Trung Quốc-Philippines giằng co ở Biển Đông
Cuộc đối đầu mới nhất trên Biển Đông giữa Trung Quốc và Philippines đã kéo dài 6 tuần nhưng chưa có dấu hiệu chấm dứt dù hai bên liên tục tuyên bố đang nỗ lực làm dịu tình hình. Những cuộc khẩu chiến kèm theo một loạt động thái phô trương sức mạnh liên tiếp của các bên từ đầu tuần đến giờ đã cho thấy, Manila và Bắc Kinh tiếp tục giằng co quyết liệt ở khu vực đang “dậy sóng” này.
Tàu chiến Philippines đang chặn tàu cá Trung Quốc hôm 10/4.
Trung Quốc tăng cường “ép” Philippines
Vẫn như thường lệ, Trung Quốc luôn tỏ thái độ quyết liệt hơn cả trên lời nói và hành động trong cuộc đối đầu với nước láng giềng Philippines.
Ngay đầu tuần, “sóng dữ” đã nổi lên cuồn cuộn ở Biển Đông khi Trung Quốc triển khai cùng lúc 5 tàu chiến đến vùng tranh chấp. 5 tàu chiến Trung Quốc xuất hiện gần lãnh hải Philippines gồm 2 tàu khu trục lớp Type-052B, hai tàu khu trục nhỏ lớp Type-054A và một tàu vận tải đổ bộ Type-071.
Ngoài nhiệm vụ huấn luyện, 5 tàu chiến của Trung Quốc còn được giao trách nhiệm hỗ trợ cho các tàu thuyền đánh cá nước này ở khu vực bãi cạn Scarborough nếu có tranh chấp xảy ra. Hành động điều tàu chiến đến vùng tranh chấp của Bắc Kinh rõ ràng sẽ khiến căng thẳng leo thang chứ không giúp làm dịu tình hình như lời nước này vẫn tuyên bố trong thời gian qua.
Video đang HOT
Điều gây khó hiểu hơn và cũng đáng lo ngại hơn là, trong bối cảnh Manila và Bắc Kinh đang có các cuộc đàm phán nhằm tháo gỡ cuộc khủng hoảng ở Biển Đông hiện nay giữa hai nước thì Trung Quốc lại huy động một số lượng lớn tàu thuyền, cả tàu của chính phủ lẫn tàu của ngư dân, đến bãi cạn Scarborough. Con số gần 100 tàu thuyền của Trung Quốc ở khu vực tranh chấp nói lên điều gì khi mà Philippines chỉ có 2 tàu thuyền tại đây? Nhiều người đang tự hỏi, liệu có phải Trung Quốc đang dùng sức mạnh “số đông” để uy hiếp nước láng giềng bé nhỏ hơn họ hay không?
Song song với những động thái quyết liệt nói trên, giới lãnh đạo Trung Quốc cũng không ngừng lên tiếng cảnh báo, răn đe Manila. Trong 2 ngày liên tiếp (23 và 24/5), phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã đưa ra rất nhiều phát biểu gay gắt về Philippines. Ông này tiếp tục cảnh báo Manila không được lôi kéo bên thứ 3 vào tranh chấp Biển Đông. Bắc Kinh cũng cho rằng, Manila đang có nhiều hành động khiêu khích, khiến Trung Quốc phải tăng cường cảnh giác ở Biển Đông. Trung Quốc kêu gọi Philippines thể hiện “sự chân thành” trong việc giải quyết các cuộc tranh chấp hiện nay giữa hai nước thông qua con đường hòa bình.
Philippines không khoan nhượng
Mặc dù trong thời gian qua, Manila luôn thể hiện thái độ thận trọng hơn, kiềm chế hơn nhưng nước này cũng cho thấy rõ sự quyết tâm trong việc “bảo vệ chủ quyền” ở bãi cạn Scarborough.
Trong cuộc đối đầu với một nước lớn như Trung Quốc hiện nay, Philippines tỏ ra rất linh hoạt, khi thể hiện thái độ mềm mỏng lúc lại rất cứng rắn. Trong khi liên tục bày tỏ mong muốn tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho cuộc tranh chấp bãi cạn Scarborough, Manila cũng kiên quyết không “bỏ qua” cho bất kỳ hành động “hiếu chiến” hay là “vi phạm chủ quyền” nào của đối phương.
Hôm 23/5, Philippines đã không ngần ngại tố cáo Trung Quốc đang tìm cách uy hiếp nước này bằng việc huy động một số lượng lớn tàu thuyền đến vùng tranh chấp. Manila cũng tố cáo Trung Quốc không thực thi lệnh cấm đánh bắt cá mà nước này tuyên bố áp dụng từ ngày 16/5 đến 1/8 ở nhiều khu vực thuộc Biển Đông.
