Trung Quốc phản ứng với EU về Hong Kong
Bộ Ngoại giao Trung Quốc bác bỏ các cảnh báo của Liên minh châu Âu về luật an ninh Hong Kong, khẳng định đây là “vấn đề nội bộ”.
“Chúng tôi phản đối bất kỳ sự can thiệp nào của nước ngoài vào vấn đề này”, ông Vương Lỗ Đồng, lãnh đạo phụ trách các vấn đề châu Âu tại Bộ Ngoại giao Trung Quốc, hôm nay cho hay tại họp báo ở Bắc Kinh, thêm rằng Bắc Kinh đã “tỏ rõ quan điểm” của mình trong cuộc họp thượng đỉnh trực tuyến hôm 22/6, giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và các quan chức cấp cao Liên minh châu Âu (EU).
Ông Vương Lỗ Đồng tại một sự kiện ở Trung Quốc năm 2017. Ảnh: Sina.
Tuyên bố trên được ông Vương đưa ra sau khi Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen hôm 22/6 kêu gọi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hủy ban hành luật an ninh Hong Kong, đồng thời cảnh báo Bắc Kinh sẽ phải chịu “hậu quả rất tiêu cực” nếu ban hành luật. Bà von der Leyen cho rằng “luật an ninh có nguy cơ làm suy yếu nguyên tắc ‘một quốc gia, hai chế độ’, song từ chối nêu cụ thể về các biện pháp mà EU sẽ thực hiện.
Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (NPC), tức quốc hội Trung Quốc cuối tháng 5 bỏ phiếu thông qua “Nghị quyết về Thiết lập, Cải thiện Hệ thống Pháp luật và Cơ chế thực thi cho Đặc khu hành chính Hong Kong để Bảo đảm An ninh”. Nghị quyết này là tiền đề để Ủy ban Thường vụ NPC xây dựng luật an ninh cho đặc khu Hong Kong. Động thái của Bắc Kinh lập tức vấp phải làn sóng chỉ trích quốc tế, khi cho rằng nó làm xói mòn quyền tự trị của Hong Kong.
Video đang HOT
Truyền thông Trung Quốc cuối tuần qua hé lộ một số điều khoản của dự luật an ninh Hong Kong, gồm 66 điều và 6 chương. Theo dự luật, cơ quan được Trung Quốc đại lục thành lập có tên là Văn phòng Ủy viên An ninh Quốc gia Trung Quốc đại lục tại Đặc khu Hành chính Hong Kong, chịu trách nhiệm “theo dõi, giám sát, hợp tác và hỗ trợ” chính quyền đặc khu trong bảo vệ an ninh quốc gia, thu thập và phân tích thông tin tình báo liên quan đến an ninh quốc gia và xử lý các vụ án liên quan theo luật an ninh.
Cảnh sát chống bạo động đối đầu với người biểu tình Hong Kong, ngày 27/5. Ảnh: Reuters.
Cơ quan này và các “cơ quan nhà nước có liên quan” của đại lục cũng sẽ thực thi quyền tư pháp với một số vụ đe dọa an ninh quốc gia. Chính quyền Hong Kong cũng sẽ thành lập một “ủy ban bảo vệ an ninh quốc gia” do trưởng đặc khu đứng đầu, với ít nhất 10 ủy viên, trong đó có cảnh sát trưởng và quan chức đứng đầu ngành hải quan. Ủy ban an ninh này sẽ có một ủy viên là cố vấn chính quyền trung ương, trong khi trưởng đặc khu Hong Kong có quyền chỉ định các thẩm phán từ bộ máy tư pháp hiện nay để chủ trì các phiên tòa.
Luật an ninh nếu được thi hành sẽ có hiệu lực cao hơn bất cứ điều luật nào của Hong Kong mâu thuẫn với nó.
Dự luật làm dấy lên mối lo ngại về số phận chính sách “một quốc gia, hai chế độ”, cam kết cho Hong Kong mức độ tự trị cao khi đặc khu được Anh trao trả cho Trung Quốc năm 1997. Biểu tình đã xảy ra trên đường phố Hong Kong và cảnh sát bạo động được triển khai để giải tán đám đông, gợi lên ký ức về các cuộc biểu tình phản đối dự luật dẫn độ ở đặc khu năm ngoái.
