Trung Quốc phát hiện khu định cư 3.200 năm tuổi tại tỉnh Thiểm Tây
Khu vực Ân Khư có niên đại 3.300 năm, nằm ở đồng bằng miền Trung Trung Quốc, được xác nhận là kinh đô cuối triều đại nhà Thương (năm 1600-1046 trước Công nguyên).
Ảnh minh họa (Nguồn: TTXVN)
Học viện khảo cổ Thiểm Tây vừa thông báo đã khai quật được một khu định cư có niên đại 3.200 năm ở huyện Thanh Giản, tỉnh Thiểm Tây, Tây Bắc Trung Quốc.
Nhà nghiên cứu Sun Zhanwei tại Học viện Khảo cổ Thiểm Tây cho biết các nhà khảo cổ đã phát hiện các tòa nhà lớn bằng đất nện, các ngôi mộ, các hố tro và các khuôn đúc gốm tại khu vực Zhaigou, trải rộng trên 3 triệu m2 ở Cao nguyên Hoàng Thổ.
Một lượng lớn ngựa và xe ngựa bằng đồng, đồ ngọc thạch, đồ vật bằng xương, đồ sơn mài và làm từ mai rùa được tìm thấy trong các ngôi mộ của giới quý tộc, giống với những cổ vật được khai quật trước đây từ các ngôi mộ của tầng lớp xã hội tương tự ở Ân Khư.
Khu vực Ân Khư có niên đại 3.300 năm, nằm ở đồng bằng miền Trung Trung Quốc, được xác nhận là kinh đô cuối triều đại nhà Thương (năm 1600-1046 trước Công nguyên). Vào thời kỳ đó, khu Zhaigou nằm ở phía Bắc Thiểm Tây, dưới sự cai trị của một chính quyền địa phương.
Nhà nghiên cứu Sun Zhanwei cho hay các phát hiện mới phản ánh sự giao lưu văn hóa và kinh tế chặt chẽ giữa lãnh thổ triều Thương và khu vực phía Bắc Thiểm Tây, cũng như ảnh hưởng mạnh mẽ của nền văn minh nhà Thương đối với các khu vực xung quanh.
Điều này cũng thể hiện một nền văn minh đồ đồng phát triển cao ở Bắc Thiểm Tây vào cuối triều Thương, qua đó đánh dấu một bước đột phá trong nghiên cứu khảo cổ học về triều Thương./.
Phải cách bao xa chúng ta có thể nhìn thấy Trái đất hình cầu?
Các nhà khoa học đã nghĩ tới việc bay ra khỏi Trái đất để có thể nhìn thấy hành tinh của chúng ta có hình cầu một cách hoàn chỉnh.
Vậy họ sẽ phải bay bao xa?
Trái đất có dạng tròn
Có một điều thú vị là, ngay từ cách đây 2.000 năm, dù chẳng có vệ tinh hay công nghệ hiện đại nào, con người đã biết Trái đất có hình cầu.
Người Hy Lạp chính là những người tin rằng Trái đất có dạng cầu trước khi họ có bằng chứng chứng minh. Nhà toán học kiêm triết gia lỗi lạc Pythago là người đầu tiên đưa ra giả thuyết Trái đất có hình cầu từ những năm 500 TCN. Pythago cho rằng, dưới con mắt của mình thì hình cầu là hình dạng hoàn hảo nhất.
Từ trước Công nguyên, nhiều người đã tin rằng Trái đất hình cầu. (Ảnh: Sohu)
Sau đó một thế kỷ, nhà triết học Plato cũng đưa ra ý kiến tương tự. Tuy nhiên, người thực sự tiến hành chứng minh Trái đất hình cầu lại là triết gia người Hy Lạp - Aristotle. Ông đã đưa ra một vài bằng chứng trong cuốn sách " Trên thiên đàng" (On the Heavens) được viết vào năm 350 TCN. Theo Aristotle, chúng ta chỉ có thể thấy bóng của Trái đất trên Mặt trăng trong các kì nguyệt thực. Nó luôn có hình cầu bất kể Trái đất ở vị trí nào trên vòng xoay của nó.
Trong một luận điểm khác, ông cho rằng vị trí các vì sao sẽ khác nhau khi chúng ta nhìn chúng ở những nơi khác nhau trên Trái đất. Ví dụ như những ngôi sao ở Ai Cập không thể nhìn thấy ở Cyprus cách đó 1.000 km. Điều này chứng minh Trái đất không chỉ có dạng tròn mà còn là một khối cầu.
