Trung Quốc phát hiện virus khổng lồ dưới Rãnh Mariana sâu nhất Trái Đất
Các nhà khoa học Trung Quốc đã phát hiện loại virus khổng lồ từ mẫu vật dưới Rãnh Mariana thuộc Tây Thái Bình Dương, vốn được coi là nơi sâu nhất trên Trái Đất.
Hình ảnh về mimivirus. Ảnh: SCMP
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) cho biết các nhà khoa học đã phát hiện virus khổng lồ có tên mimivirus vốn sống ký sinh vào trùng amip. Họ lấy mẫu nghiên cứu từ trầm tích ở vị trí 11.000 m dưới mực nước biển ở Vực thẳm Challenger thuộc Rãnh Mariana.
Do địa lý phức tạp nên việc khai thác mẫu phẩm từ Vực thẳm Challenger là rất khó khăn nhưng tàu nghiên cứu Zhang Jian từ cách đây 5 năm đã thực hiện nhiệm vụ và thu về đủ mẫu vật cho đội ngũ nghiên cứu.
Video đang HOT
Các nhà khoa học tại Đại học Fudan và Đại học Hải dương Thượng Hải đã đăng tải kết quả nghiên cứu trên tạp chí Genome Biology trong tháng 7.
Năm 1992, các nhà khoa học ban đầu nhầm lẫn mimivirus với vi khuẩn bởi chúng có thể đạt kích thước rộng 700 nanomet. Nhà vi trùng học Timothy Robotham đã phát hiện mimivirus tại tháp làm mát ở một nhà máy năng lượng thuộc Bradford (Anh) trong quá trình điều tra nguyên nhân gây ra dịch viêm phổi ở địa phương.
Bà Kristin Parent tại Đại học Michigan (Mỹ) đánh giá virus khổng lồ thường có lớp vỏ ngoài lớn và có sức bền do vậy chúng có khả năng chống chịu được môi trường khắc nghiệt. Các nhà khoa học còn ấn tượng với hệ gien phức tạp của mimivirus vốn có hơn 1,2 triệu cặp cơ sở. Trong khi hệ gien của virus Corona ít hơn tới 40 lần. Ở một số thí nghiệm, virus khổng lồ có thể gây tổn hại mô của động vật có vú, nhưng đến nay chưa có bằng chứng chúng gây hại trực tiếp đến con người.
Rãnh Mariana cách Thượng Hải 3.000 km nhưng đóng vai trò quan trọng trong các chương trình nghiên cứu hải dương của Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc cho biết khám phá khoa học của nước này tại khu vực sâu nhất của Trái Đất sẽ giúp tăng cường hiểu biết về thế giới vẫn chưa được biết đến nhiều này và hỗ trợ bảo vệ môi trường trong tương lai khi việc khai thác dưới đáy biển sâu là cần thiết.
Các nhà nghiên cứu cũng đánh giá thông tin về gien của các sinh vật sống ở môi trường khắc nghiệt có thể giúp tìm ra được những loại thuốc hoặc công cụ sinh học mới.
Mỹ điều 25 chiến đấu cơ tới Thái Bình Dương gửi thông điệp đến Trung Quốc
Không quân Mỹ sẽ điều động khoảng 25 máy bay chiến đấu tàng hình F-22 tập trận ở Tây Thái Bình Dương trong tháng này, một động thái được cho là nhằm gửi thông điệp đến Trung Quốc.
Một phi đội F-22 của Mỹ (Ảnh: US Navy).
Lực lượng Không quân Thái Bình Dương của Mỹ trong tuần này cho biết, 25 máy bay chiến đấu tàng hình từ Lực lượng Vệ binh Quốc gia Hawaii và từ căn cứ Elmendorf-Richardson, Alaska trong tháng này sẽ được triển khai đến Guam và đảo Tinian trên quần đảo Mariana để tham gia cuộc tập trận mang tên Pacific Iron 2021.
Ngoài ra, cuộc tập trận còn có sự tham gia của khoảng 10 máy bay chiến đấu F-15E Strike Eagles và hai máy bay vận tải C-130J cùng khoảng 800 quân nhân.
Đợt triển khai phi đội với quy mô lớn bất thường này của Mỹ được cho là nhằm gửi thông điệp cứng rắn đến Trung Quốc trong bối cảnh mối quan hệ giữa hai nước leo thang căng thẳng về hàng loạt vấn đề như Đài Loan, Biển Đông, Carl Schuster, chuyên gia phân tích quốc phòng tại Hawaii, nhận định. Theo chuyên gia này, thông thường, phi đội F-22 thường chỉ triển khai từ 6-12 máy bay.
"Lực lượng không quân Hawaii muốn chứng minh rằng, họ có thể triển khai nhiều máy bay thế hệ 5 với thời gian ngắn hơn nhiều so với toàn bộ phi đội hiện có của Trung Quốc", ông Schuster nói.
Ông cho biết, Không quân Trung Quốc hiện có khoảng 20-24 máy bay chiến đấu thế hệ 5 đang vận hành, trong khi Không quân Mỹ có khoảng 180 máy bay thế hệ 5 F-22. Tuy vậy, ông Schuster cũng nhận định, năng lực không quân của Bắc Kinh đang được cải thiện với tốc độ nhanh chóng.
F-22 Raptor là máy bay tiêm kích chiến thuật tàng hình, một phi công, hai động cơ thuộc thế hệ thứ năm, được phát triển cho Không quân Mỹ để thay thế các dòng F-15 Eagle và F-16 Fighting Falcon. F-22 Raptor chính thức vào biên chế Không quân Mỹ từ năm 2005, là một trong hai mẫu chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 duy nhất trên thế giới đã đi vào biên chế và thực chiến.
Trung Quốc gồng mình đối phó bão In-fa Bão In-fa hôm nay đã tấn công khu vực duyên hải phía đông Trung Quốc, không lâu sau trận lũ lụt "nghìn năm có một" tàn phá nhiều khu vực tại tỉnh Hà Nam. Mưa gió lớn ở thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc trong ngày 25/7 (Ảnh: AFP). Ngày 25/7, các thành phố ven biển của Trung Quốc -...