Trung Quốc phát hiện mỏ dầu khổng lồ ở vịnh Bột Hải
Công ty dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC) lưu ý mỏ dầu mới dự kiến trở thành nguồn cung cấp dầu chính trong khu vực từ vịnh Bột Hải.
Dầu thô được tìm thấy ở phía Nam vịnh Bột Hải, cách TP Thiên Tân khoảng 245 km.
Theo tuyên bố của Công ty dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC), mỏ dầu Kenil 10-2 nằm ở độ sâu trung bình khoảng 19,2 m. Họ khoan giếng thăm dò KL6-1-3 ở độ sâu 1.596 m để thâm nhập vùng dầu và khí dày khoảng 20 m. Trong quá trình thử nghiệm, sản lượng dầu khai thác từ mỏ này có thể lên tới hàng ngàn thùng mỗi ngày.
CNOOC lưu ý mỏ dầu mới dự kiến trở thành nguồn cung cấp dầu chính trong khu vực từ vịnh Bột Hải. Dầu thô được tìm thấy ở phía Nam vịnh Bột Hải, cách TP Thiên Tân khoảng 245 km.
Trung Quốc phát hiện mỏ dầu khổng lồ ở Vịnh Bột Hải. Ảnh minh hoạ: AP
CNOOC là công ty dầu mỏ nhà nước lớn thứ ba của Trung Quốc, đứng sau Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC) và Tập đoàn hóa chất và dầu khí Trung Quốc (Sinopec). Công ty này được thành lập vào năm 1982, đặt trụ sở tại thủ đô Bắc Kinh. CNOOC chủ yếu sản xuất, tinh chế và tiếp thị dầu khí và khí đốt tự nhiên từ nước ngoài.
Video đang HOT
Công ty này gần đây công bố kế hoạch tăng cường 35 tỉ nhân dân tệ (5,41 tỉ USD) trên Sở giao dịch chứng khoán TP Thượng Hải để tài trợ cho các dự án dầu khí chính của họ, đồng thời định phát hành khoảng 5,82% cổ phiếu của công ty.
Cổ phiếu niêm yết tại Hồng Kông của CNOOC hiện ở mức 8,70 USD/cổ phiếu vào ngày 30-9, tăng 17,5% kể từ năm ngoái.
Tuần trước, CNOOC cho biết họ đã bắt đầu sản xuất dầu tại mỏ dầu Bozhong 19-4, phía Nam biển Bột Hải. Công ty ước tính dự án sản xuất dầu Bozhong có thể mang lại khoảng 11.000 thùng dầu thô mỗi ngày.
Anh ngày 30-9 tuyên bố cuộc khủng hoảng nhiên liệu ở nước này “đang được kiểm soát”. Ảnh: Reuters
Trong một diễn biến khác, Anh ngày 30-9 tuyên bố cuộc khủng hoảng nhiên liệu ở nước này “đã được kiểm soát”.
Tuy nhiên, Reuters ghi nhận tại 7 trạm xăng ở thủ đô London và các khu vực xung quanh, chỉ có 2 trạm mở cửa vào ngày 30-9. Hàng chục chiếc xe nối đuôi nhau chờ đợi trước 1 trong 2 trạm để tiếp nhiên liệu.
Hiệp hội các nhà bán lẻ xăng dầu (PRA), đại diện cho các nhà bán lẻ độc lập chiếm khoảng 2/3 trong tổng số 8.380 trạm xăng tại Anh, ngày 29-9 nói rằng 27% thành viên của họ đã cạn nhiên liệu và đang chờ tình hình cải thiện trong 24 giờ tới.
CNPC Trung Quốc dự kiến hồi sinh các dự án dầu ở Venezuela
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) đang chuẩn bị quay trở lại Venezuela sau khi chính quyền quốc gia Caribe hoàn thiện luật về thu hút ĐTNN vào ngành này.