Ở châu Âu, người xưa cũng có ý thức tin rằng Trái đất hình cầu. Đặc biệt, sau khi con tàu của nhà thám hiểm Ferdinand Magellan đi vòng quanh Trái đất, nhiều người đã tin vào sự tồn tại của thuyết Trái đất hình cầu hơn.
Làm sao để biết Trái đất hình cầu?
Nhiều người cho rằng dùng quan sát đường bờ biển có thể chứng minh được rằng Trái đất có hình cầu. Thế nhưng các nhà khoa học cho biết, phương pháp này không thể quan sát được đường viền của vòng tròn Trái đất.
Thậm chí, ngay cả việc dùng kính viễn vọng để quan sát đại dương, bạn cũng sẽ không thể chứng minh được luận điểm trên. Bởi, bạn dùng kính viễn vọng có thể thấy rõ đường bờ biển của đại dương, nếu dùng trên mặt đất bạn sẽ thấy một đường chân trời. Tuy nhiên dù bạn đứng ở đâu thì đều là đang đứng trên một cung của Trái đất, tầm nhìn sẽ bị giới hạn, mức độ cong của Trái đất là khác nhau và khoảng cách giữa các cung cũng khác nhau.
Trái đất của chúng ta không phải mọi nơi đều là đồng bằng hoặc đất trống nên việc kiểm chứng các bề mặt đều cong là rất khó. (Ảnh: Sohu)
Sự giới hạn này của các vòng cung chỉ có thể chứng minh rằng Trái đất có bề mặt cong nhưng không thể cho thấy những nơi khác có cong hay không.
Trái đất của chúng ta không phải mọi nơi đều là đồng bằng hoặc đất trống, ngoài ra còn có địa hình đồi núi, cao nguyên nên việc kiểm chứng các bề mặt đều cong là rất khó. Tương tự như vậy, các nhà khoa học cũng cho biết, con người dù đứng trên đỉnh núi cao nhất thế giới như Everest vẫn chưa thể nhìn thấy toàn bộ Trái đất.
Phải đi bao xa khỏi Trái đất mới thấy nó hình cầu?
Khi ngồi trên máy bay, chúng ta có thể thấy những ngọn núi và mặt đất bên dưới dưới dạng bằng phẳng, vuông vắn. Độ cao của máy bay thông thường là từ 7.000 đến 12.000 mét. Nhưng theo những gì mắt người thấy khi di chuyển trên máy bay thì độ cao này vẫn chưa thể nhìn rõ Trái đất hình cầu. Do Trái đất quá lớn, đối với một khối cầu có bán kính hơn 6.000 km thì một chiếc máy bay bay ở độ cao 10.000 mét không thể nhìn thấy toàn cảnh.
Vậy trái đất trông như thế nào đối với các phi hành gia khi bay vào không gian?
Neil Armstrong đã thấy Trái đất hình cầu một cách hoàn chính khi đứng trên Mặt trăng. (Ảnh: Sohu)
Theo mô tả của nhiều phi hành gia, khi ở độ cao 118 km so với mực nước biển, họ mới nhìn thấy một ngôi sao màu xanh nhạt trong tầm nhìn. Độ cao này có thể coi là ranh giới giữa Trái đất và không gian. Vượt qua độ cao này, rõ ràng, trong mắt của con người có thể thấy Trái đất là một hình cầu.
Phi hành gia người Mỹ - Neil Armstrong từng kể rằng, khi đứng trên Mặt trăng, ông đã nhìn thấy Trái đất một cách hoàn chỉnh và bị choáng váng bởi cảnh tượng trước mắt.
Trên thực tế, khi cách bề mặt Trái đất 1.000 km, các phi hành gia có thể thấy vòng cung lớn hơn của rìa Trái đất khi họ nhìn ra các ô cửa sổ. Nếu tăng độ cao lên 2.000 km, ở khoảng cách này, phi hành gia có thể nhìn rõ vòng cung của Trái đất. Và tất nhiên, ở khoảng cách khoảng 400 km so với bề mặt Trái đất như Trạm Vũ trụ Quốc tế, các phi hành gia có thể dễ dàng nhìn thấy Trái đất hình cầu một cách rõ ràng nhất.
Peru tìm thấy xác ướp vị thành niên hơn 1.000 năm tuổi Các nhà khảo cổ học của Peru đã khai quật được một xác ướp hơn 1.000 năm tuổi ở ngoại ô Thủ đô Lima hôm 24/4, đây là khám phá mới nhất có niên đại từ thời tiền Inca. Xác ướp 1.000 năm tuổi được bọc một gói tang lễ. Ảnh: Reuters. Xác ướp có lẽ là một thanh niên và được tìm...