Trung Quốc “quấy” Hoa Đông vì ấm ức bại trận hải chiến 120 năm trước
Khi mà mọi con mắt đều đổ dồn vào Iraq, Ukraine, thì những căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản về các vùng biển đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông vẫn không hạ nhiệt.
Kì 1: 3 bài học của lịch sử
Khi mà mọi con mắt đều đổ dồn vào Iraq, Ukraine, thì những căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản về các vùng biển đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông vẫn không hạ nhiệt. Hôm 11/6, một máy bay của Trung Quốc đã bay sát hai máy bay của Nhật Bản – vụ việc mà cả Bắc Kinh và Tokyo liên tục đổ lỗi cho nhau. Điều tương tự cũng đã từng xảy ra hồi cuối tháng 3 vừa qua.
Những sự va chạm nhỏ kiểu như vậy có thể phát nổ thành các vấn đề lớn giữa các quốc gia. Có một điều tình cờ: Những hình thái như vậy đã xảy ra 120 năm trước đây và là khởi nguồn cho chiến tranh Trung – Nhật (1894-1895). Lúc đó, một tàu hải quân Nhật đã đâm va với một tàu Trung Quốc, là cớ để đế chế Nhật giành lấy đất đai và hàng đoàn thuyền chở tiền của triều đình Nhà Thanh. Cuộc chiến trong quá khứ có thể sẽ đưa ra nhiều bài học cho những diễn biến chiến lược ở Đông Á ngày nay.
Hải quân Trung Quốc vẫn còn chưa nguôi nỗi đau bại trận cách đây 120 năm. Ảnh: AP
Đầu tiên là về địa chính trị: Một cuộc xung đột hạn chế có thể mang lại những thắng lợi to lớn. Năm 1894, trận hải chiến Hoàng Hải, một cuộc đọ sức quy mô nhỏ giữa các chiến hạm Nhật Bản và Trung Quốc, đã tạo điều kiện để đế chế Nhật kiểm soát Biển Hoàng Hải và Biển Hoa Đông. Hiệp định Shimonoseki, ký tháng 4/1895 đã buộc Trung Quốc trao Đài Loàn và các vùng đảo nằm xa đất liền cho Nhật, cùng với đó là khoản bồi thường chiến phí lớn. Với quyền kiểm soát hàng hải, Nhật Bản đã trở thành nước có vị thế áp đảo ở Đông Á.
Điếu Ngư/Senkaku, một cụm đảo nhỏ ở Hoa Đông, không phải là một phần thành quả trong hiệp định kia, mà là do Nhật chiếm giữ năm 1895. Trong con mắt của Bắc Kinh, việc giật lại quần đảo này có thể sẽ là bước đi đầu tiên để “sửa lại” một thỏa thuận hòa bình không công bằng, buộc Nhật phải thay đổi chủ nghĩa phiêu lưu và là cũng là cách báo thù cho thất bại trong lịch sử.
Điều này dẫn đến bài học thứ 2: Các vùng lãnh thổ dù là nhỏ bé, nhưng giá trị mà nó đem lại là rất lớn đối với các bên liên quan. Đấu tranh vì chủ quyền là điều gì đó vượt khỏi những lợi ích vật chất. Đó còn là danh dự, danh tiếng quốc gia. Kết cục chiến tranh là biểu tượng chính trị, khi mà ai cũng nhận thấy Trung Quốc là kẻ thua. Thực sự, vụ đụng độ ở Hoàng Hải đã làm thay đổi trật tự khu vực.