Theo một bài viết của Bloomberg trích dẫn các nguồn tin giấu tên, CNPC đang cử kỹ sư và nhân viên các bộ phận khác đến Venezuela để làm việc với các công ty địa phương về các hoạt động bảo dưỡng tại một nhà máy pha trộn dầu mà công ty Trung Quốc điều hành cùng với PDVSA, công ty dầu khí thuộc sở hữu nhà nước Venezuela.
Các nguồn tin mà Bloomberg tiếp cận được cho biết CNPC đã đàm phán với các công ty Venezuela để tăng cường sản xuất dầu tại 5 liên doanh giữa CNPC và PDVSA. Thực ra, CNPC chưa bao giờ rút hết toàn bộ nhân sự khỏi Venezuela, nhưng các khoản đầu tư vào các hoạt động địa phương của tập đoàn Trung Quốc này đã giảm đáng kể trong vài năm qua trong bối cảnh các lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào Venezuela liên tục được thắt chặt.
Bất chấp các lệnh trừng phạt, Venezuela vẫn tăng cường xuất khẩu dầu mỏ, tạo ra nguồn doanh thu quan trọng.
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) đã tạm dừng nhập khẩu dầu từ Venezuela trong tháng 8/2019 sau thông báo trừng phạt mới nhất của Mỹ đối với quốc gia Nam Mỹ giàu dầu mỏ này. Ảnh: Venezuelanalysis
Theo bài viết gần đây của Reuters, quốc gia Caribe này, nơi có trữ lượng dầu lớn nhất thế giới, đã xuất khẩu hơn 700.000 thùng dầu thô/ngày trong tháng Bảy. Đây là tỷ lệ xuất khẩu hàng ngày cao nhất kể từ tháng 2/2021.
Hầu hết dầu được xuất sang Trung Quốc. Một phần lượng dầu cũng được chuyển đến Malaysia. Nhưng Malaysia thường chỉ là một điểm trung chuyển trong hành trình chuyển dầu đến Trung Quốc của quốc gia Nam Mỹ này.
Một bài viết tương tự chỉ ra rằng 3 trong số 5 cơ sở pha trộn dầu thô trong Vành đai Orinoco, khu vực sản xuất dầu chính ở Venezuela, đã hoạt động, và một công ty nâng cấp dầu thô khác của CNPC đang chuẩn bị khôi phục hoạt động sau một năm tạm dừng.
Tuy nhiên, không giống như CNPC, các công ty khác đang rút lui khỏi Venezuela.
Gần đây nhất, công ty dầu Inpex Corp của Nhật Bản đã bán các hoạt động ở Venezuela cho một công ty địa phương là Sucre Energy Corp, theo một bài viết khác của Reuters.
Trước đó, TotalEnergies (Pháp) và Equinor (Anh) cũng đã rời Venezuela.
Trong bối cảnh các công ty dầu nước ngoài lần lượt rời bỏ Venezuela và những cân nhắc về phát thải mới đã được đưa lên hàng đầu trong chương trình nghị sự của các công ty dầu nước ngoài, chính quyền Tổng thống Nicolas Maduro đã nhanh chóng hoàn thiện luật nhằm thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành này.
Các biện pháp trừng phạt vẫn còn là một vấn đề. Tuy nhiên, Trung Quốc đã nhiều lần chứng minh rằng các biện pháp trừng phạt đó không ngăn được Bắc Kinh tiếp tục làm ăn với các quốc gia bị trừng phạt.
Libya có thể đạt sản lượng dầu thô 2 triệu thùng/ngày vào cuối năm 2022 Bộ trưởng Tài chính Libya Khalid Al-Mabrouk nói rằng sản lượng dầu thô của nước này dự kiến sẽ tăng lên 2 triệu thùng/ngày vào cuối năm 2022, với điều kiện Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Libya (NOC) được phân bổ khoản ngân sách 1,1 tỷ USD để bảo dưỡng các cơ sở sản xuất dầu mỏ vốn đã xuống cấp nghiêm...