Trung Quốc phản pháo gay gắt việc Mỹ lập danh sách đen công ty CNOOC
Trung Quốc lên án gay gắt trước việc Mỹ lên kế hoạch đưa thêm các công ty của nước này vào danh sách đen do cáo buộc dính líu đến quân đội.
Sputnik đưa tin, phản ứng trước việc Washington tính liệt thêm các công ty của nước này vào danh sách đen do dính líu đến quân đội, Bộ Ngoại giao Trung Quốc kiên quyết phản đối việc chính trị hóa hợp tác liên quan, hy vọng Mỹ sẽ không dựng lên các rào cản và gây trở ngại đối với hợp tác Trung – Mỹ.
Hôm 29/11, truyền thông cho biết chính quyền Trump có kế hoạch liệt 4 công ty Trung Quốc vào danh sách liên quan đến quân đội, trong đó có chủ sở hữu giàn khoan Hải Dương 981. Danh sách này gồm Công ty Công nghệ xây dựng Trung Quốc, Công ty Tư vấn kỹ thuật quốc tế Trung Quốc, Công ty Sản xuất chất bán dẫn quốc tế (SMIC), và Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC).
Trung Quốc lên án gay gắt trước việc Mỹ liệt công ty của nước này vào danh sách đen. (Ảnh: Reuters)
Đến nay, có tổng cộng 35 công ty Trung Quốc bị Mỹ liệt vào danh sách đen có dính líu với quân đội. Các công ty này sẽ bị hạn chế khả năng tiếp cận với các nhà đầu tư Mỹ.
Video đang HOT
Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký lệnh hành pháp cấm công dân và công ty Mỹ mua chứng khoán của các công ty Trung Quốc mà Washington cho rằng có thể liên quan đến quân đội Trung Quốc bắt đầu từ ngày 11/1.
Đáp trả, Bắc Kinh chỉ trích mạnh mẽ động thái này của Washington, cho rằng không có bằng chứng chứng minh các công ty này có mối quan hệ với quân dội.
Quan hệ Mỹ và Trung Quốc đã trở nên căng thẳng kể từ năm 2017, khi Chiến lược An ninh Quốc gia được cập nhật của Washington miêu tả Trung Quốc là mối đe dọa lớn đối với lợi ích của Mỹ.
Mối quan hệ song phương tiếp tục bế tắc trong năm 2018, khi Washington tăng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu trị giá 50 tỷ USD của Trung Quốc nhằm cân bằng thâm hụt thương mại. Thời gian qua, hai nước đã có nhiều vòng đàm phán về thương mại song vẫn chưa mang lại kết quả trên thực tế.
Lầu Năm Góc tính thêm 4 công ty Trung Quốc vào danh sách đen
Bộ Quốc phòng Mỹ có kế hoạch xác định thêm 4 công ty là "được quân đội Trung Quốc hậu thuẫn", hạn chế khả năng tiếp cận của họ với nhà đầu tư Mỹ.
Một quan chức Mỹ và một nguồn tin thân cận với vấn đề hôm 20/11 cho biết Bộ Quốc phòng Mỹ có thể thông báo vào cuối ngày hoặc vào đầu tuần tới. Nhà Trắng, Lầu Năm Góc và phía Trung Quốc chưa bình luận về thông tin.
Động thái này sẽ nâng số lượng công ty Trung Quốc nằm trong "danh sách đen" lên 35, trong số này bao gồm các doanh nghiệp khổng lồ Hikvision China Telecom Corp và China Mobile. Một đạo luật được thông qua năm 1999 yêu cầu Lầu Năm Góc lập danh sách "các công ty do quân đội Trung Quốc sở hữu hoặc kiểm soát".
Vài ngày trước, Nhà Trắng ra sắc lệnh cấm nhà đầu tư Mỹ mua chứng khoán từ những doanh nghiệp nằm trong danh sách đen từ tháng 11/2021. "Điều này đảm bảo không người Mỹ nào vô tình hỗ trợ cho chiến dịch thống trị công nghệ trong tương lai (của Trung Quốc), Mike Gallagher, nghị sĩ Cộng hòa giới thiệu luật cấm công ty Trung Quốc tham gia thị trường vốn của Mỹ, cho biết.
Trụ sở Hikvision tại Hàng Châu, Chiết Giang, Trung Quốc. Ảnh: Reuters .
Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định sắc lệnh của Nhà Trắng không có khả năng giáng đòn nghiêm trọng vào các công ty Trung Quốc do phạm vi hạn chế, lập trường chưa chắc chắn của chính quyền Biden và việc các quỹ của Mỹ nắm giữ ít cổ phiếu của những công ty này.
Tổng thống đắc cử Joe Biden, dự kiến nhậm chức tháng 1/2021, chưa đưa ra chiến lược chi tiết về Trung Quốc, song một số dấu hiệu cho thấy ông có thể theo đuổi cách tiếp cận cứng rắn.
"Danh sách đen" ngày càng được mở rộng của Lầu Năm Góc có thể gia tăng căng thẳng giữa Mỹ-Trung, trong bối cảnh hai nền kinh tế lớn nhất thế giới bất đồng về nhiều vấn đề như đại dịch Covid-19 hay Hong Kong.
Danh sách này được nhận định là một phần trong nỗ lực lớn hơn của Washington, nhắm vào điều họ coi là nỗ lực của Bắc Kinh trong việc khai thác các công nghệ dân sự mới cho mục đích quân sự thông qua các tập đoàn.
Bộ Thương mại Mỹ hồi tháng 9 áp các hạn chế xuất khẩu đối với SMIC, hãng sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc, sau khi kết luận rằng "tồn tại rủi ro không thể chấp nhận được" khi thiết bị được cung cấp cho doanh nghiệp này có thể được sử dụng cho mục đích quân sự.
Quốc hội và chính phủ Mỹ đang tìm cách giảm khả năng tiếp cận thị trường nước này của các công ty Trung Quốc không tuân thủ các quy tắc mà đối thủ Mỹ phải làm theo, dù điều này đôi khi có ảnh hưởng tiêu cực với Phố Wall.
Các quan chức Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch cùng Bộ Tài chính Mỹ hồi tháng 8 thúc giục Trump gạch tên những công ty Trung Quốc giao dịch trên sàn chứng khoán Mỹ nhưng không đáp ứng yêu cầu kiểm toán vào tháng 1/2022.
Iran tuyên bố không chịu khuất phục trước các lệnh trừng phạt của Mỹ Hãng tin SHANA dẫn lời Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Zanganeh tuyên bố lĩnh vực dầu mỏ của nước này sẽ không chịu khuất phục trước các lệnh trừng phạt của Mỹ. Bô trương Dâu mo Iran Bijan Zanganeh phát biểu tại một cuộc họp báo ở Tehran. Ảnh: AFP/TTXVN Ông Zanganeh nhấn mạnh: "Chúng tôi không sợ các lệnh trừng phạt...