Trung Quốc phản ứng về gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine và Đài Loan
Trung Quốc cho rằng viện trợ của Mỹ cho Đài Loan “sẽ chỉ làm gia tăng căng thẳng”, đồng thời phản đối “tiêu chuẩn kép” của Mỹ.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Văn Bân. Ảnh: THX
Theo Đài phát thanh Quốc tế Đức Deutsche Welle, Trung Quốc ngày 24/4 đã chỉ trích luật viện trợ quân sự nước ngoài mới của Mỹ, trong đó có khoản viện trợ dành cho Đài Loan (Trung Quốc), nhằm tăng cường khả năng phòng thủ của hòn đảo này.
Thượng viện Mỹ đã thông qua dưu luật viện trợ quân sự trị giá 8 tỷ USD (7,48 tỷ euro) cho Đài Loan vào cuối ngày 23/4, như một phần của đạo luật lớn hơn bao gồm hỗ trợ mới cho Israel và Ukraine. Tổng thống Mỹ Joe Biden sau đó vào 24/4 đã ký ban hành thành luật.
Phản ứng về vấn đề trên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân (Wang Wenbin) nói: “Tôi muốn nhấn mạnh rằng việc Mỹ và Đài Loan tăng cường quan hệ quân sự sẽ không mang lại an ninh cho Đài Loan”, đồng thời cho biết sự hỗ trợ đó “sẽ chỉ làm gia tăng căng thẳng và nguy cơ xung đột ở Eo biển Đài Loan”.
Trong khi đó, người phát ngôn Văn phòng các vấn đề Đài Loan của Trung Quốc, Zhu Fenglian, cho biết khoản viện trợ này vi phạm các cam kết của Mỹ với Trung Quốc và “gửi tín hiệu sai lệch tới thé lực muốn Đài Loan độc lập”.
Khoản viện trợ mới của Mỹ cho Đài Loan được đưa ra Quốc hội Mỹ khi Ngoại trưởng nước này, ông Antony Blinken chuẩn bị có chuyến thăm Trung Quốc ba ngày, bắt đầu vào hôm 24/4.
Video đang HOT
Ông Blinken dự kiến sẽ gặp người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị vào ngày 26/4, với vấn đề Đài Loan nằm hàng đầu trong chương trình nghị sự. Nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ cũng có thể gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người trước đó đã cho rằng việc Trung Quốc thống nhất với Đài Loan là “không thể tránh khỏi”.
Cùng ngày, tờ Hoàn cầu Thời báo đưa tin, Trung Quốc phản đối mạnh mẽ những động thái “đạo đức giả” của Mỹ trong cuộc khủng hoảng Ukraine thông qua ban hành các dự luật viện trợ khổng lồ cho Ukraine đồng thời đưa ra những cáo buộc “vô căn cứ” đối với hoạt động thương mại bình thường giữa Trung Quốc và Nga. Đây cũng sẽ là một trong những vấn đề chính được thảo luận trong chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tới Trung Quốc.
Reuters dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller gần đây cho biết, ông Blinken dự kiến sẽ “bày tỏ lo ngại của Mỹ về việc Trung Quốc đang giúp Nga xây dựng cơ sở công nghiệp quốc phòng để duy trì cuộc chiến ở Ukraine”.
“Một mặt, Mỹ ban hành các dự luật viện trợ khổng lồ cho Ukraine, mặt khác đưa ra những cáo buộc vô căn cứ đối với các tương tác kinh tế và thương mại bình thường giữa Trung Quốc và Nga, là cực kỳ đạo đức giả và vô trách nhiệm. Trung Quốc kiên quyết phản đối điều này”, ông Uông Văn Bân nói.
Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, về vấn đề Ukraine, Bắc Kinh luôn “duy trì lập trường khách quan và công bằng, tích cực ủng hộ hòa bình và thúc đẩy giải pháp chính trị”. Ông Uông Văn Bân lưu ý, Trung Quốc luôn kiểm soát việc xuất khẩu các mặt hàng có công dụng kép theo luật pháp và quy định.