Sự thất thế của hạm đội Trung Quốc chỉ báo cho sự sụp đổ của đế chế Trung Hoa sau nhiều thế kỉ thống trị, thay vào đó là sự thắng thế của Nhật Bản tại châu Á. Bắc Kinh bị ám ảnh bởi ý tưởng đảo ngược trật tự thế giới một lần nữa. Thất bại trong quá khứ vẫn còn là nỗi đau đối với Trung Quốc, dù đã có nhiều lần thay đổi thể chế; trong khi nước Nhật không có ý định thay đổi hiện trạng. Cả Tokyo và Bắc Kinh đều rất coi trọng những giá trị to lớn ẩn bên trong lợi ích vật chất và vị thế quốc tế của mình; đều sẵn sàng trả giá đắt cho những lợi ích đó bằng mạng sống, tiền của và vũ khí quân sự.
Video đang HOT
Và như thế đưa đến bài học thứ 3: Đối với các cường quốc, sức mạnh trên biển là yếu tố quyết định vị thế quốc gia và cũng là phương tiện để bảo vệ lợi ích biển xa. Các cường quốc cần lực lượng hải quân hùng mạnh để thực hiện sứ mệnh của mình. Hoàng đế Nhật Bản từng ban chỉ dụ sẽ hiện đại hóa quốc đảo này sau cải cách Minh Trị năm 1868. Kể từ thời điểm đó, thợ đóng tàu Nhật Bản đã mất gần hai thập kỷ để xây dựng một hạm đội chiến đấu từ mớ hỗn độn gồm nồi hơi, súng ống và nhiều thiết bị nhập khẩu khác. Hạm đội Frankenfleet của Tokyo sau khi vươn ra biển lớn đã làm bẽ mặt hạm đội của nhà Thanh vốn được ca ngợi là hùng mạnh hơn tất thảy.
Sức mạnh trên biển rõ ràng là rất quan trọng. Đối với Tokyo và Bắc Kinh ở thời điểm đó, kết cục cuộc chiến Trung-Nhật một lần nữa khẳng định sự cần thiết phải đẩy nhanh xây dựng lực lượng hải quân. Trung Quốc đã đóng nhiều tàu khu trục tiên tiến, một số lượng lớn tàu ngầm diesel trang bị tên lửa và tàu sân bay đầu tiên của mình – tất cả đều được hỗ trợ bởi máy bay chiến đấu trên bờ và tên lửa đối hạm có thể tấn công mục tiêu trên biển trong tầm bắn hàng trăm dặm.
Về phần mình, Nhật Bản cũng có những bước đi phù hợp với động thái của Trung Quốc, tăng cường lực lượng tàu ngầm đẳng cấp thế giới, lần đầu tiên sau một thập kỷ nới lỏng chi tiêu quốc phòng – mặc dù ngân sách quốc phòng của Trung Quốc, vốn đã lớn hơn rất nhiều và vẫn đang tiếp tục tăng lên một cách nhanh chóng. Tokyo cũng tiếp cận các quốc gia ven biển châu Á khác đang vướng vào tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh – các đối tác liên minh có thể bổ trợ cho nhau khi đối đầu với Bắc Kinh trên mặt trận chính trị.
(Còn nữa)
Theo Hoài Thanh
Báo tin tức/Foreign Policy
Chuyên gia Biển Đông: Mỹ đề xuất "đóng băng leo thang" là dấu hiệu tốt
Trao đổi với Dân Trí, chuyên gia nổi tiếng về Biển Đông Richard Hayderian cho rằng, Mỹ cần tham gia tích cực hơn nữa về mặt ngoại giao với ASEAN và tăng cường "dấu chân" về quân sự cũng như chiến lược ở châu Á. Ông cũng cho rằng đề xuất "đóng băng leo thang" ở Biển Đông của Mỹ là dấu hiệu tốt.
Chuyên gia về Biển Đông, Giáo sư Philippines Richard Heydarian
Trong phần tiếp của cuộc trao đổi với phóng viên Dân Trí, chuyên gia nổi tiếng về Biển Đông, giáo sư đại học Ateneo De Manila, Philippines, đã nói về vai trò của Mỹ, Nhật, những nước lớn trong khu vực và Indonesia, một thành viên tích cực của ASEAN, trong việc tháo gỡ leo thang căng thẳng hiện nay ở Biển Đông.
