Trung Quốc phản ứng việc doanh nghiệp có thể bị hủy niêm yết tại Mỹ
Ủy ban Giám sát Chứng khoán Trung Quốc (CSRC) cho rằng giải quyết những khó khăn thông qua đàm phán là cách thức duy nhất để hai bên “cùng thắng.”
Giao dịch viên tại Sàn giao dịch chứng khoán New York, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Trung Quốc ngày 7/8 kêu gọi Mỹ cùng tiến hành các cuộc đàm phán thẳng thắn và hợp tác chặt chẽ hơn.
Tuyên bố của Trung Quốc được đưa ra là một động thái phản ứng lại các thông tin cho rằng các quan chức Mỹ đang kêu gọi Tổng thống Mỹ Donald Trump ra lệnh hủy niêm yết đối với những doanh nghiệp Trung Quốc đã “lên sàn” chứng khoán của Mỹ song không đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm toán của Washington vào tháng 1/2022.
Ủy ban Giám sát Chứng khoán Trung Quốc (CSRC) cho rằng giải quyết những khó khăn thông qua đàm phán là cách thức duy nhất để hai bên “cùng thắng.” CSRC cho biết đang đề xuất tiến hành các cuộc điều tra kế toán chung với các cơ quan quản lý Mỹ với tinh thần hợp tác chân thành.
Video đang HOT
Các quan chức của Ủy ban Hối đoái và Chứng khoán Mỹ (SEC) và Bộ Tài chính Mỹ đã đưa ra yêu cầu trên sau khi Tổng thống Trump chỉ đạo nhóm cố vấn chủ chốt, trong đó có Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steve Mnuchin và Chủ tịch SEC Jay Clayton, soạn thảo một báo cáo đề xuất để bảo vệ các nhà đầu tư Mỹ và giúp họ tránh đầu tư vào các doanh nghiệp Trung Quốc không cung cấp đầy đủ thông tin kiểm toán cho các cơ quan quản lý Mỹ.
Lời kêu gọi trên được đưa ra giữa lúc Quốc hội Mỹ cũng hối thúc Chính phủ Mỹ đưa ra các biện pháp trừng phạt đối với những doanh nghiệp Trung Quốc đã niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ song không tuân thủ các quy định của Mỹ giống như các công ty trong nước.
Theo một quan chức của Bộ Tài chính Mỹ, các doanh nghiệp Trung Quốc niêm yết tại thị trường chứng khoán Mỹ sẽ phải tuân thủ các tiêu chuẩn chung giống như các công ty của Mỹ và các quốc gia khác./.
Vì sao cổ phiếu Thuỷ sản Hùng Vương bị huỷ niêm yết bắt buộc?
Hơn 227 triệu cổ phiếu HVG của Thuỷ sản Hùng Vương sẽ bị hủy niêm yết từ ngày 5/8 do những sai phạm nghiêm trọng trên sàn chứng khoán.
Ngày 29/7/2020, Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa có quyết định hủy niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu của CTCP Thủy sản Hùng Vương (HVG).
Việc hủy niêm yết được đánh giá là cần thiết để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư và những vi phạm này cũng thuộc trường hợp phải hủy niêm yết bắt buộc trong Nghị định hướng dẫn Luật chứng khoán. Theo đó, hơn 227 triệu cổ phiếu HVG sẽ bị hủy niêm yết từ ngày 5/8.
Cổ phiếu Thuỷ sản Hùng Vương bị huỷ niêm yết bắt buộc.
Theo HoSE, nguyên nhân bởi HVG đã vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin và các trường hợp khác mà HoSE, hoặc Ủy ban chứng khoán Nhà nước xét thấy cần thiết hủy niêm yết nhằm bảo vệ nhà đầu tư.
Vào đầu tháng 5/2020, cổ phiếu HVG đã bị đưa vào diện tạm ngừng giao dịch, cũng bởi vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin trên thị trường sau khi bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt trước đó (19/1/2018).
Giữa tháng 5, HoSE tiếp tục có thêm công văn nhắc nhở lần thứ 3 về việc HVG chưa nộp báo cáo tài chính riêng và hợp nhất quý I/2020.
Trong giải trình đầu tháng 6, HVG cho biết việc chậm trễ do số lượng nhân sự kế toán và thống kê bị thiếu hụt, một số đã nghỉ hoặc chuyển công ty mới trong giai đoạn giãn cách xã hội làm gián đoạn việc cung cấp số liệu để hợp nhất báo cáo tài chính.
Ngoài ra, thư xác nhận công nợ từ nước ngoài cũng chậm hơn dự kiến khiến HVG không đủ cơ sở kiểm toán số liệu quý IV/2019. Trong giải trình, công ty cho biết sẽ nỗ lực để hoàn thành hai báo cáo trước ngày 15/6. Tuy nhiên, đến nay, hai báo cáo này vẫn chưa được công bố.
Hùng Vương từng là cái tên dẫn đầu ngành thủy sản với sản phẩm cá tra. Năm 2016, doanh thu của "vua cá tra" vượt mốc 18.000 tỷ đồng. Tham vọng lớn, tăng trưởng nhanh đưa Hùng Vương lên top đầu của ngành thủy sản trong nước. Nhưng việc dùng đòn bẩy tài chính để thực hiện hàng loạt thương vụ mua bán - sáp nhập (M&A) kéo "vua cá tra" vào vòng xoáy nợ nần. Từ mức lãi sau thuế hơn 400 tỷ năm 2014, hai năm sau lợi nhuận của "Vua cá tra" đã về con số âm. Doanh nghiệp này bán bớt các tài sản, cơ cấu lại hoạt động kinh doanh, tuy nhiên tình hình không khả quan hơn.
Tính đến cuối năm 2019, HVG đang lỗ luỹ kế hơn 1.740 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu hiện còn chưa đến 660 tỷ đồng, trong khi nợ phải trả hơn 7.100 tỷ đồng.
Đầu năm nay, tín hiệu tích cực đến với HVG khi Thadi, đơn vị thành viên của Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải (Thaco), ký thỏa thuận hợp tác. Thadi đầu tư vào HVG thông qua việc sở hữu 35% cổ phần và tham gia quản trị, cử đại diện giữ chức Phó chủ tịch HĐQT, Giám đốc tài chính và các chuyên gia phụ trách kỹ thuật, bán hàng. Đơn vị thành viên của Thaco nắm 65% liên doanh Thadi - HVG trong mảng sản xuất heo giống với quy mô 45.000 con, trị giá đầu tư 2.000 tỷ đồng.
Vì sao cổ phiếu HVG của Thủy sản Hùng Vương bất ngờ bị hủy niêm yết? Ngày 29/7/2020, Sở Giao dịch chứng khoán Tp.HCM (HoSE) vừa có quyết định hủy niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu của CTCP Hùng Vương (HVG), quyết định có hiệu lực vào 5/8/2020. Ngày 29/7/2020, sàn HoSE ra quyết định hủy niêm yết 227 triệu cổ phiếu HVG vì Hùng Vương đã vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin...