Trung Quốc phạt Tencent, Alibaba vì nội dung độc hại với trẻ em
Giới chức Trung Quốc tiếp tục tiến hành một loạt hành động mạnh tay nhằm trấn áp các gã khổng lồ công nghệ nước này.
Theo thông báo của Cơ quan Quản lý không gian mạng Trung Quốc (CAC), một số công ty công nghệ nước này đã bị phạt vì phát tán nội dung khiêu dâm trẻ em.
Thông báo chỉ ra các nền tảng QQ của Tencent, Taobao của Alibaba, mạng xã hội Weibo phải gỡ bỏ nội dung vi phạm và nộp khoản tiền phạt không xác định. Án phạt như một phần của chiến dịch làm sạch không gian mạng Trung Quốc và loại bỏ nội dung độc hại với trẻ vị thành niên.
Các gã khổng lồ công nghệ nắm trong tay dữ liệu người dùng như Tencent đang lọt vào tầm ngắm của Bắc Kinh.
Giới chức Trung Quốc cho biết sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát và xử phạt nghiêm những đơn vị vi phạm quy tắc. Cơ quan này nhấn mạnh sẽ tiếp cận một cách không khoan nhượng với những vấn đề gây tổn hại đến trẻ vị thành niên.
Vài tháng qua, các sàn thương mại điện tử Trung Quốc đã bị người dùng chỉ trích vì sử dụng người mẫu nhí để quảng cáo sản phẩm và quay video sử dụng trẻ em. Giới chức Trung Quốc cho biết đang lên kế hoạch theo dõi những buổi livestream có trẻ em, các nền tảng giáo dục trẻ em, hội nhóm người hâm mộ có trẻ em.
Án phạt của cơ quan quản lý Trung Quốc là một phần trong chiến dịch giám sát Internet của Bắc Kinh, cho thấy mức độ kiểm soát ngày càng gắt gao với các gã khổng lồ công nghệ. Hồi đầu tháng 7 này, Trung Quốc đã mở cuộc điều tra nhằm vào nền tảng gọi xe Didi Global và đưa ra quy định bắt buộc bất cứ công ty nào muốn niêm yết lên sàn chứng khoán nước ngoài cũng phải xin phép.
Không chỉ Trung Quốc, các công ty nước ngoài cũng đang phải giải quyết vấn đề lạm dụng trẻ em trên nền tảng của mình. Hồi tháng 2, Facebook phải ra mắt công cụ để lọc nội dung mà người dùng chia sẻ có hình ảnh trẻ em.
Huawei đe dọa 'ngôi vương' điện toán đám mây của Alibaba
Hoạt động kinh doanh phần cứng gặp khó, Huawei tái tập trung vào thị trường điện toán đám mây Trung Quốc, đe dọa thị phần của "gã khổng lồ" Alibaba.
Alibaba đã nhiều năm đứng đầu thị trường điện toán đám mây Trung Quốc, chiếm thị phần lớn gấp nhiều lần so với đối thủ đứng thứ hai - Tencent.
Video đang HOT
Nhưng cả hai hiện phải đương đầu với thách thức từ Huawei. Sau các lệnh trừng phạt của Mỹ, công ty có trụ sở tại Thâm Quyền quyết định tái cấu trúc hoạt động kinh doanh và tập trung vào các thị trường sinh lợi đang phát triển.
Với phạm vi tiếp cận rộng lớn, sự hỗ trợ của chính phủ và văn hóa doanh nghiệp nổi tiếng, "gã khổng lồ" công nghệ đang thực hiện bước đi nghiêm túc trong việc hạ bệ Alibaba, mặc dù việc biến một nhà cung cấp phần cứng thành một công ty cung cấp dịch vụ có những trở ngại riêng.
Thị phần điện toán đám mây Trung Quốc
Theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu thị trường IDC, trong quý IV/2020, Alibaba chiếm 40,6% thị phần điện toán đám mây của Trung Quốc, theo sau là Tencent và Huawei, cả hai đều chiếm 11%.
Thị phần của Huawei trên thị trường điện toán đám mây Trung Quốc đang tăng mạnh. Ảnh: Reuters .
Điều này thể hiện sự trỗi dậy mạnh mẽ của Huawei, công ty chỉ một năm trước mới đứng thứ 5 trong lĩnh vực này, với thị phần 5,2%.
Dữ liệu của IDC cũng cho thấy, thị trường cho dịch vụ đám mây công cộng (Public Cloud) của Trung Quốc đã mở rộng gần 50% vào năm 2020, đạt doanh thu khoảng 19,4 tỷ USD. Điều đó khiến quốc gia này trở thành thị trường lớn thứ hai toàn cầu sau Mỹ, với 6,5% thị phần. IDC dự báo số này sẽ tiếp tục tăng, đạt 10,5% vào năm 2024.