Carrie Lam nói người chống luật an ninh là ‘kẻ thù’ Lý do Trung Quốc sẵn sàng ‘đánh đổi’ Hong Kong Cách Trung Quốc có thể thi hành luật an ninh Hong Kong Những điều luật định đoạt tương lai Hong Kong
Trung Quốc nói nhiều cuộc biểu tình Hong Kong là 'khủng bố'
Quan chức Trung Quốc cáo buộc người biểu tình Hong Kong thông đồng với nước ngoài, đe dọa an ninh quốc gia khi nói tới luật an ninh đặc khu.
"Một số hành động trong những cuộc biểu tình dân chủ năm ngoái mang bản chất khủng bố, nhiều kẻ gây rối đã thông đồng với các lực lượng nước ngoài và gây nguy hiểm trực tiếp đến an ninh quốc gia", đặc phái viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc tại Hong Kong Tạ Phong hôm nay cho biết trong bài phát biểu đề cập đến dự luật an ninh đặc khu.
Quan chức Trung Quốc khẳng định dự luật an ninh nhằm ngăn chặn hoạt động ly khai và lật đổ, cũng như sự can thiệp của nước ngoài và khủng bố tại Hong Kong. Dự luật chỉ ảnh hưởng tới một bộ phận nhỏ cư dân, trong khi phần còn lại của đặc khu "hoàn toàn không có lý do để lo lắng".
Thanh niên Hong Kong tham gia biểu tình hồi tháng 6/2019. Ảnh: AFP.
"Dự luật này sẽ giảm bớt lo ngại của cộng đồng cư dân và nhà đầu tư nước ngoài về các lực lượng khủng bố và tình trạng bạo lực. Đừng cảm thấy sợ hãi hay bị lợi dụng bởi những kẻ có động cơ xấu, đừng tung tin đồn hay tham gia các lực lượng chống Trung Quốc nhằm bôi xấu dự luận", ông gửi lời đến "những cư dân tuân thủ luật pháp và người nước ngoài yêu Hong Kong".
Dự luật dự kiến được thông qua ngày 28/5, thời điểm bế mạc kỳ họp thường niên của quốc hội Trung Quốc. Trung Quốc tuyên bố muốn thông qua luật an ninh sau khi Hong Kong rung chuyển bởi 7 tháng biểu tình liên tục vào năm ngoái, có lúc bùng phát thành bạo lực giữa người biểu tình và cảnh sát.
Các nghị sĩ ủng hộ dân chủ ở Hong Kong chỉ trích mạnh mẽ dự luật an ninh mới, nói rằng nó đi ngược lại mô hình "một quốc gia, hai chế độ", theo đó Bắc Kinh cam kết duy trì các quyền tự do cho thành phố. Các nhà ngoại giao nước ngoài lo ngại dự luật có thể mở rộng sự hiện diện của cơ quan tình báo và an ninh của đại lục tại Hong Kong, "gây nguy hiểm cho quyền và tự do" tại đây.
Trưởng Đặc khu Hong Kong Carrie Lam tuyên bố sẽ "hợp tác hoàn toàn" với quốc hội Trung Quốc để hoàn thành dự luật, khẳng định điều này sẽ không ảnh hưởng đến quyền, tự do và tính độc lập về tư pháp của đặc khu.
Nhiều quốc gia như Mỹ, Canada, Australia, Anh và EU đã lên tiếng bày tỏ quan ngại về dự luật an ninh Hong Kong. Các nước kêu gọi Trung Quốc tôn trọng các quyền, tự do cũng như quyền tự trị cao của Hong Kong. Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo sẽ "phản ứng cứng rắn" nếu Trung Quốc ban hành dự luật này.
Chọc tức Mỹ, Trung Quốc đẩy mạnh quan hệ ngoại giao với châu Âu Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị mới đây khẳng định rằng, Bắc Kinh đang ưu tiên quan hệ ngoại giao với châu Âu, để trở nên ít phụ thuộc hơn vào Mỹ sau nhiều tháng căng thẳng thương mại. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị bắt tay Đại diện cấp cao của EU về Chính sách Đối ngoại và An ninh Federica Mogherini...