Trung Quốc phát hiện phóng xạ gần nơi Triều Tiên thử hạt nhân
Mức phóng xạ được các trạm ở Trung Quốc ghi nhận thấp nhưng có xu hướng tăng. Tuy nhiên, chuyên gia cho rằng, phóng xạ này có thể bắt nguồn từ tự nhiên, không liên quan đến vụ thử hạt nhân mới đây của Triều Tiên, báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng cho biết.
Các trạm đo phóng xạ của Trung Quốc gần biên giới Triều Tiên đã ghi nhận phóng xạ có xu hướng tăng dần. (Ảnh minh họa: AFP)
Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) đưa tin ngày 7/9, các nhà khoa học Trung Quốc đang tìm hiểu xem liệu phóng xạ ở thấp nhưng có xu hướng tăng dần ở gần biên giới với Triều Tiên có liên quan đến vụ thử hạt nhân cuối tuần trước của Bình Nhưỡng hay không.
Số liệu do Bộ Môi trường Trung Quốc công bố cho thấy, mức phóng xạ ở khu tự trị Changbai Korea, khu dân cư Trung Quốc gần bãi thử Punggye-ri của Triều Tiên nhất, có xu hướng tăng dần từ trung bình 104,9 nanogray/h ngay sau vụ thử lên 108,5 nanogray/h vào ngày 5/9. Đến ngày 6/9, chỉ số này tăng lên 110,7 nanogray/h và có lúc đạt đỉnh 112,5 nanogray/h.
Xu hướng tương tự cũng xảy ra ở các khu vực như thị trấn Antu ở chân núi Changbai và khu tự trị Yanbian.
Video đang HOT
Một nhà khoa học thuộc tổ cố vấn của chính phủ Trung Quốc cho biết, phóng xạ này có thể là do các yếu tố môi trường, không liên quan đến vụ thử hạt nhân Triều Tiên. Tuy nhiên, nồng độ phóng xạ có xu hướng tăng dần là điều đáng phải lưu tâm.
Guo Qiuju, giáo sư về bảo vệ phóng xạ tại khoa vật lý của Đại học Bắc Kinh, nói rằng vẫn còn quá sớm để xác định nguyên nhân của xu hướng gia tăng phóng xạ tại khu vực gần các trạm theo dõi.
Chuyên gia này cho biết, mức cảnh báo phóng xạ thay đổi trong giới hạn 20 nanogray là bình thường và có thể là do ảnh hưởng của mưa gió, tia vũ trụ. Ví dụ, phóng xạ lơ lửng trên cao có thể sẽ bị đẩy xuống, ngấm vào trong đất nếu có mưa lớn.
Được biết, một số khu vực gần nơi thử hạt nhân của Triều Tiên đã có mưa trong mấy ngày qua.
Bất chấp những lời trấn an này của chuyên gia, một chủ nhà hàng ở Changbai cho biết, vụ thử hạt nhân của Triều Tiên khiến nhiều người ở thị trấn với hơn 100.000 dân này lo sợ.
“Sau những rung chấn hôm chủ nhật (3/9) các con đường đều vắng lặng. Mọi người thích ở trong nhà với chiếc điện thoại của họ, lên mạng xã hội để bày tỏ nỗi lo lắng”, chủ nhà hàng này cho biết.
Triều Tiên ngày 3/9 tuyên bố thử thành công bom nhiệt hạch sử dụng cho tên lửa đạn đạo liên lục địa. Bình Nhưỡng gọi đây là vụ thử hạt nhân “hoàn hảo” sau hàng loạt vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa.
Giới chuyên gia ước tính, quả bom của Triều Tiên có đương lượng nổ lên tới 100 kiloton và là vụ thử mạnh nhất từ trước đến nay của Triều Tiên. Vụ thử này đã kéo theo rung chấn có thể cảm nhận được ở nhiều nơi trong khu vực.
Tuy nhiên, giới chuyên gia vẫn hoài nghi liệu đây có thực sự là bom nhiệt hạch hay không.
Minh Phương
Theo SCMP
Mỹ: Bom nhiệt hạch Triều Tiên mạnh gấp đôi đánh giá ban đầu
Đánh giá mới nhất của tình báo Mỹ cho thấy sức công phá của quả bom hạt nhân Triều Tiên vừa thử lên đến 140 kiloton.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tươi cười bên cạnh một thiết bị được cho là bom nhiệt hạch. Ảnh: KCNA.
Trước đó chính phủ Hàn Quốc và Nhật Bản đã đưa ra các đánh giá khác nhau về sức công phá của vụ thử hạt nhân lần thứ sáu của Triều Tiên lần lượt là 50 và 70 kiloton, theo Diplomat.
Nguồn tin chính phủ Mỹ cho biết vụ thử hạt nhân lần này của Triều Tiên liên quan đến một "thiết bị hạt nhân tiên tiến". Thiết bị này có thể là một quả bom phân hạch sử dụng chất đồng vị hydro để nâng sức công phá hoặc một quả bom nhiệt hạch hai tầng như tuyên bố của chính quyền Bình Nhưỡng.
Hiện chưa thể xác định liệu thiết bị này có phải là thiết bị trong các bức ảnh mà Triều Tiên đã công bố vào ngày 3/9, trước thời điểm diễn ra cuộc thử nghiệm hay không.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera ngày 5/9 cũng cho rằng dựa trên cường độ cơn địa chấn sau vụ nổ sức hủy diệt của quả bom Triều Tiên vừa thử có thể mạnh hơn nhiều so với đánh giá ban đầu của chính phủ nước này.
Mỹ và Nhật Bản đều sở hữu những máy bay có khả năng phát hiện phóng xạ và đều triển khai các phi cơ này đến căn cứ Kadena tại tỉnh Okinawa nhằm thu thập dữ liệu phóng xạ của vụ thử bom của Triều Tiên. Tuy nhiên, dường như cuộc thử nghiệm lần này của Bình Nhưỡng đã thành công trong việc ngăn chặn sự phóng thích các chất gây ô nhiễm lên bầu không khí trên mặt đất.
Theo Nguyễn Hoàng (Vnexpress)
Triều Tiên đang ngáng chân Trung Quốc Ông Lưu Vân Sơn, một quan chức hàng đầu trong Đảng Cộng sản Trung Quốc, đứng bên nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trên bục quan sát ở Bình Nhưỡng. Họ cố gắng thể hiện tình hữu nghị, trò chuyện vui vẻ trước ống kính camera, nhưng ngay sau đó họ chỉ đứng yên lặng để quan sát đoàn diễu binh đi...