Trung Quốc, Philippines “đấu khẩu” về kế hoạch Biển Đông
Trung Quốc và Philippines đã bất đồng về các căng thẳng gần đây trên Biển Đông tại một hội họp của các ngoại trưởng khu vực, trong bối cảnh Manila giành được sự ủng hộ của các quốc gia ASEAN về đề xuất đóng băng các hành động khiêu khích ở Biển Đông.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (trái) và người đồng cấp Philippines Albert del Rosario gặp nhau tại Myanmar ngày 9/8.
Cả Bắc Kinh và Manila đã tìm cách lái giọng điệu của cuộc hội đàm giữa các ngoại trưởng ASEAN và các đối tác do khối ASEAN tổ thức trong khuôn khổ Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN (ARF) tại Myanmar hồi cuối tuần qua.
Trung Quốc đã bác bỏ kế hoạch của Philippines nhằm “đóng băng” các hành động khiêu khích ở Biển Đông là phá vỡ các nỗ lực nhằm giải quyết tranh chấp biển đảo, trong khi Manila cáo buộc Bắc Kinh hung hăng theo đuổi các tuyên bố chủ quyền và “thất hứa” đối với cam kết về ngoại giao hòa bình.
Đề xuất “đóng băng” căng thẳng ở Biển Đông, được Philippines chính thức đưa ra tại ARF ở Myanmar, diễn ra trong bối cảnh căng thăng trong khu vực. Trung Quốc đã triển khai trái phép một giàn khoan dầu sâu trong thềm lục địa và vùng lãnh hải của Việt Nam hồi tháng 5, trong khi giới chức Philippines và Trung Quốc cũng tranh cãi về các vùng biển tranh chấp.
Manila muốn tìm kiếm một biên bản ghi nhớ về các hành động gây hấn như vậy theo “kế hoạch 3 bước”, vốn cũng hối thúc hối thúc nhanh chóng đi đến một bộ quy tắc ứng cử ở Biển Đông và giải quyết các tranh chấp thông qua sự phân xử theo luật pháp quốc tế.
Tại cuộc hội đàm, ASEAN đã ghi nhận đề xuất của Philippines nhưng không thông qua nó, mặc dù Mỹ và một số quốc gia Đông Nam Á ủng hộ ý tưởng này.
Nhưng Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã phản đối kế hoạch, nói rằng Bắc Kinh không chấp nhận các đề xuất có thể làm gián đoạn các cuộc đàm phán giải quyết xung đột. Ông Vương cũng chỉ trích nỗ lực riêng rẽ của Manila khi muốn giải quyết tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh thông qua tòa án quốc tế tại La Hay, Hà Lan.
“Nếu Philippines muốn theo đuổi một kế hoạch 3 nước, nước này nên rút nỗ lực đưa vụ việc ra tòa án quốc tế và quay lại từ đầu”, ông Vương Nghị nói.
Video đang HOT
Trong một cuộc phỏng vấn sau đó, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đã bác bỏ những chỉ trích của ông Vương, nói rằng kế hoạch 3 bước phù hợp với các nguyên tắc mà Bắc Kinh đã ký kết trong một tuyên bố bố ASEAN-Trung Quốc hồi năm 2002, vốn vạch ra khuôn khổ cho việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông.
“Họ đáng nhẽ không nên phản đối kế hoạch. Đề xuất rất tích cực, có tính xây dựng và toàn diện”, ông Del Rosario nói bên lề một cuộc gặp của ASEAN.
“Trung Quốc đang cố gắng hiện thực hóa các tuyên bố chủ quyền trước khi tòa trọng tài phân tử và khép lại đàm phán bộ quy tắc ứng xử”, ông Del Rosario nói thêm.
Trung Quốc cản trở đàm phán
Trong một tuyên bố chung ngày 10/8, ASEAN đã nhắc lại lời kêu gọi kiềm chế và nhanh chóng đi đến một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông – một nỗ lực vốn đã bị bế tắc suốt thập niên qua.
