Trung Quốc: Quan chức thuê côn đồ đốt chết người nông dân
Tòa án Nhân dân Thanh Đảo (Trung Quốc) ngày 19/3 đã kết án tử hình đối với một người đàn ông vì tội đã thiêu chết một người nông dân, đồng thời làm ba người khác bị thương trong một vụ tranh chấp đất đai hồi năm ngoái làm chấn động dư luận nước này.
Các đối tượng gây án ở Bình Độ bị tòa tuyên phạt nặng (Nguồn: CRI)
AFP dẫn tin từ truyền thông Trung Quốc cho biết, đối tượng Wang Yuefu đã được một số quan chức ở huyện Bình Độ thuê để “dằn mặt” những người nông dân phản đối việc chính quyền địa phương không trao trả khoản tiền đền bù thu hồi đất.
Những người nông dân ở Bình Độ, huyện nghèo thuộc tỉnh Sơn Đông miền Đông Trung Quốc, muốn chính quyền địa phương trao trả toàn bộ số tiền 15,27 triệu Nhân dân tệ (2,46 triệu USD) trong khi các quan chức muốn giữ lại một phần vì “mục đích an sinh xã hội.”
Tháng 3/2014, người dân đã tiến hành biểu tình tại nơi thu hồi đất dự án. Wang đã cùng bốn đối tượng lưu manh khác tiến hành đốt lều lán do người biểu tình dựng lên, khiến một người thiệt mạng, ba người bị thương.
Tòa án đã kết luận hành vi của Wang là cực kỳ nguy hiểm, đe dọa nghiêm trọng an toàn tính mạng người dân.
Video đang HOT
Theo phán quyết của tòa, quan chức thuê Wang cũng bị kết án chung thân, còn bốn đối tượng côn đồ phải nhận mức án từ sáu đến 19 năm tù.
Theo AFP, việc chính quyền một số nơi ở Trung Quốc tiến hành cưỡng chế, thu hồi đất cho các dự án phát triển đã gây ra nhiều bức xúc trong dư luận xã hội trong vài năm qua, một số nơi thậm chí đã xảy ra những cuộc bạo động./.
Theo (Vietnam )
Vụ đổi tiền lấy ân huệ: Cảnh báo nguy cơ lớn từ Trung Quốc
Ngay tại thời điêm các đảng phái chính trị ở Anh bắt đâu chạy nước rút cho cuôc vân đông tranh cử vào Quôc hôi thì lại nô ra vụ bê bôi hối mại quyền thế của các nghị sĩ nôi tiêng Jack Straw và Malcolm Rifkind, khiên chính trường chao đảo.
Ông Malcolm Rifkind từ chức phụ trách Ủy ban An ninh và Tình báo của Quôc hôi sau vụ bê bối
Tuy nhiên, vụ scandal này còn chỉ ra môt nguy cơ rât lớn cho các nước nhỏ đang có tranh châp hoặc nguy cơ đôi đâu với Trung Quôc.
Bê bối nhanh chóng được giải quyết
Hai chính trị gia đã nhanh chóng tuyên bô rút lui khỏi chính trường đê tránh làm ảnh hưởng đên uy tín của đảng mình trong cuôc bâu cử được tô chức vào tháng 5 tới đây, nhưng dư âm sẽ còn kéo dài trên trường quôc tê vì mức đô nhạy cảm của vụ viêc.
Mọi chuyên bắt đâu từ môt phóng sự điêu tra của tờ báo Daily Telegraph cùng thực hiên với kênh truyên hình Channel 4 và phát trong chương trình Dispatches nôi tiêng chuyên phanh phui các góc khuât của quyên lực trên thê giới. Họ cài phóng viên vào tiêp cân hai chính trị gia gạo côi là ông Jack Straw của đảng Lao Đông và Sir Malcolm Rifkind của đảng Bảo Thủ. Hai ông đã làm chính trị từ rât lâu, và đêu từng giữ chức Bô trưởng khi chính phủ của họ câm quyên.
Trong đoạn phim quay lén trong phòng làm viêc của hai ông ở Quôc hôi, hai vị này đã hứa hẹn sẽ giúp đôi tác gặp những môi quan hê cân thiêt, đôi lại bằng những khoản tiên lớn. Vụ viêc này làm chân đông dư luân Anh trước hêt vì đã đông vào nôi lo thường trực của môi cử tri vê viêc quyên lực của Quôc hôi và chính phủ Anh bị lợi dụng.
