Trung Quốc phát hiện loài cá mới cực hiếm, sống ở sông ngầm trong hang động
Các nhà khoa học Trung Quốc vừa phát hiện một loài cá mới, bị mù sống ở sông ngầm trong một hang động ở tỉnh Quý Châu, Tây Nam nước này.
Loài cá mới, bị mù của Trung Quốc, ngày 15/11/2019. (Nguồn: Tân Hoa xã)
Trong báo cáo đăng trên tạp chí quốc tế Zoosystematics and Evolution, loài cá có tên khoa học Sinocyclocheilus guiyang, được mô tả có màu hồng nhạt, thuộc chi Sinocyclocheilus.
Loài cá mới được đặt tên theo thành phố Quý Dương – thủ phủ tỉnh Quý Châu – nơi loài cá này được phát hiện hồi năm 2019.
Loài cá này bị mù và mắt của chúng đã thoái hóa thành các đốm đen mà không có cấu trúc mắt hoàn chỉnh.
Điều này có thể do môi trường nơi loài cá sinh sống, không có ánh sáng. Số lượng của loài cá này rất ít, chỉ vỏn vẹn 25 con.
Các cuộc khảo sát gần đây cho thấy, số lượng cá này tiếp tục suy giảm.
Các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng, loài cá Sinocyclocheilus guiyang đang đứng trước nguy cơ cao bị tuyệt chủng do ô nhiễm từ rác thải và các loài tôm đe dọa
Do đó, cần có ngay các biện pháp bảo vệ môi trường sống của loài cá trên.
Phát hiện dòng họ quái thú mới: Mình bò sát dài 3 m, chân đà điểu
Hài cốt của cả một đàn quái thú 100 triệu tuổi đã giúp xác định không chỉ một loài mà cả một chi động vật cổ đại chưa từng được biết đến.
Theo Sci-News, những mảnh hài cốt quái thú đã được tìm thấy ở hệ tầng Huincul thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Pueblo Blanco, phía Bắc tỉnh Río Negro - Argentina.
Số hài cốt này thuộc về nhiều cá thể khác nhau nhưng cùng một loài, mang những đặc điểm rõ ràng của nhánh khủng long chân chim Elasmaria.
Một số mảnh hài cốt được khai quật của loài quái thú mới - Ảnh: Cretaceous Research
Tuy vậy, chúng cũng sở hữu những đặc điểm dị biệt so với tất cả các loài Elasmaria từng được khai quật trên lục địa Nam Mỹ, Nam Cực và châu Đại Dương.
Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi TS Rodrigo Alvarez Nogueira từ Bảo tàng Khoa học Tự nhiên Bernardino Rivadavia Argentina, Hội đồng Nghiên cứu Khoa học và kỹ thuật quốc gia (CONICET) và Đại học Maimonides (Argentina) đã phân tích các mẫu vật.
Họ xác định đó là một loài Elasmaria mới và cũng thuộc về một chi riêng biệt so với các loài họ hàng được biết đến trước đây.
Chân dung được tái hiện của Chakisaurus nekul - Ảnh đồ họa: Sci-News
Loài mới được đặt tên là Chakisaurus nekul, sống vào khoảng 90-100 triệu năm trước. Trong đó, các cá thể được khai quật có chiều dài từ 2,5 m đến 3 m và cao khoảng 0,7 m.
Với kích thước đó, loài này có kích thước trung bình trong dòng họ Elasmaria.
Chúng có thân hình đặc trưng như các khủng long chân chim khác: Một đôi chân chắc khỏe, nhanh nhạy như chân đà điểu, với ba ngón chắc khỏe và một chiếc cựa phía sau, nhưng thân hình vẫn là bò sát.
Ngoài việc là một loài mới, các quái thú ở Argentina còn đem đến một điều thú vị khác: Các hóa thạch này bao gồm các phần khá đầy đủ của đuôi, vốn thường bị thiếu trong các hóa thạch Elasmaria khác.
"Hình dạng hài cốt của chúng cũng rất khác so với các loài Elasmaria cỡ trung bình khác, giống với các loài nhỏ hơn và gợi ý rằng nhánh khủng long này bao gồm các loài có thói quen vận động khác nhau" - các tác giả viết trong bài công bố trên tạp chí Cretaceous Research.
Bất ngờ phát hiện loài cá "lạ" khổng lồ dạt vào bờ biển, người dân thống nhất làm điều này Rạng sáng, ngư dân phát hiện một phần xác cá khổng lồ dạt vào bờ biển. Theo tín ngưỡng dân gian của ngư dân miền biển phát hiện ra loài cá này rất linh thiêng. Ngày 11/5, ông Trần Thông - Chủ tịch UBND xã Diễn Hùng, huyện Diễn Châu, Nghệ An chia sẻ với báo Dân Việt, người dân trên địa phương...