Trung Quốc phát hiện loài khủng long mới từ đầu kỷ Jura
Ngày 15/12, theo tờ Bastillepost, Viện Cổ sinh vật học và Cổ nhân chủng học Động vật có xương sống ( IVPP) đã công bố phát hiện một loài khủng long mới thuộc đầu kỷ Jura tại tỉnh Vân Nam, tây nam Trung Quốc.
Loài khủng long này được đặt tên là Lishulong wangi, là một trong những loài khủng long chân thằn lằn lớn nhất từng được biết đến tại khu vực này.
Hóa thạch của Lishulong wangi bao gồm một hộp sọ nguyên vẹn dài khoảng 40 cm và chín đốt sống cổ, được phát hiện vào năm 2007 tại lưu vực Chuanjie, thuộc thành phố Lufeng, tỉnh Vân Nam. Ông Wang Tao – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Hóa thạch Khủng long thuộc Sở Tài nguyên Thiên nhiên Lufeng, cho biết: “Hóa thạch được phát hiện ở phía sau những ngọn đồi của làng Dalishu. Sau nhiều năm nghiên cứu, chúng tôi đặt tên loài khủng long này là Lishulong wangi để tưởng nhớ ông Wang Zhengju – người đã phát hiện hóa thạch Lufengpithecus, một loài linh trưởng tiền sử nổi tiếng tại khu vực này”.
Phân tích từ các nhà khoa học thuộc IVPP cho thấy Lishulong wangi thuộc nhóm sauropodomorph phân nhánh sớm và có mối quan hệ gần gũi với loài Yunnanosaurus. Hộp sọ của loài này được xác định là lớn nhất từng được tìm thấy trong hệ tầng Lục Phong, làm sáng tỏ thêm về sự tiến hóa của các loài sauropod phân hóa sớm. “Hộp sọ và cột sống cổ được bảo quản rất tốt, giúp cung cấp thông tin giá trị về cấu trúc cơ thể và đặc điểm sinh học của loài. Khi còn sống, loài này có thể đạt chiều dài khoảng tám mét”, Wang cho biết thêm.
Phát hiện này không chỉ làm tăng sự đa dạng của loài khủng long tại khu vực phía tây nam Trung Quốc mà còn cung cấp dữ liệu quan trọng giúp cải thiện hiểu biết về quá trình tiến hóa của các loài khủng long phân hóa sớm trên thế giới.
Hiện tại, hóa thạch Lishulong wangi đang được trưng bày tại phòng triển lãm Thung lũng Khủng long Lục Phong, thu hút sự quan tâm của công chúng và giới nghiên cứu khoa học. Phát hiện này tiếp tục khẳng định vai trò của tỉnh Vân Nam như một khu vực trọng điểm trong nghiên cứu cổ sinh vật học toàn cầu.
Tiếp tục khám phá hang động dài nhất châu Á
Các nhà khoa học Trung Quốc, Pháp, Bồ Đào Nha, Bỉ cùng nhiều nước đã tập trung tại hang Shuanghe - hang động được biết đến là dài nhất châu Á, ở tỉnh Quý Châu, Tây Nam Trung Quốc, để tham dự buổi lễ công bố cuộc thám hiểm khoa học quốc tế lần thứ 23.
Biểu diễn âm nhạc trong hang động. Ảnh: Xinhua
Theo kế hoạch, cuộc thám hiểm hang Shuanghe, diễn ra từ ngày 7 - 24/10, sau đó các nhà khoa học sẽ công bố kết quả vào ngày 24/10. Các cuộc thám hiểm khoa học trước đó đã tìm thấy 44 hóa thạch gấu trúc khổng lồ riêng lẻ, với mẫu vật cổ nhất có niên đại 100.000 năm và mẫu gần đây nhất có niên đại vài trăm năm.
Các hóa thạch chứng minh rằng Quý Châu từng là môi trường sống của loài gấu trúc khổng lồ - vốn hiện sống ở các tỉnh Tứ Xuyên, Thiểm Tây và Cam Túc.
Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Hang động Quý Châu Zhou Wenlong cho biết chuyến thám hiểm hang động tới đây sẽ nghiên cứu sâu hơn về tài nguyên, sự hình thành và tiến hóa của hang động.
Theo kết quả của cuộc thám hiểm chung năm 2023, hang Shuanghe có chiều dài 409,9 km. Đây là hang động dài nhất ở châu Á và dài thứ 3 trên thế giới. Đây cũng là hang động dolomite (một loại đá trầm tích carbonate) dài nhất thế giới. Nhà thám hiểm hang động người Pháp Jean Bottazzi, có hơn 30 năm kinh nghiệm thám hiểm hang động ở Trung Quốc, là trưởng nhóm nghiên cứu sắp tới.
Trung Quốc thử nghiệm lâm sàng vaccine điều trị ung thư công nghệ mRNA Trung tâm Đánh giá thuốc của Cục Quản lý sản phẩm y tế quốc gia Trung Quốc vừa chấp thuận cho thử nghiệm lâm sàng giai đoạn I đối với loại thuốc tiêm mới, là vaccine công nghệ mRNA để điều trị khối u dương tính với virus Epstein-Barr. Liệu pháp trên, do công ty dược phẩm sinh học WestGene tại Thành Đô,...