Trung Quốc phóng tàu thăm dò Mặt trăng đầu tiên
Trung Quốc đã phóng tàu thăm dò tự hành mặt đầu tiên lên Mặt Trăng vào rạng sáng ngày hôm nay (2/12).
Tàu thăm dò Yutu (Thỏ Ngọc) đã được phóng lên không gian bằng tên lửa đẩy Trường Chinh March-3B vào 1 giờ 30 phút sáng nay, 2/12 (theo giờ địa phương) từ Trung tâm phóng vệ tinh Tân Cương, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc.
Nếu mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch, tàu thăm dò Yutu của Trung Quốc sẽ đáp xuống bề mặt của Mặt Trăng vào giữa tháng 12 trước khi bắt đầu khảo sát địa chất và tìm kiếm các nguồn tài nguyên trên vệ tinh tự nhiên của Trái đất. Đây sẽ là tàu thăm dò đầu tiên của Trung Quốc đáp xuống một thiên thể ngoài hành tinh của chúng ta.
Tàu thăm dò Mặt Trăng Yutu của Trung Quốc được phóng lên không gian vào rạng sáng nay
Video đang HOT
Năm 2007, Trung Quốc đã phóng tàu thăm dò quỹ đạo Mặt Trăng đầu tiên, mang tên Hằng Nga 1 với sứ mệnh chụp ảnh bề mặt và phân tích cấu tạo của Mặt Trăng. Các nhà khoa học Trung Quốc đang thảo luận kế hoạch đưa con người lên vệ tinh tự nhiên của Trái đất vào khoảng 2020.
Trung Quốc đã phóng một tàu vũ trụ chở theo 3 phi hành gia lên vũ không gian vào tháng 6 vừa qua. Các phi hành gia đã dành 15 ngày trên quỹ đạo Trái đất và kết nối với 1 phòng thí nghiệm không gian. Sứ mệnh này nằm trong kế hoạch xây dựng một trạm không gian riêng của Trung Quốc vào năm 2020.
Nếu sứ mệnh của tàu thăm dò Yutu thành công, Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia thứ 3 trên thế giới, sau Mỹ và Liên Xô cũ, có khả năng đưa tàu thăm dò tự hành lên Mặt Trăng. Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn còn kém xa các cường quốc vũ trụ này.
Trung Quốc khẳng định rằng chương trình không gian của nước này là vì những mục đích hòa bình, nhưng Bộ Quốc phòng Mỹ tỏ rõ quan điểm muốn ngăn chặn Trung Quốc tăng cường khả năng không gian để tạo ra những lợi thế chiến lược.
Theo Reuters
NASA phóng tàu thám hiểm mặt trăng
NASA hôm nay 7/9 đã phóng tàu vũ trụ không người lái nhằm thám hiểm bầu khí quyển của mặt trăng. Đây là tàu thám hiểm mặt trăng thứ ba của Mỹ trong vòng 5 năm qua.
Tàu thám hiểm mặt trăng rời bệ phóng ở Virginia ngày 7/9.
Tàu thám hiểm khí quyển và môi trường bụi mặt trăng (viết tắt là LADEE) đã rời bệ phóng trên tên lửa đạn đạo được cải tiến của không quân Mỹ Minotaur V từ cơ sở vũ trụ Wallops của NASA ở Virginia, Mỹ, vào 11h27 tối ngày thứ bảy (giờ địa phương). Nhà bình luận NASA George Diller cho biết tàu vũ trụ hoạt động tốt và ở trong quỹ đạo ổn định nửa tiếng sau khi rời bệ phóng.
Tàu LADEE dự kiến sẽ giúp các nhà khoa học hiểu hơn về bầu khí quyển và bụi bao quanh mặt trăng.
Chuyên gia vũ trụ John Logsdon cho biết khi các nhà du hành vũ trụ Mỹ đặt chân lên bề mặt mặt trang 4 thập niên trước, họ đã nhận thấy bụi có thể là cản trở lớn cho các tàu và thiết bị vũ trụ. Ông cho biết, bụi bao quanh mặt trăng không giống cát trên bãi biển, mà rất rất nhỏ, có thể xâm nhập vào mọi thứ.
"Tất cả nhóm du hành gia Apollo đều phàn nàn bụi mặt trăng có khắp nơi", ông cho hay. Các nhà du hành người Mỹ lần đầu tiên đặt chân lên mặt trăng vào năm 1969 và nhóm thám hiểm cuối cùng của kỷ nguyên Apollo đã ghé thăm mặt trăng vào năm 1972.
Chuyến bay tới mặt trăng sẽ kéo dài cả tháng trời. Và khi tiến vào quỹ đạo mặt trăng, dự kiến vào ngày 6/10, tàu sẽ lưu lại ở độ cao cách bề mặt mặt trăng 250km trong 40 ngày rồi sau đó chuyển sang vị trí thấp hơn.
Sau khi thu thập được dữ liệu về bầu khí quyển và bụi của mặt trăng trong sứ mệnh kéo dài 100 ngày, LADEE sẽ lao xuống bề mặt mặt trăng.
LADEE có thể mở đường cho các chuyến thám hiểm không người lái cho các tiểu hành tinh, tới sao Hỏa hoặc những cuộc thám hiểm mặt trăng trong tương lai, mặc dù hiện chưa có chương trình nào được lên kế hoạch.
LADEE được thai nghén khi NASA dự kiến đưa con người trở lại mặt trăng, một phần trong chương trình Constellation (Chòm sao) đã bị Tổng thống Obama hủy năm 2010 nhằm cắt giảm ngân sách. Dự án thám hiểm lớn có người lái tiếp theo của NASA là nhằm đưa con người lên sao Hỏa vào những năm 2030.
Theo Dantri
Căn cứ siêu bí mật về vũ trụ của Trung Quốc Nếu đây thực sự là trung tâm của ngành vũ trụ Trung Quốc đang hối hả chạy đua với các nước lớn, vậy sao không khí ở đây lại có vẻ thoải mái đến vậy? Được mời đến căn cứ vũ trụ bí mật của Trung Quốc trước khi nước này phóng tàu vũ trụ Thần Châu 10 hôm 11/6, phóng viên Nic...