Kết quả trên chứng tỏ sức ảnh hưởng của Trung Quốc đối với các cuộc đàm phán tìm giải pháp cho tranh chấp lãnh thổ kéo dài với ASEAN, đồng thời cho thấy những bất đồng giữa các quốc gia thành viên, với một bên là muốn một giải pháp cứng rắn hơn nhằm đối phó với Bắc Kinh và một bên là không muốn làm “chọc giận” đối tác kinh tế quyền lực.
“Kế hoạch của Trung Quốc đã gây cản trở về mặt ngoại giao và khiến ASEAN vướng vào các cuộc đàm phán kéo dài”, ông Carl Thayer, giáo sư từ Học viện quốc phòng Úc, cho hay.
Các nhà phân tích cũng dự đoán rằng đàm phán ASEAN-Trung Quốc sẽ không sớm đi tiến triển.
Do lợi ích của Bắc Kinh trong các cuộc đàm phán kéo dài, bất kỳ một sự đồng thuận nào giữa các bên liên quan có thể sẽ bị cản trở, ông Thayer, người đã theo dõi các cuộc đàm phán giữa ASEAN và Trung Quốc về các tranh chấp Biển Đông suốt thập niên qua, nói thêm.
“Các ngôn từ nhiều khả năng sẽ được nhắc tới một cách chung chung để họ không đi tới bất kỳ tiến triển thực tế nào về các tranh chấp chủ quyền”, giáo sư Thayer nhấn mạnh.
Theo Dân Trí
Trí thức Mỹ nói không với Học Viện Khổng Tử của Trung Quốc
Nỗ lực ngoại giao văn hóa của Trung Quốc mới đây gặp phải một thất bại lớn với việc Hiệp hội Giáo sư Đại học Hoa Kỳ (AAUP) hối thúc các trường đại học Tây phương cắt đứt quan hệ với Học Viện Khổng Tử, theo VOA.
Trong thập niên qua chính phủ Trung Quốc đã chi tiêu khá nhiều tiền bạc và nhân lực cho việc xây dựng quyền lực mềm để gia tăng ảnh hưởng của nước họ trên khắp thế giới. Ảnh AP
Trong một thông cáo công bố hồi đầu tuần này, AAUP nói rằng Học Viện Khổng Tử hoạt động như một công cụ của nhà nước Trung Quốc và được cho phép không tôn trọng tự do học thuật.
Hôm chủ nhật 15 tháng 6 vừa qua, ông Lưu Vân Sơn, Bí thư Ban Bí thư Trung ương của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, đã đến dự một hội nghị liên tịch của các Học Viện Khổng Tử ở Âu châu tổ chức tại thủ đô Dublin của Ireland (Ái Nhĩ Lan).
Tại cuộc họp, nhân vật lãnh đạo đứng hàng thứ 5 của nhà cầm quyền Bắc Kinh bày tỏ hy vọng là các học viện này sẽ trở thành điều mà ông gọi là "đường xe lửa cao tốc tâm linh" nối liền giấc mơ Trung Quốc với giấc mơ của các nước và giấc mơ của thế giới.
Ông Lưu Vân Sơn đã phát biểu như vậy trong lúc báo chí quốc tế loan tin Hiệp hội Giáo sư Đại học Hoa kỳ (AAUP) thúc giục các trường đại học Tây phương cắt đứt quan hệ với Học Viện Khổng Tử vì những viện này vi phạm các tiêu chuẩn cơ bản của tự do học thuật và không tôn trọng tự do ngôn luận.
Các nhà quan sát nói rằng hành động này của Hiệp hội Giáo sư Đại học Hoa Kỳ là một đòn nặng giáng vào dự án hàng đầu của nhà cầm quyền Bắc Kinh nhằm khuyếch trương quyền lực mềm của họ trên thế giới.
Theo tường thuật hôm thứ ba của tờ New York Times, AAUP kêu gọi các trường đại học bảo vệ các nguyên tắc tự do học thuật bằng cách chấm dứt hoặc thương thuyết lại những thỏa thuận đã đưa gần 100 chương trình ngôn ngữ và văn hóa do chính phủ Trung Quốc bảo trợ tới các khuôn viên đại học ở Mỹ và Canada.
