Trung Quốc phong tỏa toàn bộ thành phố 13 triệu dân vì COVID-19
Chính quyền TP. Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc triển khai lệnh phong tỏa, yêu cầu toàn bộ 13 triệu dân trong thành phố ở nhà vì xuất hiện ổ dịch COVID-19.
Hãng Reuters đưa tin chính quyền thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc ngày 22-12 đã triển khai lệnh phong tỏa nghiêm ngặt, yêu cầu toàn bộ 13 triệu người dân trong thành phố ở nhà vì xuất hiện ổ dịch COVID-19.
Theo thông cáo của chính quyền Tây An, từ 0h ngày 23-12, tất cả người dân ở thành phố này phải ở trong nhà trừ trường hợp khẩn cấp. Gia đình chỉ được cử một người ra ngoài cứ mỗi hai ngày để mua hàng hóa thiết yếu.
Nhân viên y tế tại Trung Quốc. Ảnh: BLOOMBERG
Thông cáo yêu cầu người dân “không rời thành phố trừ khi cần thiết”, đồng thời cho biết những người muốn rời đi sẽ phải trình bằng chứng về “hoàn cảnh đặc biệt” và nộp đơn xin cấp phép.
Lệnh phong tỏa nghiêm ngặt được đưa ra một ngày sau khi Tây An bắt đầu xét nghiệm cho toàn bộ 13 triệu dân.
Tây An ngày 22-12 đã ghi nhận 52 ca mắc COVID-19 mới, nâng tổng số ca nhiễm tại thành phố này từ ngày 9-12 lên 143 trường hợp.
Theo thông báo của chính quyền thành phố, các trạm xe buýt đường dài được yêu cầu đóng cửa.
Chính quyền cũng đã thiết lập các trạm kiểm soát dịch bệnh trên các tuyến cao tốc rời khỏi Tây An.
Hơn 85% chuyến bay đến và đi từ sân bay chính của thành phố đã bị đình chỉ.
Bên trong thành phố, các tuyến xe buýt và tàu hỏa phải giảm lượng hành khách mỗi chuyến, trong khi trường học phải đóng cửa.
Tất cả dịch vụ kinh doanh và cơ sở công cộng không thiết yếu cũng bị đóng cửa, trừ siêu thị, cửa hàng tiện lợi và hiệu thuốc. Chính quyền địa phương kêu gọi cho phép người lao động làm việc tại nhà.
Các buổi tụ tập quy mô lớn, trong đó có các hoạt động trong công viên ngoài trời, phải tạm dừng. Lăng mộ 2.000 năm tuổi của hoàng đế Trung Quốc đầu tiên Tần Thủy Hoàng, điểm tham quan nổi tiếng của địa phương, cũng đóng cửa chờ thông báo mới.
Theo Reuters, Trung Quốc đang tiếp tục theo đuổi chiến lược “Zero COVID-19″, khiến các thành phố rơi vào nguy cơ bị phong tỏa dù mới ghi nhận số ít ca mắc dịch bệnh.
Thành phố Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây, phía nam Trung Quốc, hôm 21-12 cũng yêu cầu phong tỏa 200.000 cư dân sau khi phát hiện ca nhiễm.
COVID-19 tới 6 giờ 23/12: Anh-Mỹ trên 100.000 ca mắc mới/ngày; WHO đánh giá khả năng lây nhiễm của Omicron
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 754.891 trường hợp mắc COVID-19 và 6.277 ca tử vong. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 277,3 triệu ca, trong đó trên 5,39 triệu người không qua khỏi.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, ngày 21/12/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Video đang HOT
Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 23/12 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trên toàn cầu đã vượt 277.338.500 ca, trong đó có 5.391.388 người tử vong.
