Trung Quốc phản đối việc Mỹ siết chặt xuất khẩu chip bán dẫn
Theo Tân Hoa xã, ngày 10/10, một người phát ngôn của Bộ Thương mại Trung Quốc tuyên bố chính phủ nước này kiên quyết phản đối quy định mới của Mỹ về kiểm soát xuất khẩu chip và thiết bị bán dẫn sang Trung Quốc.
Trung Quốc phản đối việc Mỹ siết chặt xuất khẩu chip bán dẫn. Ảnh minh họa: Bloomberg
Theo người phát ngôn trên, 9 thực thể Trung Quốc đã được xóa tên khỏi danh sách chưa được xác minh, chứng tỏ rằng hai nước có thể tìm những giải pháp sẽ có lợi cho các doanh nghiệp của hai bên. Tuy nhiên, quan chức này lưu ý Mỹ đã thêm 31 thực thể Trung Quốc vào danh sách và tiếp tục tăng cường biện pháp kiểm soát xuất khẩu trong ngành bán dẫn và những lĩnh vực khác.
Người phát ngôn Bộ Thương mại nhấn mạnh những động thái mới của Mỹ vi phạm tinh thần hợp tác giữa hai bên, gây tổn hại các quyền lợi của doanh nghiệp Trung Quốc cũng như lợi ích thương mại của các nhà xuất khẩu Mỹ. Quan chức này kêu gọi tất cả các bên tăng cường hợp tác và cùng xây dựng hệ thống chuỗi cung ứng và công nghiệp toàn cầu an toàn, ổn định và hiệu quả.
Video đang HOT
Ngày 7/10 vừa qua, Mỹ đã bổ sung 31 công ty Trung Quốc, trong đó có nhà sản xuất chip YMTC Yangtze Memory Technologies Co, vào danh sách các công ty mà giới chức Mỹ không thể kiểm tra để xác minh xem các công ty này có thể tin tưởng được trong việc quản lý một cách có trách nhiệm các công nghệ xuất khẩu nhạy cảm. Các công ty này có thể bị đưa vào danh sách đen trừng phạt kinh tế của Bộ Thương mại Mỹ.
Bộ Thương mại Mỹ cũng công bố quy định mới về kiểm soát xuất khẩu chip và thiết bị bán dẫn nhằm hạn chế khả năng mua và sản xuất chip cao cấp của Trung Quốc. Quy định mới bao gồm hạn chế xuất khẩu một số loại chip sử dụng trong lĩnh vực siêu máy tính và siết chặt các quy định về bán thiết bị bán dẫn. Một số chuyên gia cho rằng quy định mới của Mỹ cũng có thể ảnh hưởng đến các trung tâm dữ liệu thương mại của những “gã khổng lồ” công nghệ Trung Quốc.
Mỹ đưa các công ty nghi liên quan tới quân đội Trung Quốc vào danh sách đen
Chính phủ Mỹ thêm 12 công ty Trung Quốc vào "danh sách đen" xuất khẩu, trong đó có những thực thể bị nghi hỗ trợ cho công nghệ chống ngầm, chống tàng hình của quân đội Trung Quốc.
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo (Ảnh: Reuters).
Mỹ ngày 24/11 đã đưa 12 công ty Trung Quốc vào "danh sách đen", động thái mới nhất từ Washington nhằm vào mối quan hệ giữa doanh nghiệp Mỹ và lĩnh vực quốc phòng công nghệ cao của Trung Quốc.
"Thương mại toàn cầu nên hướng tới ủng hộ hòa bình, thịnh vượng và các công việc được trả lương cao, chứ không phải là các mối đe dọa an ninh quốc gia", Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết.
Các công ty ngày 24/11 bị thêm vào "danh sách đen", hay có tên gọi chính thức là danh sách thực thể, hoạt động trong các lĩnh vực như máy tính lượng tử, bán dẫn, cũng như nhằm vào các doanh nghiệp Trung Quốc đã đóng góp "cho các hoạt động hạt nhân không được đảm bảo an toàn của Pakistan".
Lệnh cấm này sẽ ngăn các doanh nghiệp Trung Quốc bán vật liệu và thiết bị cho các thực thể Trung Quốc.
Theo Bộ Thương mại Mỹ, một số công ty trong lệnh cấm mới nhất bị nghi đã hỗ trợ quân đội Trung Quốc trong việc ứng dụng công nghệ chống tàu ngầm, chống tàng hình và khả năng phá vỡ mã hóa hoặc phát triển mã hóa không thể phá vỡ.
"Bộ Thương mại cam kết sẽ sử dụng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu để bảo vệ an ninh quốc gia của Mỹ", bà Raimondo cho biết.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã bày tỏ sự lo ngại về sự phát triển của quân đội Trung Quốc trong thời gian qua.
Giống người tiền nhiệm Donald Trump, chính quyền Biden đang nỗ lực trong việc ngăn chặn dòng chảy công nghệ quan trọng từ nước này có nguy cơ hướng đến quân đội Trung Quốc thông qua các kênh thương mại.
Trước động thái ngày 24/11, Mỹ từng chặn các nhà đầu tư nước này mua cổ phần từ các công ty có liên quan tới ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc và cũng đưa nhiều công ty vào danh sách thực thể vì nghi ngờ thách thức an ninh quốc gia của Mỹ.
Vì sao Sri Lanka khẩn trương nối lại đàm phán thương mại với Trung Quốc Sri Lanka đã nối lại các cuộc đàm phán về thỏa thuận thương mại tự do với Trung Quốc trong hai tháng qua giữa bối cảnh quốc đảo Nam Á này tìm cách ổn định xã hội dưới sự lãnh đạo của chính quyền mới. Cảng biển Hambantota tại Sri Lanka. Ảnh: AFP "Các cuộc đàm phán đang diễn ra không phải ở...