Một thông cáo của hiệp hội được thành lập từ năm 1915 và có 47.000 hội viên này nói rằng các trường đại học ở Mỹ đã đánh mất sự độc lập và phẩm giá của mình qua việc để cho chính phủ Trung Quốc quyết định về vấn đề tuyển dụng và giám sát nhân viên giảng dạy, thiết kế học trình và đặt ra những giới hạn về tranh luận bên trong các Học Viện Khổng Tử.
Thông cáo này tố cáo "Học Viện Khổng Tử hoạt động như một công cụ của nhà nước Trung Quốc và được phép không tôn trọng tự học thuật", và "hầu hết các thỏa thuận về việc thành lập Học Viện Khổng Tử bao gồm những điều khoản không được tiết lộ và những sự nhượng bộ không thể chấp nhận đối với các mục tiêu chính trị và cách làm việc của chính phủ Trung Quốc."
Thông cáo trích dẫn một bài viết của giáo sư Marshall Sahlins trên tạp chí The Nation hồi tháng 10, trong đó vị giáo sư nhân chủng học của Đại học Chicago nói rằng "qua việc để cho Học Viện Khổng Tử được thành lập trong trường của mình, các đại học đó đã tham gia những nỗ lực tuyên truyền chính trị của một chính phủ nước ngoài với một cung cách trái ngược với những giá trị về tự do học hỏi và những phúc lợi của nhân loại."
Trong thập niên qua, chính phủ Trung Quốc đã chi tiêu khá nhiều tiền bạc và nhân lực cho việc xây dựng quyền lực mềm để gia tăng ảnh hưởng của nước họ trên khắp thế giới.
Và đối với các trường đại học nước ngoài, việc dùng tiền bạc của chính phủ Trung Quốc để mở các lớp giảng dạy ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc cho sinh viên của mình dường như là một việc chỉ có lợi mà không có hại gì cả.
Do đó, kể từ khi Học Viện Khổng Tử đầu tiên được thành lập ở thủ đô Seoul của Hàn Quốc vào năm 2004 tới nay, Trung Quốc đã lập ra hơn 400 Học Viện Khổng Tử tại 120 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết tính đến cuối năm 2013, có 850.000 học viên ghi danh theo học tại các Học Viện Khổng Tử và các lớp học Khổng Tử tại hơn 600 trường trung, tiểu học.
Ngoài việc giảng dạy Hán Ngữ, Học Viện Khổng Tử còn dạy các môn học đàn, chơi cờ, thư pháp, hội họa và võ thuật Trung Quốc.
Các chuyên gia cho biết những chương trình giảng dạy tại các Học Viện Khổng Tử được thiết kế để phô bày một hình ảnh tích cực của Đảng Cộng sản đương quyền và có nhiều đề tài cấm kỵ trong học trình.
Bà June Teufel Dreyer, một chuyên gia về chính trị Trung Quốc của Đại học Miami, nói với tờ New York Times rằng phía Trung Quốc thường đòi các trường đại học Mỹ muốn họ giúp thành lập Học Viện Khổng Tử không được thảo luận về Đức Đạt Lai Lạt Ma hay mời nhà lãnh đạo tinh thần của người Tây Tạng này tới thăm trường.
Bà Dreyer cho biết có rất nhiều đề tài cấm kỵ từ Tây Tạng, Đài Loan, cho tới kế hoạch tăng cường sức mạnh quân sự của Trung Quốc và những vụ đấu đá bên trong hàng ngũ lãnh đạo Trung Quốc.
Theo NTD/Bizlive
Tướng Thái Lan: Đường 9 đoạn của Trung Quốc thiếu cơ sở pháp lý Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng Thái Lan, Tướng Surasit Thanadtang đã trả lời phỏng vấn của phóng viên Thông tấn xã Việt Nam tại Thái Lan liên quan tới hành động của Trung Quốc đã và đang diễn ra trên Biển Đông. -Xin ông cho biết quan điểm của mình về tình hình trên Biển Đông, đặc biệt là sau việc...