Philippines còn thách thức Trung Quốc bằng tuyên bố sẽ tiếp tục “trông cậy” vào bên thứ 3 trong nỗ lực giải quyết cuộc tranh chấp hiện nay ở bãi cạn Scarborough. Việc Manila dựa vào Mỹ trong cuộc tranh chấp ở Biển Đông thời gian qua đã khiến Trung Quốc vô cùng khó chịu và bực bội.
Xét về sức mạnh quân sự, Philippines không thể là đối thủ của Trung Quốc. Đây là điều mà các quan chức Manila đã từng thừa nhận trước đây. Hiểu rõ được điều này, giới lãnh đạo Philippines đã và đang nỗ lực tăng cường mối quan hệ liên minh chặt chẽ với Mỹ – cường quốc số 1 thế giới, để tạo thế cân bằng với Trung Quốc.
Mặc dù tuyên bố không đứng về bên nào trong các cuộc tranh chấp ở Biển Đông nhưng Mỹ đã có rất nhiều động thái thể hiện sự ủng hộ của họ dành cho đồng minh Philippines.
Trung Quốc và Philippines đang tranh chấp chủ quyền đối với bãi cạn Scarborough (còn được Manila gọi là bãi cạn Panatag hay đảo Hoàng Nham theo cách gọi của Bắc Kinh). Bãi cạn này nằm cách đảo Luzon của Philippines chỉ khoảng 230km. Trong khi đó, khu vực đất liền gần nhất của Trung Quốc là tỉnh Hải Nam cũng cách bãi cạn Scarborough đến 1.200km.
Các quan chức Philippines khẳng định, theo quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), bãi cạn Scarborough rõ ràng nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý (khoảng 350km) của Philippines.
Theo VNMedia
Mỹ: Trung Quốc vi phạm Công ước về Luật Biển
Ngoại trưởng Hillary Rodham Clinton hôm qua (23/5) tuyên bố, Mỹ ủng hộ các nước "đang bị Trung Quốc đe dọa" ở Biển Đông. Tuy nhiên, bà Hillary thừa nhận, việc Mỹ đến giờ chưa thông qua Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển đã làm ảnh hưởng đến sự ủng hộ của nước này cho các đồng minh có tranh chấp trong khu vực.
Ngoại trưởng Hillary
Tại một cuộc điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện ngày hôm qua, nữ Ngoại trưởng Mỹ cho rằng, Trung Quốc đang đòi chủ quyền ở những vùng lãnh hải vượt quá quy định được đưa ra trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển. Tuy nhiên, vì Mỹ chưa thông qua công ước này nên Mỹ khó có thể can thiệp vào việc Trung Quốc không tuân theo quy định của công ước.
Giới lãnh đạo quân sự và ngoại giao hàng đầu Mỹ hôm qua đã khẩn thiết yêu cầu Quốc hội thông qua Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển. Công ước trên được ký kết năm 1982 và bắt đầu có hiệu lực từ năm 1994. Phe Cộng hòa đối lập đã ngăn cản không cho Mỹ thông qua Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển nhưng quân đội Mỹ tuyên bố vẫn hành động theo những quy định và điều luật được đưa ra trong bản công ước này.
Chính quyền của Tổng thống Barack Obama từ năm 2010 đã luôn nhấn mạnh, dù Mỹ không phải là một bên trong các tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông nhưng nước này có lợi ích trong việc tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho những cuộc tranh chấp đó. Washington cũng có lợi ích trong việc duy trì sự tự do hàng hải ở Biển Đông - nơi chứa nhiều tuyến đường biển chiến lược.
Trung Quốc là một trong hơn 160 nước tham gia vào Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển. Nước này đang có tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông với một loạt nước gồm Brunei, Malaysia, Philippines, Việt Nam và Vùng lãnh thổ Đài Loan.
Theo quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), khu vực biển nằm cách bờ biển của một nước trong vòng 200 hải lý (370km) là thuộc vùng đặc quyền kinh tế của nước đó. Các nước có quyền khai thác và phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên trong vùng đặc quyền kinh tế của mình. Tuy nhiên, các nước cũng phải bảo đảm sự tự do hàng hải ở những khu vực đó.
Trung Quốc và Philippine đang tranh chấp bãi cạn Scarborough. Philippine tuyên bố, bãi cạn này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của họ. Bãi cạn Scarborough nằm cách đảo Luzon của Philippines chỉ khoảng 230km (tức là trong phạm vi 200 hải lý được quy định trong UNCLOS). Trong khi đó, khu vực đất liền gần nhất của Trung Quốc là tỉnh Hải Nam cũng cách bãi cạn Scarborough đến 1.200km.
Theo VNMedia
Trung Quốc đưa 5 tàu chiến đến gần biển Philippines Năm tàu chiến Trung Quốc đã được triển khai gần vùng biển Philippines sau chuyến thăm của một tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân từ Mỹ tới nước này. Một tàu khu trục mang tên lửa đối hạm của Trung Quốc ở căn cứ hải quân tại Hong Kong - Ảnh: AP Báo Philippine Star cho biết năm tàu đó là...