Trung Quốc phân phối hơn 1 tỉ liều vắc xin, dẫn đầu thế giới
Trung Quốc trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới phân phối 1 tỉ liều vắc xin COVID-19 trong nước, chiếm 1/3 toàn cầu. Đến nay, nước này đã phê duyệt loại vắc xin COVID-19 thứ 7 tự phát triển để đáp ứng nhu cầu đang tăng lên.
Trung Quốc chiếm hơn 1/3 tổng số liều vắc xin được phân phối trên toàn cầu đến nay – Ảnh: ABC NEWS
Ngày 20-6, trang web Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) cập nhật thông tin: Tính tới ngày 19-6, Trung Quốc đại lục đã phân phối 1.010.489.000 liều vắc xin COVID-19 tại 31 tỉnh, thành và khu tự trị.
Đây là một cột mốc quan trọng đối với chương trình tiêm chủng lớn nhất thế giới tại Trung Quốc, trong bối cảnh quốc gia 1,4 tỉ dân này tìm cách ngăn nguy cơ trước các ca “nhập khẩu” và chuẩn bị cho các sự kiện lớn sắp tới.
Video đang HOT
Trung Quốc khởi động chương trình tiêm chủng quốc gia vào tháng 12-2020. Với việc vượt cột mốc 1 tỉ liều, Trung Quốc là quốc gia dẫn đầu thế giới về số vắc xin phân phối trong nước. Tuy nhiên, đến nay vẫn không rõ có tổng cộng bao nhiêu người đã được tiêm vắc xin đủ liều ở nước này.
Hôm 9-6, tờ Thời báo Hoàn Cầu đưa tin Trung Quốc đã phê duyệt vắc xin COVID-19 thứ 7 tự phát triển trong nước để đáp ứng nhu cầu đang tăng lên. Vắc xin này được Viện nghiên cứu y sinh thuộc Học viện Khoa học y học Trung Quốc ở thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam phát triển.
Đây cũng là vắc xin bất hoạt thứ 5 được phê duyệt chính thức ở Trung Quốc để phòng ngừa COVID-19, giúp tăng khả năng sản xuất vắc xin bất hoạt của Trung Quốc lên khoảng 6 tỉ liều mỗi năm. Bốn loại vắc xin bất hoạt còn lại đã được phê duyệt là của hãng Sinopharm (2 loại), Sinovac Biotech và Shenzhen Kangtai Biological Products.
Theo thống kê của Hãng tin Bloomberg (Mỹ), Trung Quốc đang chiếm hơn 1/3 tổng số liều vắc xin được phân phối trên toàn cầu đến nay.
Dữ liệu được Bloomberg cập nhật ngày 20-6 cho thấy hơn 2,59 tỉ liều vắc xin COVID-19 đã được phân phối trên khắp 180 quốc gia/vùng lãnh thổ. Tại Mỹ, đến nay đã có 317 triệu liều vắc xin được phân phối trong nước.
Trung Quốc đang đẩy mạnh tiêm vắc xin ngay trước kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc vào ngày 1-7-2021 và Thế vận hội mùa đông 2022 ở Bắc Kinh.
Trung Quốc đặt mục tiêu tiêm vắc xin COVID-19 cho 40% dân số (khoảng 560 triệu trong tổng số 1,4 tỉ dân) trước cuối tháng 6-2021 và hơn 64% dân số trước cuối năm nay.
Campuchia thêm 660 ca mắc COVID-19 trong 24 giờ qua
Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, Bộ Y tế Campuchia ngày 26/5 ghi nhận thêm 660 ca mắc COVID-19 trong 24 giờ qua, trong đó 626 ca lây nhiễm cộng đồng và 34 ca nhập cảnh - mức ca nhiễm nhập cảnh trong ngày nhiều nhất trong những tháng gần đây.
Một điểm tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngoài ra, số ca tử vong đã tăng thêm 7 ca, nâng tổng số ca tử vong trên cả nước lên 190 ca. Bộ trên cũng công bố có 750 người khỏi bệnh sau khi có kết quả âm tính 2 lần với virus SARS-CoV-2.
Trong báo cáo cập nhật hàng tuần công bố tại Geneva (Thụy Sĩ) ngày 25/5, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng Campuchia vẫn là một trong số ít các quốc gia ở Đông Á có tỷ lệ tử vong vì COVID-19 tính trên dân số ở mức thấp. Kể từ đầu mùa dịch đến nay, Campuchia ghi nhận tổng cộng 26.989 ca nhiễm, trong đó 19.722 người đã hồi phục.
Trong khi đó, chiến dịch tiêm vaccine ngừa COVID-19 đang tiếp tục được đẩy mạnh. Tính đến ngày 24/5/2021, tỷ lệ tiêm phòng tại nước này đã đạt gần 23%, tương đương với 2.280.875 người trên tổng số 10 triệu người dự kiến sẽ được tiêm. Theo số liệu của Ủy ban quốc gia về tiêm phòng COVID-19 của Campuchia, có 1.646.994 người đã tiêm mũi thứ hai, trong đó có thành viên các ngoại giao đoàn, cán bộ, nhân viên các tổ chức quốc tế, cơ quan LHQ và gia đình của họ.
Campuchia đã nhận được hơn 6 triệu liều vaccine, gồm 1,7 triệu liều của hãng Sinopharm, 4 triệu liều của Sinovac và 324.000 liều của AstraZeneca.
* Tại Australia, bang đông dân thứ hai Victoria đã ghi nhận ngày có số ca nhiễm mới cao nhất trong hơn 7 tháng qua, đồng thời cảnh báo 24 giờ tới đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự lây lan của một ổ dịch. Cụ thể ngày 26/5, bang này đã có thêm 6 ca nhiễm, mức cao nhất trong một ngày kể từ tháng 10/2020. Chính quyền bang cho biết hơn 300 người có tiếp xúc gần với các ca nhiễm đã được xác định, trong đó nhiều người đã đến những địa điểm đông đúc.
Ổ dịch mới xuất phát từ một người đi nước ngoài về mang theo biến thể của virus được phát hiện đầu tiên ở Ấn Độ. Người này đã kết thúc cách ly ở bang Nam Australia và đến thủ phủ Melbourne trong tháng này nhưng lại có xét nghiệm dương tính 6 ngày sau khi hết cách ly.
Năm ngoái, bang Victoria đã ban bố lệnh phong tỏa nghiêm ngặt kéo dài hơn 100 ngày sau khi xuất hiện một ổ dịch với hơn 20.000 ca nhiễm và 820 ca tử vong, chiếm khoảng 70% số ca nhiễm và 90% số ca tử vong trên cả nước. Bang này đã tái áp đặt các biện pháp hạn chế từ ngày 25/5 đến ngày 4/6, trong đó có yêu cầu bắt buộc đeo khẩu trang khi đến khách sạn, nhà hàng và các địa điểm trong phòng kín khác. Số người được phép tụ tập cũng bị hạn chế, hoạt động đi lại sang bang khác cũng bị giới hạn.
Philippines cho phép sử dụng vaccine của Sinovac cho người cao tuổi Ngày 7/4, giới chức y tế Philippines đã cho phép sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của hãng Sinovac đối với một số người cao tuổi trong bối cảnh nước này đang đối mặt với một trong những đợt bùng phát dịch bệnh tồi tệ nhất ở châu Á. Vaccine phòng COVID-19 của hãng Sinovac Biotech (Trung Quốc). Ảnh: THX/TTXVN Bộ Y tế cùng...