Tiến trình mở cửa trở lại tại nhiều nước đang đối mặt với thách thức mới, đi kèm nguy cơ dịch tái bùng phát dịch bệnh với sự xuất hiện và lây lan nhanh của biến thể Omicron. Biến thể mới đang khiến đồ thị dịch COVID-19 đảo chiều, khiến số ca mắc mới và tử vong tăng mạnh trở lại. Lần đầu tiên sau vài tháng, số ca mắc mới/ngày của thế giới vượt mốc 700.000 trường hợp.
Trong mấy ngày qua, số ca mắc bệnh và tử vong đang có xu hướng tăng trở lại, những vùng dịch "nóng nhất" nằm ở châu Âu. Dịch bệnh đang tái bùng phát ở châu Âu khi số ca mắc mới tăng mạnh ở nhiều nước châu lục này. Đây chính là tâm dịch hiện nay của thế giới, biến thể Omicron dự kiến sẽ chiếm chủ đạo số ca mắc tại châu Âu trong tháng tới.
Thuốc điều trị COVID-19 dạng viên của hãng Pfizer. Ảnh: AFP/TTXVN
Nhiều nước chứng kiến sự bùng phát của biến chủng mới, như Mỹ, Đức Anh, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ và số ca mắc mới vẫn cao. Trong 1 ngày qua, Mỹ là nước có số ca mắc mới cao nhất (trên 150.000 ca), Anh cũng lần đầu tiên kể từ đầu năm 2021 chứng kiến trên 100.000 ca/ngày, trong khi Nga có có số ca tử vong mới cao nhất thế giới với trên 1.000 ca.
Đại dịch sau 2 năm đến nay xuất hiện và lây lan ở 221 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận trên 248.700.000 triệu bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là trên 23 triệu ca và trên 89.000 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch. Ngày 22/12, thế giới có 117 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 98 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì dịch bệnh.
Với tỷ lệ tiêm vaccine ngừa COVID-19 tiếp tục tăng, nhiều nước trên thế giới đang lần lượt điều chỉnh chiến lược phòng chống dịch, chuyển từ "zero COVID-19" sang "sống chung với COVID-19. Tuy nhiên, việc xuất hiện biến thể mới Omicron đang làm chậm quá trình "bình thường mới" ở một số nước và khiến thế giới đối mặt với nguy cơ một "trận sóng thần" COVID-19 mới.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, ngày 21/12/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Tại châu Á, thành phố Tây An ở miền Bắc Trung Quốc, ghi nhận 52 ca mắc mới COVID-19, nâng tổng số ca mắc lên 143 trường hợp kể từ ngày 9/12 vừa qua. Để kiềm chế sự lây lan của dịch bệnh, kể từ ngày 22/12, người dân bị cấm ra khỏi thành phố bằng tàu nếu không có giấy tờ xác nhận rằng chuyến đi của họ là cần thiết.
Động thái trên diễn ra chỉ một ngày sau khi chính quyền thành phố tiến hành xét nghiệm COVID-19 cho toàn bộ 13 triệu cư dân tại đây. Khoảng 90 khu dân cư đã bị phong tỏa, các bến xe đường dài phải đóng cửa, trong khi nhà chức trách thiết lập nhiều trạm kiểm soát trên đường cao tốc ra khỏi Tây An.
Israel thông báo sẽ sớm triển khai tiêm phòng mũi thứ 4 cho người cao tuổi, nhân viên y tế, mở ra khả năng Israel sẽ là nước đầu tiên trên thế giới phê duyệt việc tiêm mũi thứ 4. Quyết định trên nhằm ngăn chặn sự lây lan của biến thể Omicron, trong bối cảnh ngày 21/12 quốc gia Trung Đông này ghi nhận số ca mắc mới ở mức cao nhất trong 2 tháng qua, với 1.306 ca. Tuy nhiên, số ca mắc mới này vẫn thấp hơn nhiều so với mức đỉnh hồi đầu tháng 9 vừa qua, theo đó, mỗi ngày Israel ghi nhận khoảng 10.000 ca nhiễm mới do sự lây lan của biến thể Delta.
