Trung Quốc phủ nhận việc đạt được phương án rút quân khỏi khu vực tranh chấp với Ấn Độ
Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc cho rằng, việc báo chí Ấn Độ dựa vào kết quả của vòng đàm phán lần này để đưa ra cái gọi là phương án rút quân giữa hai bên là thông tin không chính xác.
Theo Thời báo Hoàn cầu, việc báo chí Ấn Độ công bố về phương án rút quân giữa Trung Quốc và Ấn Độ tại khu vực biên giới tranh chấp là không chính xác, đồng thời khẳng định thông tin này hoàn toàn không có lợi cho các mục tiêu theo từng bước mà hai bên đặt ra.
Khu vực tranh chấp giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Ảnh: CNN.
Theo Thời báo Hoàn cầu, vòng đàm phán thứ 8 cấp Tư lệnh quân đoàn giữa Trung Quốc và Ấn Độ hôm 6/11 đã diễn ra trong không khí thẳng thắn, cởi mở, hai bên đã trao đổi về các biện pháp nhằm hạn chế gia tăng căng thẳng tại khu vực tranh chấp. Tuy nhiên, việc báo chí Ấn Độ dựa vào kết quả của vòng đàm phán lần này để đưa ra cái gọi là phương án rút quân giữa hai bên là thông tin không chính xác.
Video đang HOT
Ông Tiền Phong – giảng viên Viện nghiên cứu chiến lược thuộc Đại học Thanh Hoa cho rằng, việc báo chí Ấn Độ đưa ra phương án rút quân giữa hai bên hoàn toàn là suy diễn mang tính dự đoán qua kết quả các vòng đàm phán giữa hai bên, ở mức độ nào đó đã thể hiện mong muốn riêng của phía Ấn Độ. Ông Tiền Phong nhấn mạnh, phương án mà phía Ấn Độ công bố không phải là kết quả đàm phán giữa hai bên hiện nay, đồng thời đây cũng không phải là phương án cuối cùng. Qua các vòng đàm phán hai bên vẫn đang trao đổi về việc rút quân bắt đầu từ bờ bắc hay bờ nam hồ Pangong, rút như thế nào và rút bao nhiêu quân.
Trước đó, hôm qua (11/11), báo chí Ấn Độ cho biết Ấn Độ và Trung Quốc về cơ bản đã nhất trí về một quá trình rút quân và phương tiện vũ khí gồm 3 bước tại tất cả các điểm nóng tranh chấp ở Đông Ladakh, mở ra triển vọng chấm dứt cục diện căng thẳng giữa hai bên tại đây hơn 6 tháng qua. Tuy nhiên, với những khẳng định từ phía Trung Quốc, nhiều khả năng cục diện đối đầu giữa hai bên sẽ chưa thể kết thúc trong một sớm một chiều, trong bối cảnh thời tiết khắc nghiệt vào mùa đông tại đây là yếu tố mà hai bên đang cân nhắc nhằm bảo vệ sức khỏe cho binh lính nước mình. Được biết, vòng đàm phán thứ 9 cấp Tư lệnh quân đoàn giữa Trung Quốc và Ấn Độ diễn ra trong vài ngày tới sẽ tiếp tục tập trung thảo luận về vấn đề rút quân và giảm căng thẳng giữa hai bên./.
Ấn Độ - Trung Quốc có thể sắp đạt được thỏa thuận rút quân tại biên giới
Ấn Độ và Trung Quốc đang đứng trước cơ hội tháo gỡ thế đối đầu quân sự tại biên giới kéo dài hơn 6 tháng qua.
Các nguồn tin chính thức tại Ấn Độ ngày 11/11 cho biết hai cường quốc châu Á này về cơ bản đã nhất trí về một quá trình rút quân và các phương tiện vũ khí gồm 3 bước tại tất cả các điểm nóng tranh chấp ở Đông Ladakh.
Theo các thông tin được báo chí Ấn Độ công bố tối 11/11, đây mới chỉ là đề xuất trong vòng 8 cuộc đàm phán quân sự tại biên giới Ấn Trung hôm 6/11. Thỏa thuận cuối cùng về việc rút quân, giảm leo thang sẽ được quyết định tại cuộc họp thứ 9 ở cấp tư lệnh quân đoàn giữa Lục quân Ấn Độ và Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) trong ít ngày tới. Nếu cả hai phía đồng ý thực hiện kế hoạch rút quân này, đây sẽ là bước đột phá với tranh chấp biên giới Ấn - Trung.
Các nội dung chính của bản đề xuất gồm việc chấm dứt sự hiện diện của các phương tiện vũ khí, rút quân khỏi các khu vực nằm trên bờ Bắc và Nam của hồ Pangong ở Đông Ladakh và tiến hành việc xác minh quá trình rút quân của cả hai phía.
Mục tiêu của 2 bên là chấm dứt sự hiện diện ở quy mô lớn của bình lính, vũ khí và khôi phục nguyên trạng tại đây như trước thời điểm tháng 4. Cụ thể hơn, trong bước thứ nhất, hai bên sẽ phải di chuyển xe tăng, pháo, xe bọc thép và các thiết bị lớn khỏi các điểm tranh chấp dọc theo đường Kiểm soát Thực tế (LAC) về các căn cứ ở phía sau trong vòng 3 ngày kể từ khi ký thỏa thuận. Tiếp theo, binh lính của PLA sẽ dời khỏi vị trí Finger 4 để trở lại Finger 8 tại bờ Bắc hồ Pangong.
Ấn Độ và Trung Quốc cùng nhất trí sẽ rút khoảng 30% số lượng binh lính mỗi ngày trong vòng 3 ngày. Cuối cùng, trong bước thứ 3, hai bên hoàn thành quá trình rút quân dọc theo bờ Nam hồ Pangong, tổ chức việc xác minh chi tiết kết quả rút quân, làm cơ sở để khôi phục hoạt động tuần tra tại biên giới.
Ấn Độ hiện đang triển khai khoảng 50.000 binh lính tại nhiều vị trí quan trọng trên dãy Himalaya tại Đông Ladakh. Lực lượng này vẫn đang được đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao trong điều kiện nhiệt độ có thể xuống âm vào mùa đông. Phía Trung Quốc cũng huy động một lực lượng tương tự gồm binh lính và các loại khí tài chiến đấu.
Sau vòng đàm phán quân sự thứ 8 tại biên giới, cả Ấn Độ và Trung Quốc đều mô tả các cuộc đối thoại là thẳng thắn, có chiều sâu và mang tính xây dựng. Chỉ huy của quân đội hai nước nhất trí thực hiện nghiêm các đồng thuận quan trọng của lãnh đạo cấp cao hai nước, đảm bảo binh lính ở tiền tuyến kiềm chế, tránh hiểu lầm và có các tính toán sai lầm./.
Vì sao Trung Quốc phô trương "cơ bắp" ở biên giới Ấn Độ bất chấp Covid-19? Trung Quốc đã mở rộng căn cứ không quân và triển khai hàng nghìn binh sĩ đến "điểm nóng" tranh chấp ở biên giới với Ấn Độ - nơi binh sĩ 2 nước vừa xảy ra các cuộc đụng độ khiến hơn 100 người bị thương. Binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ tại biên giới Cụ thể, Trung Quốc đã đưa hơn...