PV: Kể từ khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 sâu trong Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam, Mỹ đã ra rất nhiều tuyên bố về vấn đề này. Theo ông ngoài các tuyên bố, Mỹ cần làm thêm những gì?
Giáo sư Hayderian: Chính quyền Obama trước đó bị chỉ trích không quyết đoán trong việc "kìm" sự hiếu chiến trong vấn đề lãnh thổ của Trung Quốc. Và có một số cơ sở cho điều này. Mỹ không thể tuyên bố là một người đảm bảo hòa bình ở khu vực khi không đứng về phía bên nào trong các tranh chấp Biển Đông. Mỹ thậm chí không cam kết ủng hộ quân sự rõ ràng đối với Philippines, một đồng minh theo hiệp ước của Mỹ, nếu một cuộc chiến nổ ra do tranh chấp Biển Đông.
Mỹ rõ ràng là nên có vai trò tích cực hơn nữa. Là một cường quốc biển, Mỹ đã không đẩy lùi hiệu quả được Trung Quốc. Những gì Mỹ cần là phải làm nhiều hơn nữa để là một nước mang lại ổn định trên biển.
Điều này có nghĩa là Mỹ phải tham gia tích cực hơn nữa về mặt ngoại giao với ASEAN trong vấn đề Biển Đông và dĩ nhiên phải tăng cường "dấu chân" về quân sự cũng như về chiến lược mạnh mẽ hơn nữa ở châu Á.
Tôi cho rằng chính quyền Obama đã nhận thấy sự nguyên trạng trên Biển Đông không còn bền vững và đang lâm nguy, ảnh hưởng đến tự do hàng hải trong các vùng biển quốc tế - điều cốt lõi trong lợi ích quốc gia và sự ưu việt về hải quân của Washington ở Thái Bình Dương.
Trong cuộc họp báo quan điện thoại vào ngày 10/6 vừa qua, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách về Đông Á-Thái Bình Dương Dainel Russel gợi ý rằng ASEAN và Trung Quốc cần phải đạt được một thỏa thuận tạm thời "đóng băng leo thang", trong đó có việc không chiếm thêm các đảo còn vô chủ trên Biển Đông. Ngài nghĩ sao về gợi ý này?
Giờ đây Mỹ đang tham gia tích cực hơn và đây là một dấu hiệu tốt. Tôi cho rằng đề xuất của Bộ Ngoại giao Mỹ tạo ra một cơ chế "đóng băng leo thang" lẽ ra phải được đưa ra sớm hơn.
Điều quan trọng vào thời điểm này là tăng cường áp lực mạnh mẽ đối với Trung Quốc nhằm làm giảm leo thang căng thẳng, và để Mỹ, ASEAN cùng các cường quốc Thái Bình Dương khác đóng vai trò làm trung gian. Về chính thức, ASEAN là nhà trung gian chủ chốt, nhưng sự tham gia của Mỹ và các cường quốc Thái Bình Dương khác sẽ tăng cường thêm được áp lực ngoại giao, qua các kênh song phương và đa phương, đối với Trung Quốc và một số nước còn lưỡng lự trong ASEAN.
Trong diễn đàn an ninh khu vực Đối thoại Shangri-La ở Singapore vào tháng trước, Nhật đã bày tỏ mong muốn thúc đẩy vai trò mạnh mạnh mẽ hơn của nước này trong an ninh châu Á nhằm "đối trọng" với Trung Quốc. Ngài có đánh giá gì về điều này?
Việc Nhật Bản nổi lên là một nước đóng vai trò chủ chốt trong an ninh khu vực là điều vô cùng quan trọng. Dưới chính quyền của Thủ tướng Abe, Nhật đã nới lỏng những giới hạn mà nước này từng tự đặt ra về xuất khẩu vũ khí, đã tăng cường chi tiêu quân sự và thúc đẩy sửa đổi hiến pháp theo chủ nghĩa hòa bình của Nhật. Nhật cũng nổi lên là một đối tác quan trọng của ASEAN, đặc biệt là với Việt Nam và Philippines.