Người dân Israel đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Jerusalem ngày 11/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Thổ Nhĩ Kỳ thông báo cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine đầu tiên do nước này tự bào chế và sản xuất trong nước, mang tên Turkovac. Hồi tháng 6, vaccine Turkovac đã được thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III với sự tham gia của 40.800 tình nguyện viên tại Thổ Nhĩ Kỳ. Hiện số liệu chính thức về kết quả thử nghiệm chưa được công bố. Tuy nhiên, giới chức y tế Thổ Nhĩ Kỳ khẳng địnhTurkovac "rất thành công" và có thể "tốt hơn các vaccine bất hoạt khác". Hiện ít nhất 85,6% người trưởng thành ở Thổ Nhĩ Kỳ đã được tiêm đủ hai mũi vaccine.
Tại châu Âu, Nga cân nhắc điều chỉnh chương trình tiêm phòng trong bối cảnh số trẻ em nhiễm biến thể Omicron và phải điều trị trong bệnh viện đã tăng gấp khoảng 2,5 lần và vẫn có những trường hợp tái nhiễm.
Trước đó, Bộ Y tế Nga đã phê duyệt lịch tiêm chủng quốc gia, trong đó có lịch tiêm vaccine ngừa COVID-19 và yêu cầu việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em từ 12-17 tuổi phải được thực hiện theo yêu cầu bằng văn bản của cha mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật. Hiện hơn 76,5 triệu người Nga đã được tiêm mũi vaccine đầu tiên và hơn 70,8 triệu người đã tiêm đủ liều.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại London, Anh. Ảnh: THX/TTXVN
Tại Anh, số liệu mới nhất của Chính phủ Anh cho biết số ca mắc COVID-19 theo ngày tại nước này lần đầu tiên đã vượt ngưỡng 100.000, với 106.122 ca được báo cáo vào ngày 22/12. Con số này đã vượt kỷ lục trước đó vào ngày 17/12 khi Anh ghi nhận 93.045 trường hợp mắc COVID-19.
Số ca mắc COVID-19 ngày 22/12 là con số cao nhất kể từ khi Anh thực hiện xét nghiệm COVID-19 hàng loạt vào tháng 5 và tháng 6 năm ngoái, và kể từ ngày 15/12, con số này đã liên tục phá kỷ lục. Trong vòng 7 ngày qua, số ca mắc COVID-19 tại Anh đã tăng gần 59% so với tuần trước lên 643.219 trường hợp. Tính đến ngày 21/12, đã có tổng cộng 8.008 người tại Anh phải nhập viện do COVID-19, mức cao nhất kể từ ngày 22/11 và tăng 4% so với tuần trước. Tuy nhiên số ca tử vong theo ngày giảm 2,7% trong 7 ngày qua, với 140 ca tử vong được báo cáo vào ngày 22/12.
Ngày 21/12, Anh đạt kỷ lục về số người tiêm mũi vaccine tăng cường trong 1 ngày với 968.665 người, nâng tổng số người đã tiêm 3 mũi vaccine tại nước này lên hơn 30,8 triệu. Tính riêng trong tuần qua, đã có 6,1 triệu người Anh được tiêm mũi tăng cường. Ngày 22/12, Cơ quan quản lý dược phẩm của Anh đã cấp phép sử dụng vaccine phòng COVID-19 của Pfizer-BioNTech cho trẻ em từ 5-11 tuổi, sau khi cơ quan này nhận thấy loại vaccine nói trên an toàn và hiệu quả
Anh sẽ giảm thời gian tự cách ly từ 10 ngày xuống còn 7 ngày đối với những người ở vùng England có kết quả xét nghiệm âm tính trong 2 ngày liên tiếp. Những người có kết quả xét nghiệm âm tính trong ngày thứ 6 và thứ 7 trong thời gian tự cách ly, với mỗi lần test cách nhau 24 giờ, sẽ không phải cách ly trong 10 ngày.
