Trung Quốc phóng tên lửa, 4.000 căn cứ “sẵn sàng chiến đấu”
Quân đội Trung Quốc trên khắp lãnh thổ đang tập trận quân sự rầm rộ quy mô lớn, bao gồm cả đợt phóng tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung.
Trung Quốc phóng tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung trong ngày 9.1.
Theo Daily Star, PLA Daily, cơ quan ngôn luận của quân đội Trung Quốc, thông báo cuộc tập trận quân sự quy mô lớn trên cả nước và đăng ảnh chụp đợt phóng tên lửa đạn đạo.
PLA Daily không nói rõ những tên lửa được thử là loại nào, chỉ cho biết các vụ thử được tiến hành ở nhiều địa điểm khác nhau. Đợt phóng tên lửa vừa diễn ra trong ngày 9.1.
Các nhà quan sát nhận định các tên lửa được thử nghiệm có vẻ là tên lửa tầm ngắn hoặc tầm trung, có thể là DF-11 hoặc DF-16. Đây là mẫu tên lửa đạn đạo gắn trên bệ phóng di động, tầm bắn từ 600 – 1.000 km.
Tên lửa đạn đạo được phóng thử có tầm bắn tối đa 1.000km.
DF-16 là phiên bản tiên tiến nhất của tên lửa đất đối không DF-11 và có khả năng tấn công chính xác đến Đài Loan. Tên lửa này được triển khai đến Bộ Tư lệnh Vùng giao tranh Miền Đông, đơn vị phụ trách biển Hoa Đông và Đài Loan.
Trong khi đó, tại 4.000 căn cứ quân sự trên khắp Trung Quốc, hàng chục ngàn binh sĩ tham gia tập trận giả định môi trường chiến đấu thực sự, theo lệnh của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Có mặt trong buổi diễn tập ở tỉnh Hà Bắc,Trung Quốc hồi tuần trước, ông Tập yêu cầu quân đội cầu luôn trong tình trạng “sẵn sàng chiến đấu”.
Video đang HOT
Binh sĩ thuộc 4.000 căn cứ Trung Quốc tham gia tập trận.
Ông cũng yêu cầu mọi cấp bậc trong quân đội phải nâng cao tinh thần chiến đấu và sẵn sàng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Như vậy, cuộc tập trận quy mô lớn của Trung Quốc thời gian qua có sự tham gia của toàn bộ các binh chủng quân đội, từ bộ binh, hải quân, không quân, cho đến lực lượng tên lửa chiến lược và lực lượng hậu cần.
“Đây là cuộc tập trận chưa từng có tiền lệ khi mọi binh chủng quân đội đều tham gia trong cùng một ngày”, Xu Jiqiang, chuyên gia vũ khí Trung Quốc, người từng tham gia tập trận thường niên trong 15 năm qua nói.
Theo Danviet
Nút bấm hạt nhân của Trump và Kim Jong-un hoạt động ra sao?
Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục làm gia tăng căng thẳng với Triều Tiên bằng tuyên bố "có nút bấm hạt nhân to hơn và mạnh hơn" của Kim Jong-un.
Bàn làm việc của ông Trump có nút bấm dùng để gọi Diet Coke.
"Ai đó làm ơn báo với Kim Jong-un rằng tôi cũng có nút hạt nhân nhưng nó to hơn, uy lực hơn nhiều. Và nút hạt nhân của tôi hoạt động", Tổng thống Mỹ Donald Trump viết trên mạng xã hội Twitter.
Theo CNN, bình luận mới nhất của ông Trump giống theo kiểu "của mình to hơn của bạn" thời học sinh, dấy lên những lo ngại về việc liệu Tổng thống Mỹ có nghiêm túc khi sở hữu vũ khí có sức hủy diệt khủng khiếp.
Các đời Tổng thống Mỹ trước đây chưa từng đưa ra những tuyên bố công khai nhắc đến vũ khí hạt nhân như vậy.
"Tôi cho rằng Lầu Năm Góc và Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ rất lo lắng sau tuyên bố của ông Trump, vì những bình luận của Tổng thống Mỹ trên Twitter không khác gì một quan điểm chính thức", Đô đốc John Kirby, cựu phát ngôn viên Lầu Năm Góc nói trên CNN.
Khởi nguồn của câu chuyện bắt đầu từ thông điệp đầu năm mới của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
"Toàn bộ lãnh thổ Mỹ nằm trong tầm bắn vũ khí hạt nhân của chúng ta và nút bấm hạt nhân luôn nằm trên bàn làm việc của tôi. Đó là thực tế chứ không phải là lời đe dọa", Telegraph dẫn lời ông Kim.