Trong trường hợp của ông Rifkind, đôi tác là môt công ty của Trung Quôc, trong khi ông đang phụ trách Ủy ban An ninh và Tình báo của Quôc hôi. Vây mà ông Rifkind hùng hôn tuyên bô sẵn sàng tạo điêu kiên cho đôi tác muôn gặp ai thì gặp, và khéo léo nói vê chuyên công xá.
Tờ báo Daily Telegraph trình bày đơn chào hàng của ông rằng, với sô tiên 5.000 bảng Anh môt ngày, công ty Trung Quôc nọ có thê gặp tât cả những nhân vât quan trọng đang nắm giữ hê thông an ninh hạt nhân trên thê giới, vì ông từng giữ chức Bô trưởng Quôc phòng bên cạnh vị trí hiên nay là Chủ tịch Ủy ban an ninh Quôc hôi, ông còn là thành viên của các tô chức quôc tê như Diên đàn Kinh tê Thê giới và Hôi đông chuyên trách các nghị trình toàn câu, chuyên trách vê hạt nhân.
Ban đâu, ông Rifkind còn đòi điêu tra phóng sự của báo, nhưng đảng Bảo Thủ đã tạm ngưng tư cách đảng viên của ông đê điêu tra, và Quôc hôi tạo sức ép khiên ông từ chức Chủ tịch Ủy ban An ninh, và tuyên bô sẽ không ra tranh cử trở lại. Sự nghiêp chính trị kéo dài 41 năm nhanh chóng sụp đô chỉ trong vòng 48 giờ đông hô. Trước đó, cựu Ngoại trưởng Jack Straw đã lên truyên hình tuyên bô rút lui khỏi chính trường đê khỏi làm ảnh hưởng đên uy tín của đảng Lao Đông.
Cảnh báo nguy cơ lớn cho các nước nhỏ
Nhìn từ góc đô quôc tê, vụ scandal này còn khiên người ta suy nghĩ thêm vê vai trò của nước Anh và giới chính khách ở các nước lớn. Chương trình truyên hình Despatches chuyên làm phóng sự vê các vân đê quôc tê và phóng viên có lân sang tân những vùng chiên sự đê tìm hiêu xem tác đông chính trị ở Anh có ảnh hưởng như thê nào trên thực địa.
Họ có ngân sách đê đâu tư nghiên cứu cơ bản trước khi dựng chương trình, và lân này không phải tình cờ mà họ đưa ra lời đê nghị từ môt công ty mà họ nói rõ là của Trung Quôc.
Trong cuôc trao đổi, ông Rifkind còn tiêt lô vê môi quan hê với cựu Ngoại trưởng Mỹ Madeleine Albright và nhóm quan hê bao gôm 22 Ngoại trưởng trên thê giới.
Trong bôi cảnh Trung Quôc luôn sẵn sàng dùng tiên đê mua quan hê và đô tiên vào cả những chương trình chính thức như Viên Không Tử lân những món quà ngoại giao và môi quan hê cá nhân, thì phóng sự này chỉ ra môt nguy cơ rât lớn cho các nước nhỏ đang có tranh châp hoặc nguy cơ đôi đâu với Trung Quôc, vì sẽ yêu thê trong ngoại giao, khi Trung Quôc có được những môi quan hê trực tiêp vào các câp cao nhât trong chính trường Anh, Mỹ và các cường quôc, cả trong đảng câm quyên lân bên phía đôi lâp.
Đây là câu chuyên sẽ tiêp tục gây tranh cãi.
Theo Nam Anh/RFI
Lao Động
Phó Chủ tịch Trung Quốc có thể là mục tiêu chống tham nhũng kế tiếp Cùng với việc Thị trưởng Nam Kinh Lý Kiến Nghiệp và Bí thư Thị ủy Nam Kinh Dương Vệ Trạch lần lượt bị "ngã ngựa", "bang Giang Tô" (các quan chức đi lên từ tỉnh Giang Tô) đang là chủ đề được nhắc đến rộng rãi ở Trung Quốc. Phó Chủ tịch Trung Quốc Lý Nguyên Triều. (Ảnh: AFP) Trên blog của Tân...