Thực khách dùng bữa tại một nhà hàng ở Rome, Italy ngày 30/11/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Tại Rome, Thủ tướng Italy Mario Draghi tuyên bố chính phủ nước này chưa bao giờ loại trừ việc tiêm chủng bắt buộc phòng COVID-19 và sẽ xem xét việc mở rộng các đối tượng phải tiêm chủng bắt buộc.
Phát biểu với báo giới trong cuộc họp báo cuối năm, ông Draghi nói: "Việc tiêm chủng bắt buộc vẫn đang được xem xét và chưa bao giờ bị loại trừ. Cách tiếp cận mà chúng tôi đã áp dụng trước đó đang được phản ánh trong các chỉ số về đại dịch COVID-19. Chúng tôi sẽ đánh giá việc tiêm chủng bắt buộc. Chúng tôi đã ra quy định bắt buộc một số đối tượng phải tiêm vaccine. Vấn đề này có thể cần xem xét khẩn cấp trong trường hợp số lượng các ca nhiễm COVID-19 mới tiếp tục gia tăng". Hiện tại, tất cả những người lao động trong lĩnh vực y tế, giáo dục và thực thi pháp luật đều có nghĩa vụ phải tiêm vaccine phòng COVID-19.
Theo số liệu chính thức của Bộ Y tế Italy, trong ngày 22/12, nước này đã có 36.293 ca nhiễm mới COVID-19 và 146 ca tử vong so với tương ứng 30.798 và 153 ca ngày 21/12, mức kỷ lục mới kể từ tháng 11/2020.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho em nhỏ 10 tuổi ở Hanover, Đức ngày 17/12/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Bộ trưởng Y tế Đức Karl Lauterbach ủng hộ tiêm mũi thứ 4 để củng cố khả năng ứng phó với virus SARS-CoV-2 sau khi xuất hiện biến thể mới Omicron lây lan nhanh hơn. Bộ trưởng Lauterbach nhấn mạnh chiến dịch tiêm mũi tăng cường được coi là tấm khiên chắn quan trọng nhất trong phòng chống biến thể Omicron tại Đức. Ông cũng thể hiện ủng hộ chính sách tiêm phòng bắt buộc, cho rằng nếu không thực hiện chính sách này thì sẽ khó có thể ứng phó với các làn sóng dịch bệnh tiếp theo trong dài hạn.
Tại Brussels, trước sự gia tăng các trường hợp nhiễm biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2, ngày 22/12, Ủy ban quốc gia tham vấn về COVID-19 (Codeco) dưới sự chủ trì của Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo đã nhóm họp khẩn cấp và quyết định áp dụng các biện pháp tăng cường phòng dịch.
Theo đó, đóng cửa tất cả các cơ sở văn hóa, giải trí và thể thao kể từ ngày 26/12, bao gồm nhà hát, phòng hòa nhạc và rạp chiếu phim. Những sự kiện tổ chức ngoài trời sẽ phải tuân theo những quy định hạn chế mới. Chợ Giáng sinh vẫn được duy trì nhưng không được dựng lều và phải tuân thủ khoảng cách 4m2/khách. Các cửa hàng có diện tích dưới 20m2 chỉ được đón tiếp cùng một lúc 2 khách hàng.
Các sự kiện thể thao dù ở ngoài trời hay trong nhà, đều không được phép có khán giả. Làm việc từ xa vẫn là bắt buộc với tối đa một ngày tới công sở mỗi tuần. Các cuộc họp mặt gia đình cuối năm không bị cấm nhưng nhà chức trách khuyến nghị tiếp tục hạn chế tiếp xúc trong thời gian diễn ra lễ Giáng sinh và khuyến khích sử dụng xét nghiệm nhanh. Cơ quan trên cũng khuyến cáo nên giữ thông thoáng cho các không gian trong nhà và đeo khẩu trang.