Theo học thuyết "tự vệ tập trung", Thủ tướng Abe rõ ràng là đang xem xét đến viễn cảnh Lực lượng tự vệ trên biển của Nhật đóng vai trò trực tiếp hơn trong việc bình ổn Các tuyến thông thương Biển (Sea Lines of Communications-SLOC) như Biển Đông, và hỗ trợ Mỹ cùng các đồng minh theo hiệp ước của Mỹ, như Philippines, nếu một cuộc chiến nổ ra trong khu vực. Không có gì ngạc nhiên, trong Đối thoại Shangri-La, ông Abe đã nói rất rõ Nhật là một "đối trọng" với Trung Quốc.
Chính quyền Obama cũng đã khuyến khích Nhật và các đồng minh Thái Bình Dương khác tăng cường vai trò an ninh của họ. Có thể thấy rõ Washington đang dựa nhiều hơn vào các đồng minh chủ chốt của mình, như Nhật, để đảm bảo trật tự tự do ở Đông Á, đặc biệt là trong bối cảnh Mỹ gặp khó khăn về tài chính và ngân sách quốc phòng bị cắt giảm.
Có thông tin cho rằng Ngoại trưởng Indonesia đã đề xuất các ngoại trưởng ASEAN nhóm họp một phiên đặc biệt về căng thẳng hiện nay trên Biển Đông. Chúng ta có thể thấy gì từ điều này thưa ông?
Indonesia là một thành viên ngày càng tích cực của ASEAN. Do sự tích cực về ngoại giao và vị thế kinh tế của nước này, Jakarta hoàn toàn có khả năng hối thúc ASEAN trở thành nhà trung gian hiệu quả hơn trong việc đảm bảo an ninh hàng hải khu vực.
Mặc dù không phải là một bên trực tiếp liên quan đến những tranh chấp đang diễn ra ở Biển Đông hiện nay, Indonesia đã phủ nhận tuyên bố chủ quyền rộng khắp của Trung Quốc ở Biển Đông, khẳng định "đường chín đoạn" xâm lấn vào cả quyền thực thi pháp luật đối với quần đảo Natuna giàu khí đốt của Jakarta.
Indonesia cũng lo ngại trước những cuộc tuần tra ngày càng được gia tăng của lực lượng bán quân sự Trung Quốc trong chính EEZ của nước này. Vì vậy không có gì ngạc nhiên khi Indonesia đóng vai trò tích cực hơn nhằm thống nhất ASEAN trong các tranh chấp Biển Đông.
Trung Quốc có vẻ như đã nhận thấy ảnh hưởng của Indonesia và đó là lý do vì sao Bắc Kinh đang gửi thông điệp ngoại giao tới Hà Nội và Manila cũng để nhằm vào Jakarta, đặc biệt là trong những giai đoạn khủng hoảng như trong vài tháng qua.
Tôi cho rằng Indonesia cần phải vận động tích cực, mạnh mẽ hơn nữa các nước khác trong ASEAN ủng hộ cho những nỗ lực nhằm xúc tiến COC và chỉ trích mạnh mẽ hơn nữa những hành động gây bất ổn của Trung Quốc.
Xin cảm ơn ông!
Vũ Quý
Theo Dantri
Sức mạnh tuần tra biển của Nhật Các tàu tuần tra đến từ Nhật Bản được kỳ vọng sẽ giúp tăng cường mạnh mẽ khả năng bảo vệ biển của các nước Đông Nam Á. Tàu tuần tra Nhật phun vòi rồng ngăn tàu Đài Loan - Ảnh: The Sydney Morning Herald Tại diễn đàn an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương mang tên Đối thoại Shangri-La...