Người phát ngôn trên nhấn mạnh, Trung Quốc không phải là “tác giả hay một bên trong cuộc khủng hoảng Ukraine, không đổ thêm dầu vào lửa, không lợi dụng tình hình để trục lợi và không chấp nhận việc đổ lỗi”.
Ông Uông Văn Bân cho rằng Trung Quốc có quyền tham gia vào các tương tác kinh tế và thương mại bình thường với tất cả các nước trên thế giới, bao gồm cả Nga, trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi, một quyền không nên bị can thiệp hoặc làm suy yếu.
Theo người phát ngôn trên, lựa chọn đúng đắn duy nhất cho cuộc xung đột Nga – Ukraine là tính đến những mối quan ngại an ninh hợp lý của tất cả các bên và thiết lập một khuôn khổ an ninh châu Âu cân bằng, hiệu quả và bền vững thông qua đối thoại và đàm phán.
Tờ Wall Street Journal đưa tin hôm 23/4 rằng Mỹ đang soạn thảo các biện pháp trừng phạt đe dọa cắt một số ngân hàng Trung Quốc hoặc khỏi hệ thống tài chính toàn cầu, điều mà một số quan chức Mỹ cho rằng sẽ giúp ngăn chặn sự hỗ trợ thương mại của Trung Quốc đối với hoạt động sản xuất quân sự của Nga.
“Chúng tôi phản đối mạnh mẽ hành vi đạo đức giả của Mỹ, nước tự thổi bùng ngọn lửa nhưng lại đổ lỗi cho Trung Quốc. Quyền của Trung Quốc tham gia vào các tương tác kinh tế và thương mại bình thường với tất cả các nước, bao gồm cả Nga, không được vi phạm. Chúng tôi kiên quyết bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nêu rõ.
Ba yếu tố chính quyết định diễn biến của cuộc xung đột Nga - Ukraine sắp tới
Trong thời gian tới, lợi thế cuối cùng sẽ thuộc về bên nào có khả năng tốt hơn trong việc huy động kinh tế và ngoại giao.
Viện trợ của phương Tây cho Ukraine suy giảm sẽ ảnh hưởng đến sức chiến đấu của Kiev. Ảnh: UNIAN
Bình luận trên tạp chí Chính sách Đối ngoại (Foreign Policy) của Mỹ mới đây, Eugene Chausovsky, Giám đốc cấp cao về Đào tạo và Phát triển Phân tích, chuyên gia nghiên cứu về các vấn đề chính trị, kinh tế và an ninh liên quan đến Nga, Âu-Á và Trung Quốc, cũng như các vấn đề kết nối toàn cầu liên quan đến năng lượng và biến đổi khí hậu, cho rằng khả năng quản lý kinh tế và ngoại giao có mục tiêu có thể đóng vai trò then chốt trong việc định hình cuộc xung đột Nga-Ukraine trong thời gian tới.
Theo ông Chausovsky, thành công của Ukraine sắp tới sẽ phụ thuộc phần lớn vào ba yếu tố chính:
Thứ nhất, về an ninh, yếu tố then chốt sẽ không phải là kiểm soát lãnh thổ như trước đây mà là khả năng các quốc gia tiến hành "các hoạt động ngoài tiền tuyến", điều này "sẽ kiểm tra khả năng của mỗi bên trong việc chịu đựng một cuộc xung đột như vậy thêm một năm nữa". Do đó, số lượng các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng quan trọng có thể sẽ tăng lên.
Theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) có trụ sở tại Mỹ, ngay trong đầu năm 2024, cả Nga và Ukraine đã tăng cường tấn công vào các cơ sở hạ tầng quan trọng của nhau. Trong khi Nga tập trung nhằm vào các mục tiêu có tầm quan trọng đối với lĩnh vực công nghiệp quốc phòng của Ukraine, thì Kiev lại tăng cường tấn công các mục tiêu hậu cần của Moskva, đặc biệt là ở Crimea.