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Nhà Trắng ở Washington, DC, ngày 16/12/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại Mỹ, Tổng thống Mỹ Joe Biden tìm cách trấn an người dân về khả năng đối phó của nước này trước sự lây lan nhanh chóng của biến thể Omicron vốn đã trở thành biến thể chủ đạo tại Mỹ. Ông Biden nhấn mạnh chiến dịch tiêm chủng sẽ giúp ngăn ngừa các ca bệnh nặng trong số 62% dân số đã được tiêm chủng đầy đủ. Ông cũng kêu gọi người dân nên tiêm nhắc lại để gia tăng mức độ bảo vệ chống lại biến thể Omicron với nhiều đột biến.
Tổng thống Biden cũng công bố kế hoạch đối phó với sự gia tăng số ca mắc, trong đó có triển khai quân nhân đến bệnh viện, vận chuyển vật tư đến các bang bị ảnh hưởng nặng nề, cũng như thiết lập và vận hành các địa điểm xét nghiệm miễn phí mới.
Chính phủ Mỹ sẽ phát miễn phí 500 triệu bộ xét nghiệp tại nhà cho những người có nhu cầu, dự kiến sẽ bắt đầu vào tháng 1/2022. Hiện vẫn còn khoảng 40 triệu người Mỹ đủ điều kiện tiêm vaccine ngừa COVID-19 nhưng chưa tiêm. Cố vấn Y tế Nhà Trắng, chuyên gia dịch tễ hàng đầu của Mỹ Anthony Fauci đã cảnh báo về mùa Đông nguy hiểm đối với những người chưa tiêm chủng.
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại British Columbia, Canada, ngày 18/12/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Làn sóng dịch thứ 5 đang lan rộng khắp Canada do sự lây lan mạnh của biến thể Omicron, buộc hầu hết các tỉnh bang thông báo tái áp đặt các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt.
Quebec, tỉnh bang với dân số 8,4 triệu người, đã ghi nhận 5.043 ca mắc mới, một lần nữa phá kỷ lục về số ca mắc mới trong một ngày được ghi nhận trước đó.
Chính quyền tỉnh bang đang xem xét siết chặt hơn nữa các biện pháp hạn chế, chỉ một ngày sau khi công bố các biện pháp mạnh như đóng cửa trường học, quán bar và rạp chiếu phim.
Trong ngày 21/12, Canada ghi nhận tổng cộng 9.597 ca mắc mới COVID-19, nâng tổng số ca mắc lên 1.907.180 ca, trong đó có 30.082 ca tử vong.
Ngôi nhà được trang hoàng rực rỡ đón Giáng sinh tại Vancouver, British Columbia, Canada, ngày 16/12/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 22/12, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 23.571 ca mắc mới COVID-19 và 409 ca tử vong. Tổng số ca bệnh hiện nay vượt 14.672.738 trường hợp và 301.393 ca tử vong.
Tình hình dịch bệnh tại Đông Nam Á mấy ngày qua chứng kiến xu thế hạ nhiệt tại nhiều nước. Số ca tử vong nhìn chung tiếp tục giảm nhẹ hoặc không tăng trong toàn khối. Song diễn biến dịch tại Thái Lan, Malaysia, Philippines và nhất là Việt Nam vẫn căng thẳng so với các nước khác.
Một ngày qua, hiệp hội ASEAN có 8 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Philippines, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Myanmar, Campuchia và Việt Nam.
Sự xuất hiện của biến thể siêu lây nhiễm Omicron khiến nhiều nước Đông Nam Á cấm nhập cảnh du khách nước ngoài, lùi kế hoạch mở cửa và tăng cường khẩn cấp các biện pháp phòng chống dịch. Hiện đã có ít nhất 5 quốc gia ASEAN ghi nhận các ca nhiễm Omicron.