Sự tăng trưởng nhanh của thị trường đám mây công cộng Trung Quốc một phần do Covid-19, khi các doanh nghiệp và nhiều cơ quan chính phủ phải thực hiện nhiều hoạt động trực tuyến hơn, do đó tăng chi tiêu cho các dịch vụ đám mây.
Huawei trỗi dậy
Năm 2020, nhóm doanh nghiệp của Huawei, gồm Huawei Cloud, báo cáo doanh thu tăng 23% lên 100 tỷ nhân dân tệ (15,4 tỷ USD). Mặc dù công ty không đưa ra bảng phân tích chi tiết về con số doanh thu, Chủ tịch luân phiên của Huawei - Hu Houkun - cho biết Huawei Cloud đã ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu 168%.
Điện toán đám mây đang dần trở thành trọng tâm đặc biệt khi Huawei đã rời bỏ trụ cột smartphone kể từ khi Mỹ bắt đầu áp dụng một loạt lệnh trừng phạt nghiêm ngặt đối với công ty vào năm 2019, ngăn cản quyền truy cập của hãng vào các chip tiên tiến.
Bán dịch vụ cho các công ty khác bao gồm điện toán đám mây, không yêu cầu sở hữu nguồn cung chip lớn giống smartphone, vì vậy Huawei có thể kéo dài thời gian sử dụng kho dự trữ mà hãng đã tích trữ trước các lệnh trừng phạt tăng cường.
Huawei đặt mục tiêu đạt doanh thu 20 tỷ USD trong năm nay và 50 tỷ USD vào năm 2025, Phó Chủ tịch Chen Banghua tuyên bố vào tháng 4.
Một khảo sát được Huawei thực hiện hồi đầu năm nay đã tiếp thêm động lực cho công ty đi sâu vào lĩnh vực điện toán đám mây. Tổng cộng có 86% giám đốc điều hành công ty được hỏi, cho rằng họ nên tăng chi tiêu cho các sáng kiến số vào năm 2021. Mỗi quý tăng chi tiêu lên 20%.
Từ kết quả của cuộc khảo sát, các giám đốc điều hành của Huawei đã quyết định "dốc toàn lực" để phát triển Huawei Cloud và đặt mục tiêu vượt qua Alibaba Cloud trước năm 2025. Huawei thực sự bắt đầu tập trung vào mảng dịch vụ doanh nghiệp từ những năm 1980, bán thiết bị mạng và phần cứng cho các công ty, trước khi mở rộng sang các thị trường hướng tới người tiêu dùng.
Lịch sử lâu đời đó đã mang lại cho Huawei một mạng lưới kinh doanh rộng khắp, đặt nền tảng cho sự mở rộng nhanh chóng trong lĩnh vực điện toán đám mây và tạo cho nó lợi thế so với các đối thủ đã tồn tại trong nhiều năm.
Khi một ngân hàng có trụ sở ở miền Tây Trung Quốc đấu thầu dịch vụ đám mây, Alibaba chỉ được coi là một trong số nhiều nhà thầu. Tuy nhiên, Huawei đã có mối quan hệ mua sắm với ngân hàng này và các nhân viên bán hàng của họ đã quen với các giám đốc quản lý.
Một lợi thế khác của Huawei là chính trị. Các cơ quan chính phủ và các công ty thuộc sở hữu nhà nước rất muốn được công chúng biết đến là đơn vị hỗ trợ một "nhà vô địch" công nghệ trong nước, công ty vốn được dân chúng coi là mục tiêu của lệnh trừng phạt không công bằng từ Mỹ.
Theo một người làm việc tại một công ty đối tác của Huawei, các giám đốc điều hành của Huawei thường xuyên được mời đến các sự kiện kín do các doanh nghiệp nhà nước tổ chức trong nhiều lĩnh vực khác nhau, nơi họ chia sẻ kinh nghiệm của chính Huawei trong việc thay thế công nghệ của Mỹ.
Phản ứng của Alibaba và Tencent
Tốc độ tăng trưởng vượt bậc của Huawei làm dấy lên cảnh báo đối với Alibaba và Tencent. Việc tái cơ cấu tổ chức gần đây ở cả hai công ty phản ánh điều này.
