trên ranh giới của các quốc gia này. Đây là một kỹ thuật hàng không đặc biệt khiến mỗi quốc gia tin rằng chiếc máy bay này đang ở trên không phận của quốc gia khác và không can thiệp.
Một cựu phi công quân sự của Anh tên là Steve Pearson đã tiết lộ với ông Wise rằng kỹ thuật này được các phi công Không quân Anh đôi khi sử dụng để lướt qua không phận mà họ không được phép. Bằng cách áp dụng kỹ thuật này, MH370 dường như đã có thể tránh được bất kỳ sự chú ý nào khi bay gần các khu vực tranh chấp.
Theo danviet.vn
Putin cảnh báo thế giới đang ngày càng trở nên nhiễu động Tổng thống Nga Vladimir Putin lưu ý tới sự nhiễu động đang gia tăng trong tình hình quốc tế. Theo dịch vụ báo chí Kremlin, ông Putin phát biểu như vậy trong bức điện chúc mừng các nhân viên và cựu nhân viên của Bộ Ngoại giao LB Nga nhân lễ của ngành- Ngày nhân viên ngoại giao. Tổng thống Nga Putin. "Tình...