Trung Quốc phát triển máy bay J-20 để phục vụ mưu đồ chiếm toàn bộ Biển Đông
Nếu cất cánh từ sân bay ở đảo Hải Nam, J-20 có thể vươn tới tất cả các đảo, đá ngầm ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 Trugn Quốc (nguồn mạng Tin tức Trung Quốc)
Tờ “Hoàn Cầu” Trung Quốc ngày 14 tháng 7 đăng bài viết tự khen ngợi loại “máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm” J-20 do Trung Quốc tự nghiên cứu phát triển.
Theo bài báo, Triển lãm hàng không Farnborough năm 2014 đã khai mạc đúng hạn, máy bay chiến đấu tàng hình F-35 đã rất bắt mắt tại triển lãm, trong đó động cơ có thể sử dụng để cất hạ cánh thẳng đứng được trưng bày độc lập, càng gây thu hút cho mọi người đối với loại may bay chiên đâu tiên tiến này. Nhưng, có chuyên gia cho rằng, hành trình của máy bay F-35 ngắn, vấn đề bán kính tác chiến luôn bị phê phán.
Bài báo cho rằng, ngay từ năm 2009, “Thời báo Hải quân” Mỹ đã dẫn chuyên gia phân tích quốc phòng Barry Walters cho rằng, Hải quân Mỹ đã tính giảm số lượng mua may bay chiên đâu F-35, bởi vì hành trình của may bay chiên đâu F-35 không thể hỗ trợ cho tàu sân bay Quân đội Mỹ triển khai hành động ngoài phạm vi vũ khí tấn công phong tỏa khu vực do các nước như Trung Quốc đang nghiên cứu chế tạo, còn máy bay không người lái trang bị cho tàu chiến thì có triển vọng đem lại hành trình lớn hơn theo nhu cầu của Hải quân Mỹ.
Vào năm 2011, một báo cáo của Lầu Năm Góc cho biết, bán kính tác chiến của máy bay chiến đấu chủ lực thế hệ tiếp theo F-35 Lightning II của Không quân Mỹ thấp hơn so với thiết kế, đã giảm khoảng 15%.
Máy bay chiến đấu tàng hình F-35A Mỹ
Máy bay chiến đấu F-35 gồm có 3 loại là F-35A, F-35B và F-35C, lần lượt trang bị cho không quân, thủy quân lục chiến và hải quân Mỹ. Các cuộc kiểm tra sơ bộ cho thấy, bán kính tác chiến là 584 hải lý (1.081,57 km), bằng khoảng 85% so với bán kính tác chiến thiết kế 690 hải lý (1.277,38 km).
Chương trình kiểm tra gồm vận hành các thiết bị trên máy bay, tính năng bay của máy bay chiến đấu. Căn cứ vào báo cáo này, không quân không loại trừ khả năng điểu chỉnh một phần thiết kế để tăng lượng nhiên liệu mang theo, gia tăng bán kính tác chiến.
Hành trình và bán kính tác chiến của máy bay chiến đấu F-35 rốt cuộc là bao nhiêu, cần phải xem số liệu công bố mới nhất của nhà thầu chính – Công ty Lockheed Martin.
Video đang HOT
Ngày 1 tháng 7, trên trang mạng chính thức của mình, Công ty Lockheed Martin đã công bố hiện trạng chương trình và tình hình cơ bản của máy bay chiến đấu F-35, gồm có hiện trạng chương trình, tình hình bàn giao, các công việc lớn 2 tháng trước, số lượng kế hoạch, cấp phát vốn, giá thành, cỡ loại và số lượng quốc gia, thông số tính năng và các ghi chép cơ bản của chương trình.
Bảng thông số tính năng của máy bay này đã lần lượt liệt kê hành trình và bán kính tác chiến của 3 loại máy bay F-35A, F-35B và F-35C khi mang theo vũ khí.