Thứ hai, về mặt chính trị, các cuộc bầu cử có thể sẽ có tác động đáng kể đến cuộc xung đột, trong đó tình hình ở Mỹ khá bất ổn. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến sự ủng hộ và đặc biệt là viện trợ tài chính cũng như quân sự cho Ukraine. Trong trường hợp trở lại Nhà Trắng, ông Trump sẽ giảm hoặc cắt viện trợ cho Ukraine nhằm gây sức ép buộc Kiev ngồi vào bàn đàm phán với Moskva cùng với những thỏa hiệp nhất định.
Nhưng thách thức trước mắt với Ukraine đó là sự bế tắc tại Quốc hội Mỹ về viện trợ cho Ukraine. Các cuộc đàm phán đang diễn ra tại Quốc hội Mỹ về hỗ trợ tài chính cho Ukraine, cho đến nay vẫn chưa dẫn đến một thỏa thuận nào. Tại Hạ viện, và sau đó là Thượng viện, đảng Cộng hòa bắt đầu yêu cầu việc áp dụng một gói hỗ trợ khác cho Kiev sẽ phụ thuộc vào việc tăng cường bảo vệ biên giới với Mexico và những thay đổi trong luật nhập cư.
Các cuộc thảo luận về những vấn đề này tiếp tục diễn ra trong bối cảnh chiến dịch tranh cử căng thẳng trước cuộc bầu cử vào tháng 11 tới. Tuy nhiên, trước sự chia rẽ sâu sắc trên chính trường và xã hội Mỹ, có thể khó đạt được thỏa thuận về vấn đề nhập cư, và việc không đạt được thỏa thuận sẽ đồng nghĩa với việc Quốc hội Mỹ khó thông qua gói hỗ trợ cho Ukraine.
Khi Quốc hội Mỹ lưỡng lự về việc tài trợ viện trợ cho Ukraine, khả năng quân sự của Ukraine sẽ suy giảm. Sự suy giảm này là dần dần. Tác động của việc giảm viện trợ sẽ ngày càng rõ ràng trên chiến trường. Ukraine không còn khả năng tiến hành phản công. Đến tháng 2 hoặc tháng 3 năm nay, họ sẽ gặp khó khăn khi tiến hành các cuộc phản công cục bộ, và đến đầu mùa hè, họ sẽ phải vật lộn để chống lại các cuộc tấn công của Nga.
Thứ ba, theo chuyên gia Chausovsky, yếu tố kinh tế có thể là lĩnh vực quyết định nhất trong việc định hình cuộc chiến Nga-Ukraine trong thời gian tới. Như đã đề cập ở trên, sự hỗ trợ tài chính cho Ukraine từ Mỹ và EU là rất quan trọng đối với Kiev, trong khi Nga cho đến nay vẫn nỗ lực duy trì khả năng phục hồi và linh hoạt về kinh tế trước áp lực trừng phạt của phương Tây "bằng cách tăng cường quan hệ kinh tế và đặc biệt là năng lượng với các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia vùng Vịnh".
Ngoài ra, cả hai nước đều tập trung nỗ lực ngoại giao vào việc thiết lập quan hệ với các nước ở Nam toàn cầu. Tuy nhiên, ưu tiên của Kiev vẫn là sự hỗ trợ của phương Tây dành cho Ukraine.
Theo ông Chausovsky, trong năm nay, lợi thế cuối cùng sẽ thuộc về bên nào có khả năng tốt hơn trong việc huy động kinh tế và ngoại giao.
Chính sách đối ngoại của Trung Á trong cuộc cạnh tranh cường quốc mới Do vị trí địa lý và địa chính trị độc đáo, Trung Á luôn là nơi cạnh tranh giành ảnh hưởng của các cường quốc. Tất cả các cường quốc, trong đó có Trung Quốc, Nga, Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản, đều hoạt động ở Trung Á. Các nước Trung Á có ý định phát triển quan hệ với tất cả các...