Trung Quốc phát động chiến dịch thanh lọc tin tức trên mạng
Chiến dịch chống tin giả mới của Trung Quốc nhằm thanh lọc thông tin trên mạng, gia tăng áp lực lên các nền tảng mạng xã hội.
Theo bản tóm tắt cuộc họp từ xa của Ban Tuyên giáo Trung ương thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc, chiến dịch nhằm vào các hoạt động tin tức trái phép của nhân viên và tổ chức báo chí, nền tảng Internet và tài khoản công cộng, các tổ chức xã hội và cá nhân không được công nhận.
Trung Quốc sở hữu một trong số các hệ thống kiểm soát thông tin tinh vi và rộng nhất thế giới. Chính phủ cũng quy định nghiêm ngặt về giấy phép khi đưa tin. Chi tiết về chiến dịch mới chưa được tiết lộ, song dự đoán sẽ ảnh hưởng đến các nền tảng mạng xã hội như WeChat, Douyin. Chẳng hạn, các tài khoản công cộng có thể đăng ít hơn, dẫn đến mất nhiều người theo dõi hơn. Tuy nhiên, về lâu dài nó tác động tích cực đến môi trường mạng xã hội nói chung, theo Zhang Yi, CEO hãng nghiên cứu iiMedia.
Video đang HOT
Chiến dịch được phối hợp thực hiện bởi 10 cơ quan chính phủ Trung Quốc, bao gồm Ban Tuyên giáo, Cục Không gian mạng, Tòa án nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin, Bộ Công an, Cơ quan quản lý Thuế, Cơ quan Quản lý nhà nước về Điều tiết thị trường, Cơ quan Quản lý Nhà nước về Phát thanh, Điện ảnh và Truyền hình, Hội Nhà báo.
Chiến dịch thực hiện trên cơ sở thúc đẩy chính sách mới từ các cơ quan tuyên truyền hàng đầu quốc gia. Tuần này, họ thúc giục “đánh giá văn hóa và nghệ thuật” tốt hơn trong nước, một phần thông qua hạn chế vai trò của thuật toán trong phân phối nội dung.
“Nhà báo công dân” trở nên phổ biến hơn nhờ mạng xã hội. Tuy nhiên, họ không được Cục Quản lý Báo chí và Xuất bản công nhận và cấp giấy phép. Tính đến ngày 7/11/2020, Trung Quốc có 228.327 nhà báo có giấy phép hành nghề. Nước này bắt đầu cấp giấy phép “dịch vụ tin tức” cho một số nền tảng mạng xã hội vào năm 2017.
Một phần của chiến dịch nhằm vào việc xử lý đưa tin bóp méo sự thật về một cá nhân hay tổ chức nào đó để “vòi tiền”. Chẳng hạn, tháng trước, một blogger bị bắt tại Thâm Quyến với cáo buộc “nhận tiền bất hợp pháp” và thường xuyên đăng những câu chuyện bịa đặt về sụp đổ kinh tế tại Mỹ, cuộc chiến tài chính giữa Mỹ và Trung Quốc. Một người dùng WeChat khác bị bắt vì tống tiền doanh nghiệp bất động sản tại Thiểm Tây.
Twitter ra mắt chương trình Birdwatch chống tin giả
Twitter mới đây giới thiệu chương trình Birdwatch, nhằm giải quyết thông tin sai lệch trên nền tảng của mình thông qua đóng góp cộng đồng bằng cách cho phép người dùng kiểm tra các tweet và gửi phản hồi.
Tin giả, thông tin sai lệch hiện là một vấn nạn không chỉ với Twitter
Theo The Verge , chương trình thử nghiệm sẽ bắt đầu với khoảng 1.000 người dùng ở Mỹ. Hiện tại, người dùng tham gia thử nghiệm có thể viết ghi chú trên các tweet riêng lẻ để cung cấp thêm thông tin nhưng các ghi chú này sẽ không được hiển thị công khai trên Twitter mà chỉ hiển thị trên trang web Birdwatch. Người dùng thí điểm cũng có thể đánh giá các ghi chú được gửi bởi những người tham gia khác trong chương trình.
"Chúng tôi tin rằng cách tiếp cận này có khả năng phản hồi nhanh chóng khi có thông tin sai lệch lan truyền, bổ sung ngữ cảnh mà mọi người tin tưởng và thấy có giá trị. Cuối cùng, chúng tôi đặt mục tiêu làm cho các ghi chú hiển thị trực tiếp trên Tweets cho người dùng Twitter toàn cầu khi có sự đồng thuận từ một nhóm cộng tác viên đa dạng và rộng khắp" - Keith Coleman, giám đốc sản phẩm của Twitter viết trong một bài đăng trên blog.
Giống như hầu hết các công ty truyền thông mạng xã hội, Twitter đã phải vật lộn với sự lan truyền của các thông tin sai lệch trên nền tảng của mình, đặc biệt trong cuộc bầu cử vừa qua. Công ty đã thực hiện nhiều bước để cố gắng chống lại thông tin sai lệch trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ, gắn nhãn các tweet có thông tin sai hoặc gây hiểu lầm về cuộc bầu cử. Tuy nhiên, chương trình đã có nhiều kết quả trái chiều và dường như không có tác dụng.
Tất cả dữ liệu được đóng góp cho Birdwatch sẽ có sẵn và có thể tải xuống trong tập tin TSV và Twitter sẽ công bố các thuật toán trong hướng dẫn của Birdwatch. Hệ thống xếp hạng ban đầu đã có sẵn tại trang GitHub của Twitter.
Coleman cho biết thêm, "chúng tôi biết có một số thách thức đối với việc xây dựng một hệ thống dựa vào cộng đồng như thế này - từ việc chống lại các nỗ lực thao túng đến đảm bảo không bị chi phối bởi một số đông đơn thuần hoặc thiên vị dựa trên sự phân bổ của những người đóng góp. Chúng tôi sẽ tập trung vào những điều này trong suốt quá trình thí điểm".
Hiện tại người dùng đã có thể đăng ký thí điểm Birdwatch.
Apple gửi thư cảnh cáo đến một dân mạng Trung Quốc Apple gửi thư cho người đứng sau tài khoản Twitter quảng cáo nguyên mẫu iPhone bị đánh cắp, yêu cầu tiết lộ nguồn tin nếu không muốn báo cho cảnh sát. Một tài khoản Twitter quảng cáo nguyên mẫu iPhone X. (Ảnh: Vice) Cuộc chiến giữa Apple với những người rò rỉ tin tức tiếp tục leo thang. Theo Motherboard, Apple đã gửi...