Theo các chuyên gia, nút bấm hạt nhân ở đây được cho là biểu tượng ám chỉ sức mạnh hạt nhân của Triều Tiên, chứ không phải một thiết bị thực tế.
Bàn làm việc của nhà lãnh đạo Kim Jong-un không thấy có nút bấm hạt nhân.
"Việc khoe nút bấm hạt nhân trên bàn làm việc dường như chỉ nhằm đe dọa Tổng thống Trump, người từng gọi nhà lãnh đạo Triều Tiên là người tên lửa bé nhỏ", cây viết James Rothwell của Telegraph nhận định.
Các cường quốc hạt nhân như Nga, Mỹ, Trung Quốc đều duy trì chuỗi chỉ huy trực tiếp từ lãnh đạo tới các đơn vị trực chiến.
Một nút bấm đơn giản không thể truyền tải toàn bộ dữ liệu phức tạp trong tình huống sử dụng vũ khí hạt nhân như mục tiêu, số lượng vũ khí cần triển khai và việc xác thực mệnh lệnh.
Nút bấm hạt nhân là cách nói hình tượng nhằm đơn giản hóa quy trình này. Có thể ông Kim muốn hé lộ một thiết bị dùng để chỉ huy lực lượng hạt nhân Triều Tiên.
Bình Nhưỡng hiện chưa công bố hình ảnh nào về "nút bấm" của nhà lãnh đạo Kim Jong-un, khiến giới phân tích đặt nghi vấn về sự tồn tại của nó.
Theo CNN, bình luận mới nhất của ông Trump dấy lên nghi vấn Tổng thống Mỹ đang tiết lộ thông tin mật, rằng "nút bấm" của Kim Jong-un không hề hoạt động như lời cảnh báo.
Ngược lại, bình luận của ông Trump cũng khiến giới quan sát cảm thấy khó hiểu. Bởi trên bàn làm việc của Tổng thống Mỹ ở Phòng Bầu dục hiện chỉ có một chiếc nút, vốn được hé lộ từ năm ngoái. Đây không phải là nút bấm hạt nhân mà là nút gọi Diet Coke (nước ngọt cho người ăn kiêng).
"Không, không phải như mọi người nghĩ", phóng viên Demetri Sevastopulo của tờ Financial Times nói khi được đặt câu hỏi rằng đó có phải là nút kích hoạt đòn tấn công hạt nhân hay không.
Ông Trump cũng từng nói đùa rằng, "mọi người cảm thấy lo ngại một chút khi tôi bấm nút đó", khi tiết lộ rằng mình thường uống 12 lon Diet Coke mỗi ngày.
Chiếc valy hạt nhân luôn theo sát Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Theo các chuyên gia, để kích hoạt vũ khí hạt nhân, ông Trump cần đến valy hạt nhân chuyên dụng. Đây là một chiếc valy màu đen, làm bằng nhôm, bọc da, nặng khoảng 20 kg, bên trong không có nút bấm như nhiều người lầm tưởng.
Thay vào đó, nó chứa tài liệu hướng dẫn sử dụng hệ thống phát sóng khẩn cấp, một cuốn sổ có các lựa chọn tấn công, một cuốn sổ lưu trữ các điểm trú ẩn an toàn và một thẻ xác thực danh tính của tổng thống.
Khi muốn xác nhận tấn công bằng vũ khí hạt nhân, tổng thống Mỹ phải dùng tấm thẻ ghi mã xác thực mang mật danh "bánh bích quy", cũng là vật bất ly thân của tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Mỹ. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sau đó phải xác nhận mệnh lệnh, trước khi chuyển đến cấp dưới và tới lực lượng hạt nhân.
Tuyên bố "nút bấm của tôi hoạt động" của ông Trump có thể hiểu là Washington đang nắm trong tay kho vũ khí hạt nhân sẵn sàng chiến đấu với quy mô lớn hơn nhiều so với Bình Nhưỡng. Mỹ sở hữu 6.800 đầu đạn hạt nhân các loại, được triển khai trên oanh tạc cơ, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) và tàu ngầm.
Trong khi đó, Triều Tiên được cho là đang sở hữu 10-15 đầu đạn hạt nhân, có thể gắn trên nhiều loại tên lửa đạn đạo từ tầm trung, tên lửa liên lục địa.
Theo Danviet
Tận thấy tên lửa đạn đạo Nga có thể hủy diệt cả thành phố Nga mới đây công bố video ghi lại hình ảnh hiếm có của tên lửa đạn đạo liên lục địa mới nhất nặng 50 tấn, có khả năng trang bị 4 đầu đạn nhiệt hạch. Theo RT, đoạn video mở đầu bằng cảnh chiếc xe chuyên dụng chở tên lửa Yars được hộ tống bởi một dàn xe cảnh sát, xe cứu hỏa...