Trung Quốc: Phát hiện sốc từ tàn tích khủng long Khổng Tử
Một phân tích tia X mới từ mẫu vật quý hiếm ở Trung Quốc đã đem đến cho giới cổ sinh vật học hiểu biết chưa từng có về loài khủng long và “ hóa thạch sống” còn tồn tại của chúng tiến hóa
Theo Live Science, các nhà cổ sinh vật học đã kiểm tra lông vũ của ba loài động vật cổ đại và đối chiếu chúng với lông của chim hiện đại – những “hậu duệ” còn sống của khủng long.
Các mẫu vật cổ đại bao gồm lông của Confuciusornis, tức “khủng long Khổng Tử” nổi tiếng được khai quật trước đó ở Liêu Ninh. Sinh vật 125 triệu tuổi này được đặt tên theo tên triết gia, chính trị gia lừng danh của Trung Quốc vì nơi nó được phát hiện gần với quê hương ông.
Hóa thạch bộ xương của khủng long Khổng Tử – Ảnh: CƠ SỞ DỮ LIỆU KHỦNG LONG
Khủng long Khổng Tử cũng được xem như một loài chim nguyên thủy, sinh vật đại diện cho bước tiến hóa quan trọng khi khủng long biến thành chim.
Video đang HOT
Loài cổ đại thứ hai là một khủng long giống chim mang tên Sinornithosaurus, cũng 125 triệu tuổi và cũng ở Liêu Ninh.
Niên đại này khiến hai loài khủng long nói trên đại diện cho giai đoạn đầu của kỷ Phấn Trắng, là giai đoạn hoàng kim của các loài khủng long và cũng là thời kỳ họ nhà chim chập chững tách loài.
Hóa thạch lông vũ được phân tích thứ ba thuộc về một loài chưa xác định, mang dáng dấp của chim nguyên thủy, 50 triệu tuổi và được khai quật từ Hệ tầng sông Green ở bang Wyoming – Mỹ.
Lông vũ của sinh vật bí ẩn ở Wyoming – Ảnh: Tiffany Slater
Lông vũ của cả ba được đối chiếu với chim hiện đại và tất cả đều hé lộ dấu vết bất ngờ của protein beta corneous (CBP), là thứ cần thiết để tăng cường sức mạnh cho lông để bay.
Điều này hoàn toàn phá vỡ các kết quả nghiên cứu trước đây cho rằng lông khủng long giống chim – chim nguyên thủy hoàn toàn khác với chim hiện đại và chủ yếu chứa các loại protein alpha yếu hơn chứ không mang CBP hiện đại.
“Các báo cáo ban đầu cho rằng lông vũ cổ đại được cấu tạo chủ yếu bởi protein alpha có thể là tạo tác của quá trình hóa thạch” – TS Tiffany Slater, nhà cổ sinh vật học từ University College Cork (Anh), thành viên nhóm nghiên cứu quốc tế, cho biết.
Nhật Bản: Phát hiện “đà điểu lai khủng long” 121 triệu tuổi
Siêu quái vật Trung Quốc 162 triệu tuổi: Chỉ phần cổ đã dài 15 m
Các nhà cổ sinh vật học đã phục dựng thành công vẻ ngoài gây kinh ngạc của "quái vật kỷ Jura" Mamenchisaurus sinocanadorum sau 30 kể từ khi những mảnh hóa thạch đầu tiên lộ diện ở Tân Cương.
Theo Sci-News, Mamenchisaurus sinocanadorum là một loài chưa bao giờ được mô tả đầy đủ trước đó của dòng họ khủng long siêu khổng lồ sauropod (khủng long chân thằn lằn), nổi tiếng với thân hình hộ pháp, chân to khỏe, cổ dài nhưng là loài ăn cỏ hiền lành.
Những đặc điểm sơ khai khắc họa Mamenchisaurus sinocanadorum được đề cập lần đầu vào năm 1993, sau khi người ta tìm được vài mảnh ít ỏi của một cá thể tại Hệ tầng Shishugou ở Lưu vực Junggar, một địa điểm giàu hóa thạch ở Tân Cương - Trung Quốc.
Vẻ ngoài kỳ lạ của quái vật kỷ Jura ở Tân Cương - Trung Quốc - Ảnh: Júlia d'Oliveira
Thế nhưng với một ít xương đầu và cổ, việc mô tả đầy đủ chân dung quái vật khổng lồ này là một hành trình khó khăn.
Trong nghiên cứu vừa công bố trên Journal of Systematic Palaeontology, nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi nhà cổ sinh vật học Andrew Moore đã thành công trong việc tính toán và mô tả cơ thể của quái vật bí ẩn này và nhận thấy nó sở hữu một cái cổ khó tin: 15,1 m.
Hình ảnh đồ họa cho thấy phía trên chiếc cổ dài và chắc này là một cái đầu nhỏ, được gắn lên một cơ thể tuy to lớn nhưng ngắn hơn phần cổ nhiều, cân bằng bằng một chiếc đuôi to nặng.
"Tất cả các loài sauropod đều to lớn, nhưng những chiếc cổ dài đáng kinh ngạc không chỉ tiến hóa một lần. Mamenchisaurids sinocanadorum rất quan trọng vì chúng đã đẩy giới hạn về độ dài của cổ" - Tiến sĩ Moore cho biết, khẳng định đây là loài sauropod có cổ dài nhất thế giới từng được biết đến.
Vẫn còn nhiều bí ẩn về cấu trúc cơ thể sinh vật, cách mà nó giữa chiếc cổ ấy một cách cân bằng trên cơ thể khi vận động. Nghiên cứu chỉ ra một trong các cơ chế khả dĩ từ các đốt sống được tìm thấy: Ngoài các đốt sống nhẹ rỗng giống như xương cò, chúng còn có một phần "xương sườn cổ" ở hai bên cổ, kéo dài một đoạn lên tới 4 m ở phần cổ gần thân nhằm tăng độ vững chắc của chiếc cổ.
Tuy nhiên, bấy nhiêu vẫn chưa đủ để lý giải hoàn toàn cơ thể hội tụ nhiều đặc tính kỳ lạ của nó. Các nhà khoa học hy vọng các cuộc khai quật tiếp theo về loài này cũng như các sauropod họ hàng sẽ đem đến câu trả lời cụ thể hơn.
Phát hiện dấu chân khủng long 100 triệu năm tuổi dưới sân nhà hàng Người đàn ông tìm thấy dấu chân khủng long 100 triệu năm tuổi 'quý hiếm' trong sân của một nhà hàng ở tây nam Trung Quốc. Ou Hongtao, một khách hàng đến ăn tại nhà hàng ở thành phố Lạc Sơn, Tứ Xuyên, Trung Quốc tình cờ phát hiện ra sự thật gây sốc ngay trong sân. Phát hiện dấu chân khủng long...