Trung Quốc phản hồi đề nghị của WHO về dữ liệu COVID-19
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 31/12 cho biết nước này đã chia sẻ nhiều dữ liệu và kết quả nghiên cứu về COVID-19 nhất trong cộng đồng quốc tế.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Gyeonggi, Hàn Quốc ngày 16/12/2021. Ảnh tư liệu: Getty Images/TTXVN
Tuyên bố này được đưa ra sau khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lặp lại lời kêu gọi cung cấp thêm thông tin và quyền tiếp cận dữ liệu về loại virus này.
Tại một cuộc họp báo thường kỳ, bà Mao Ninh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho biết Trung Quốc cũng là quốc gia duy nhất tổ chức đón tiếp các chuyên gia và chia sẻ tiến độ truy xuất nguồn gốc với WHO trong nhiều lần.
Trong tuyên bố hôm 30/12, WHO một lần nữa yêu cầu Trung Quốc chia sẻ dữ liệu và quyền truy cập để hỗ trợ nỗ lực tìm hiểu nguồn gốc của Covid-19, những trường hợp đầu tiên được phát hiện ở miền trung Trung Quốc cách đây 5 năm.
Video đang HOT
Theo WHO, hơn 760 triệu ca Covid-19 và 6,9 triệu ca t.ử von.g đã được ghi nhận trên toàn thế giới. Vào giữa năm 2023, WHO đã tuyên bố chấm dứt Covid-19 là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng nhưng cho biết căn bệnh này nên là lời nhắc nhở thường trực về khả năng xuất hiện của các loại vi-rút mới với hậu quả tàn khốc.
Dữ liệu từ những ngày đầu của đại dịch đã được các nhà khoa học Trung Quốc tải lên cơ sở dữ liệu quốc tế vào đầu năm 2023, vài tháng sau khi Trung Quốc dỡ bỏ mọi hạn chế liên quan đến Covid-19 và mở cửa trở lại biên giới với phần còn lại của thế giới.
Dữ liệu cho thấy DNA từ nhiều loài động vật, bao gồm cả chó, gấu mèo có trong các mẫu môi trường có kết quả xét nghiệm dương tính với Sars-CoV-2, loại vi-rút gây ra Covid, cho thấy chúng “có khả năng là tác nhân truyền bệnh cao nhất”, theo một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế.
Vào năm 2021, một nhóm chuyên gia do WHO đứng đầu đã dành nhiều tuần ở Vũ Hán và các vùng lân cận, nơi phát hiện những ca bệnh đầu tiên và cho biết loại virus này có thể đã lây truyền từ dơi sang người thông qua một loài động vật khác nhưng cần phải nghiên cứu thêm.
Trung Quốc tuyên bố không cần thêm chuyến thăm của các chuyên gia nào nữa và việc tìm kiếm các trường hợp đầu tiên nên được tiến hành ở các quốc gia khác.
Bà Mao tuyên bố: “Về vấn đề truy xuất nguồn gốc Covid-19, Trung Quốc đã chia sẻ nhiều dữ liệu và kết quả nghiên cứu nhất và có đóng góp lớn nhất cho nghiên cứu truy xuất nguồn gốc toàn cầu”.
Bà cho biết thêm các chuyên gia quốc tế của WHO đã nhiều lần nói rằng trong chuyến thăm Trung Quốc, họ đã đến tất cả những nơi họ muốn đến và gặp tất cả những người họ muốn gặp.
Trên 430.000 người bị ảnh hưởng do mưa bão Bebinca tại Trung Quốc
Ngày 23/9, giới chức thành phố Thương Khâu, tỉnh Hà Nam, miền trung Trung Quốc, cho biết mưa lớn do bão Bebinca đã gây ảnh hưởng tới hơn 430.000 người tại địa phương này.
Cây cối gãy đổ do bão Bebinca tại Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 16/9/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Theo nhà chức trách, hầu hết các khu vực của thành phố Thương Khâu đã hứng chịu những trận mưa lớn từ 8h sáng 17/9 đến 6h sáng 19/9, gây lũ lụt tại 69 thị trấn ở Thương Khâu, với lượng mưa lên tới 625,9 mm.
Tính đến 18h chiều 23/9, hơn 433.000 người bị ảnh hưởng và 5.119 người đã phải sơ tán.
Mặc dù mưa lớn đã dừng ở Thương Khâu, nhưng một số khu vực trong thành phố vẫn đang ngập úng. Lực lượng ứng phó khẩn cấp và cứu hộ đang túc trực để xử lý tình hình.
Cây cối gãy đổ do bão Bebinca tại Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 16/9/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Bebinca, cơn bão thứ 13 trong năm nay, đã đổ bộ vào Thượng Hải vào ngày 16/9. Các chuyên gia nhận định đây là cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào thành phố này trong 75 năm qua. Mặc dù Trung tâm Khí tượng Quốc gia Trung Quốc đã ngừng đán.h giá bão Bebinca vào lúc 23h tối 18/9, nhưng tác động của cơn bão này đã dẫn đến mưa lớn ở Hà Nam và nhiều khu vực khác.
Đậ.p Tam Hiệp và những giá trị kinh tế to lớn Từ một công trình gây nhiều tranh cãi, đập Tam Hiệp ở thành phố Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc, miền Trung Trung Quốc, từ khi đi vào khai thác sử dụng đã không ngừng khẳng định được giá trị kinh tế to lớn của mình, trở thành biểu tượng trị thủy và thuần phục Trường Giang, con sông lớn nhất Trung Quốc và...