Máy bay chiến đấu tàng hình F-35B Mỹ
Máy bay F-35A mang theo 1 khẩu pháo GAU-22/A 25 mm, 2 quả tên lửa không đối không AIM-120C, 2 quả bom dẫn đường GBU-31 JDAM 2.000 pound (khoảng 1.000 kg), bán kính tác chiến (mang theo nhiên liệu bên trong) lớn hơn 1.093 km, hành trình lớn hơn 2.200 km.
Máy bay F-35B mang theo 2 quả tên lửa không đối không AIM-120C, 2 quả bom dẫn đường GBU-32 JDAM 1.000 pound (500 kg), bán kính tác chiến (mang theo nhiên liệu bên trong) lớn hơn 833 km, hành trình lớn hơn 1.667 km.
Máy bay F-35C mang theo 2 quả tên lửa không đối không AIM-120C, 2 quả bom dẫn đường GBU-31 JDAM 2.000 pound (khoảng 1.000 kg), bán kính tác chiến (mang theo nhiên liệu bên trong) lớn hơn 1.100 km, hành trình lớn hơn 2.200 km.
Trong khi đó, theo báo Trung Quốc, máy bay chiến đấu hạng nặng J-20 gần 30 tấn, không gian trong máy bay lớn, mang theo nhiều dầu, cho nên hành trình của nó sẽ đạt mức mà các máy bay chiến đấu hạng nặng trước đây của Trung Quốc không đạt tới. Chẳng hạn máy bay chiến đấu Su-27, J-11 hiện nay, hành trình thường khoảng 3.600 km.
Máy bay chiến đấu tàng hình F-35C Mỹ
Nếu máy bay J-20 trang bị cho quân đội trong tương lai, hành trình của nó sẽ xa hơn so với máy bay Su-27, J-11, khoảng cách hành trình có thể đạt tới 4.000 km trở lên. Bán kính tác chiến của máy bay J-20 phải là 1.500-2.000 km.
Nếu cất cánh từ sân bay ở đảo Hải Nam, J-20 có thể vươn tới tất cả các đảo, đá ngầm ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam).
Do đó, theo bài báo, hành trình và bán kính tác chiến của máy bay J-20 lớn hơn nhiều máy bay F-35, hoàn toàn có thể bao trùm biển Hoa Đông, Biển Đông, “hỗ trợ mạnh mẽ cho bảo vệ an ninh lãnh hải” (thực ra là hỗ trợ cho tham vọng chiếm đoạt biển đảo của các nước xung quanh theo yêu sách bất hợp pháp của Trung Quốc.
(Theo Giáo Dục)
Lầu Năm Góc: Không quân Trung Quốc hiện đại hóa với quy mô chưa từng có
"Không quân TQ đang hiện đại hóa với quy mô chưa từng có và nhanh chóng thu hẹp khoảng cách với các lực lượng không quân phương Tây"- Báo cáo của BQP Mỹ viết.
Bản báo cáo thường niên dài 96 trang về năng lực quốc phòng Trung Quốc do Bộ Quốc phòng Mỹ trình lên quốc hội hôm qua đã cho thấy sự quan ngại ngày càng tăng của Washington với tình hình phát triển sức mạnh quân sự của Bắc Kinh nói chung và đặc biệt là lực lượng Không quân Trung Quốc (PLAAF).
Báo cáo viết: "PLAAF là lực lượng không quân hùng hậu nhất châu Á và lớn thứ ba trên thế giới, với khoảng 330.000 nhân viên và hơn 2.800 máy bay, không bao gồm các phương tiện bay không người lái (UAV)". Các máy bay của PLAAF gồm 1.900 chiến đấu cơ các loại, 600 trong số đó là các máy bay hiện đại.
Đặc biệt, báo cáo nhấn mạnh: "PLAAF đang theo đuổi quá trình hiện đại hóa với một quy mô chưa từng có trong lịch sử và nhanh chóng thu hẹp khoảng cách với các lực lượng không lực phương Tây trên một loạt các khía cạnh, bao gồm máy bay, khả năng chỉ huy và kiểm soát, khí tài gây nhiễu, tác chiến điện tử và kết nối dữ liệu"
Có thể thấy, Washington đã có thái độ thận trong hơn nhiều so với những gì phản ánh trong các bản báo cáo những năm trước. Chẳng hạn, trong báo cáo 2013 viết: "Trung Quốc vẫn đang tiếp tục cho ra các máy bay thế hệ 4 ngày càng hiện đại, tuy nhiên lực lượng (không quân) vẫn bao gồm chủ yếu là những máy bay cũ thuộc thế hệ 2 và 3 hoặc các biến thể nâng cấp của những máy bay này".