Vào tháng 5, Tencent đã công bố cuộc cải tổ lớn kéo dài hơn một năm với đơn vị kinh doanh dịch vụ đám mây và công nghiệp thông minh (CSIG). Những thay đổi này nhấn mạnh tầm quan trọng chiến lược của CSIG, thậm chí, đơn vị này mới được bổ nhiệm hẳn một CEO riêng. Người giữ vị trí này là Li Qiang, cựu giám đốc làm việc gần hai thập kỷ tại tập đoàn phần mềm công nghiệp SAP của Đức. Một tín hiệu rõ ràng cho thấy Tencent muốn bán nhiều dịch vụ đám mây hơn cho các công ty công nghiệp, một lĩnh vực mà Huawei đã thể hiện mạnh mẽ.
Một tháng trước thông báo cải tổ của Tencent, Alibaba cũng công bố một cuộc đại tu lớn đối với đơn vị kinh doanh dịch vụ đám mây của mình. Một trong những động thái đáng chú ý nhất là thành lập 16 đơn vị khu vực, chịu trách nhiệm về các khu vực địa lý của riêng ở Trung Quốc và có quyền tự chủ ra quyết định. Theo một số chuyên gia, điều này được thiết kế để mở rộng phạm vi tiếp cận của Alibaba và giảm tỷ lệ rủi ro.
Cả hai đều có một lợi thế đáng kể so với Huawei - các ứng dụng của họ cực kỳ phổ biến.
Công cụ cộng tác công việc của Alibaba, DingTalk đã trở nên phổ biến trong đại dịch khi nhân viên ở gần như tất cả các công ty đều sử dụng nền tảng này để làm việc tại nhà.
Sự phổ biến của nền tảng DingTalk mang lại lợi thế cho Alibaba, đặc biệt là trong thị trường phần mềm dưới dạng dịch vụ (SaaS) và nền tảng dưới dạng dịch vụ (PaaS), hai phần chính của thị trường đám mây công cộng.
Việc Tencent sở hữu ứng dụng nhắn tin phổ biến nhất Trung Quốc WeChat, với hơn 1 tỷ người dùng đang hoạt động, có nghĩa là nó cũng có vị trí tốt để nắm bắt thị trường PaaS và SaaS đang phát triển. Tencent hiện cung cấp các công cụ giao tiếp dựa trên đám mây cho khách hàng trong các ngành.
Để bù đắp cho điểm yếu của mình trong lĩnh vực này, Huawei đang dẫn đầu với chiến lược hợp tác trong thị trường PaaS và SaaS. Mục tiêu là xây dựng một hệ sinh thái các đối tác. Vào tháng 5, Huawei đã công bố sáng kiến thu hút các đối tác vào một liên minh để nhắm mục tiêu khách hàng theo cách phối hợp trên các ngành công nghiệp chính, bao gồm tài chính, sản xuất và bán lẻ.
Thách thức của Huawei
Huawei được biết đến với văn hóa doanh nghiệp bền bỉ. Một nhân viên của công ty cho biết quyết định tập trung cho các dịch vụ đám mây có nghĩa là họ sẽ phát triển mô hình kinh doanh bằng mọi cách cần thiết, bất kể chi phí.
Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu vượt qua Alibaba, nhiệm vụ khó khăn nhất của Huawei có lẽ là chuyển mình từ một công ty bán phần cứng thành một công ty dịch vụ. Khó khăn này được nêu rõ trong một loạt các sáng kiến tái cơ cấu được công bố trong năm qua.
Tháng 4 năm nay, Huawei cho biết họ đang tách nhóm kinh doanh đám mây cốt lõi và trí tuệ nhân tạo thành hai đơn vị chỉ sau 14 tháng hoạt động. Huawei cũng thông báo người đứng đầu bộ phận đám mây, Richard Yu, sẽ từ chức sau ba tháng làm việc.
Một thách thức lớn khác là thiếu tài năng và chuyên môn. Nhiều nhân viên của Huawei Cloud được điều chuyển từ các đơn vị chịu trách nhiệm nghiên cứu phát triển và bán phần cứng. Huawei hiện thiếu nhân lực có thể thực hiện bước bán hàng và đang tung ra một đợt tuyển dụng lớn nhắm vào lực lượng này.
Alibaba khởi động lễ hội nhà bán hàng Taobao 2021 Tập đoàn Alibaba vừa khởi động lễ hội nhà bán hàng Taobao (Taobao Market Festival - TMF) lần thứ 6. Lễ hội năm nay chào đón hơn 100 nhà bán hàng từ các lĩnh vực kinh doanh khác nhau tham dự. Một sản phẩm công nghệ được trình diễn tại Taobao Market Festival Tiếp nối sự kiện năm ngoái được tổ chức một...