Hành khách chờ làm thủ tục tại sân bay quốc tế Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 29/11/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Xét về tổng số ca mắc và tử vong, ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á vẫn là Indonesia do dịch bệnh đã kéo dài nhiều tháng ở mức nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong vòng vài tuần qua, điểm nóng này đang hạ nhiệt nhanh chóng, khi số ca mắc và tử vong đã giảm đáng kể.
Việt Nam ngày 22/12 tiếp tục dẫn đầu Đông Nam Á với trên 16.500 ca mắc mới và 210 ca tử vong.
Trong khi đó, Thái Lan cũng là một điểm dịch nóng ở Đông Nam Á, khi số ca lây nhiễm cộng đồng bắt đầu xu thế giảm so với vài tuần gần đây. "Xứ sở chùa Phật Ngọc" trong ngày 22/12 ghi nhận thêm trên 2.500 ca bệnh mới và 31 người tử vong.
Campuchia dịch tiếp tục thuyên giảm, với 3 bệnh nhân mới và 1 ca tử vong trong một ngày qua. Campuchia được đánh giá đã đi qua giai đoạn đỉnh dịch. Trước tình hình mới, "Xứ sở chùa tháp" đang từng bước nới lỏng giãn cách xã hội và đã mở cửa lại đất nước.
Trong khi đó, số ca mắc mới tại Lào vẫn tăng cao mấy ngày qua và tổng số ca bệnh đã vượt 100.000. Singapore cũng ghi nhận hàng trăm ca bệnh và 1 ca tử vong vì COVID-19. Nhìn chung, toàn khối dù dịch đã bớt căng thẳng song vẫn chứng kiến những diễn biến đáng quan ngại, song hy vọng vượt qua đại dịch đã bắt đầu xuất hiện ở một số nước thành viên. Trong 24 giờ qua, 9/10 nước thành viên trong ASEAN ghi nhận ca COVID-19 mới.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện ở Coral Gables, gần Miami, Mỹ. Ảnh: AFP/ TTXVN
Ngày 22/12, Trưởng nhóm kỹ thuật thuộc Chương trình Y tế khẩn cấp của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bà Maria Van Kerkhove cho biết WHO vẫn chưa có đủ dữ liệu về biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 để nói rằng biến thể này dễ lây nhiễm hơn biến thể Delta, gần một tháng sau khi Nam Phi ban bố tình trạng khẩn cấp do Omicron.
Phát biểu họp báo, bà van Kerkhove nói: "Chúng tôi chưa thấy biến thể này lưu lại đủ lâu trong các cộng đồng dân cư trên khắp thế giới, cụ thể là trong những nhóm dân cư dễ bị tổn thương nhất định". Bà cho biết dữ liệu về biến thể Omicron, lần đầu tiên được xác định ở miền Nam châu Phi và Hong Kong vào tháng 11 vừa qua, vẫn còn "lộn xộn" khi các quốc gia báo cáo sự xuất hiện và tình trạng lây lan của biến thể này.
Cùng ngày Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo rằng việc các nước giàu có gấp rút tiến hành tiêm các liều bổ sung vaccine phòng COVID-19 đã làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng trong việc tiếp cận vaccine, là nguyên nhân khiến đại dịch kéo dài. Ông Tedros nói: "Các chương trình tiêm chủng tăng cường diện rộng có khả năng kéo dài đại dịch COVID-19, thay vì kết thúc nó". Ông cũng khẳng định "các loại vaccine hiện nay cho thấy hiệu quả trong việc chống lại cả chủng Delta và Omicron".
Trung Quốc: Nhiều TP tuyên bố trạng thái 'tiền chiến tranh' giám sát dịch Trung Quốc tiếp tục siết chủ trương zero Covid, phong tỏa 3 TP, nhiều TP khác tuyên bố trạng thái tiền chiến tranh giám sát dịch. Khi đại dịch mới bùng phát năm ngoái, Trung Quốc - đất nước đông dân nhất thế giới đã nhanh chóng khống chế được số ca nhiễm nhờ vào cách tiếp cận "zero Covid" với chủ trương...