Sự khác biệt đến trong báo cáo năm nay: "Mặc dù vẫn còn duy trì hoạt động một số lượng lớn các máy bay chiến đấu cũ thế hệ 2 và 3, nhưng Không quân Trung Quốc sẽ sớm trang bị đông đảo máy bay thế hệ 4 trong vài năm tới".
Máy bay chiến đấu Su-35
Để củng cố lực lượng không quân chiến thuật, Mỹ cho rằng Trung Quốc đang rất nỗ lực để có được Su-35, biến thể mạnh mẽ nhất thuộc dòng tiêm kích Flanker cùng với đó là các radar quét mạng pha điện tử bị động Irbis-E tiên tiến." Nếu Trung Quốc mua được Su-35, những máy bay này có thể được đưa vào phục vụ trong năm 2016 đến 2018". Đây sẽ là sự tăng cường sức mạnh đáng kể cho lực lượng Không quân TQ.
Tiêm kích J-20
Trung Quốc cũng đang theo đuổi khả năng phát triển máy bay chiến đấu thế hệ năm. Trong vòng 2 năm kể từ khi tiêm kích J-20 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 2011, Trung Quốc đã thử nghiệm nguyên mẫu tiêm kích thế hệ năm thứ 2, được biết đến là J-31. Đây là một mẫu chiến đấu cơ có kích thước tương đương F-35 và mang nhiều đặc điểm thiết kế từ J-20.
"Hiện nay, không rõ J-31 được phát triển cho PLAAF hay lực lượng Không quân của Hải quân hay để xuất khẩu cạnh tranh với F-35 của Mỹ" - Báo cáo viết.
Máy bay ném bom H-6K
Thay đổi của lực lượng máy bay ném bom chiến lược H-6 của Trung Quốc cũng được đề cập một cách kỹ càng hơn so với những báo cáo trước. Lực lượng này vẫn tiếp tục hoạt động nhờ các nâng cấp hiệu quả và vũ khí mới. H-6 được phát triển thêm phiên bản máy bay tiếp nhiên liệu trên không. H-6G phục vụ trong lực lượng Không quân Hải quân với 4 giá treo vũ khí, có thể mang các tên lửa hành trình chống hạm.
Đặc biệt, Trung Quốc đang phát triển một biến thế H-6K với động cơ phản lực cánh quạt mới, cho phép mở rộng tầm hoạt động. Nó được cho là có khả năng mang theo 6 tên lửa hành trình tấn công mặt đất. Theo bản báo cáo, H-6 nếu có thể được biến đổi để hoạt động trên tàu sân bay thì sẽ mang lại cho không quân Trung Quốc một khả năng tấn công tầm xa với những vũ khí dẫn đường chính xác.
Bản báo cáo nhận định Không quân TQ cũng đang sở hữu một lực lượng phòng không tiên tiến hàng đầu thế giới. Xương sống của lực lượng này là các hệ thống phòng không SA-20 (S-300PMU1/2) mua của Nga và CSA-9 (HQ-9) mà Bắc Kinh tự phát triển dựa trên S-300.
Hơn thế nữa, "Trung Quốc có thể trở thành quốc gia đầu tiên nhập khẩu được hệ thống phòng không S-400/Triumf của Nga, trong khi đồng thời phát triển HQ-19, một phiên bản nội địa của S-400.
Máy bay vận tải Y-20
Ngoài ra, báo cáo còn đề cập rằng "Trung Quốc đang thử nghiệm một loại máy bay vận tải cỡ lớn (Y-20) nhằm bổ sung cho phi đội vận tải chiến lược mà hiện nay gồm một số lượng hạn chế các máy bay IL-76 do Nga chế tạo".
Theo Tri Thức